Tại buổi làm việc với THACO, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao hoạt động và kết quả đạt được rất đáng tự hào của THACO sau hơn 2 năm từ chuyến thăm trước, với các sản phẩm có chất lượng cao hơn, tỉ lệ nội địa hóa nhiều hơn, giá thành phù hợp hơn, số hóa, tự động hóa nhiều hơn, giải quyết nhiều việc làm, đóng góp lớn cho ngân sách, phát huy trách nhiệm xã hội, đặc biệt là đã chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, công nghiệp hóa.
Vào tháng 3/2022, trong chuyến công tác tại Quảng Nam, Thủ tướng đã đồng ý chủ trương xây dựng cảng 5 vạn tấn này và đến nay, công trình đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 1.590 tỷ đồng, trở thành đầu mối giao thương và trung tâm logistics quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, kết nối Nam Lào và Bắc Campuchia. |
Thủ tướng đề nghị THACO tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng, phát triển toàn diện, bao trùm, bền vững, tích cực, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế sáng tạo, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường sáng xanh sạch đẹp, làm tốt hơn nữa công tác tham gia bảo đảm an sinh xã hội, đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 10% của Quảng Nam và ít nhất 8% của cả nước trong năm 2025.
Về các kiến nghị của THACO, Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải giải quyết ngay các thủ tục liên quan đến việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai trên tinh thần bảo đảm thực chất, hiệu quả, vì lợi ích chung, bảo đảm minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng.
Đặc biệt, đề nghị THACO tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao, tiến tới nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất đầu máy, Thủ tướng tin tưởng THACO sẽ đạt kết quả năm 2025 cao hơn 2024 trên tất cả các mặt.
![]() |
Thủ tướng khảo sát tại Tập đoàn THACO - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
THACO là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động đa ngành, bao gồm các ngành ô tô, nông nghiệp, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, đầu tư-xây dựng, thương mại-dịch vụ và logistics, phát triển trên nền tảng quản trị công nghiệp, có tính tích hợp và bổ trợ.
Riêng lĩnh vực ô tô, trong năm 2024, THACO đã bán hơn 92.000 xe, chiếm hơn 32% thị phần ô tô trong nước; xuất khẩu đạt hơn 1.100 xe với doanh thu hơn 12,6 triệu USD. Kế hoạch năm 2025, hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm R&D ô tô mới, tập trung chuyên sâu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm; mục tiêu doanh số ô tô đạt trên 100.000 xe, trong đó tập trung vào sản phẩm có giá trị cao để đạt doanh thu 80.847 tỷ đồng và xuất khẩu trên 4.000 xe đạt doanh thu hơn 35 triệu USD.
![]() |
Thủ tướng tham quan dây chuyền sản xuất tại Tập đoàn THACO - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Đến nay, THACO Chu Lai-Quảng Nam được xem là trung tâm công nghiệp cơ khí-ô tô và logistics tập trung có quy mô lớn nhất cả nước và thuộc top đầu khu vực ASEAN; với tổng số nhân sự gần 15.000 lao động.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO cam kết sẽ nỗ lực thực hiện các dự án chiến lược hình thành hệ sinh thái công nghiệp đa ngành thế hệ mới của THACO tại Chu Lai - Quảng Nam trên nền tảng quản trị công nghiệp, phát triển xanh, thông minh, hiện đại, bền vững.
![]() |
Thủ tướng chúc Tết, tặng quà cán bộ, nhân viên Tập đoàn THACO - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp năm 2024 doanh thu hợp nhất ước đạt 2.000 tỷ đồng, dự kiến năm 2025 đạt hơn 8.340 tỷ đồng; lĩnh vực sản xuất cơ khí và công nghiệp hỗ trợ tổng doanh thu năm 2024 đạt hơn 10.700 tỷ đồng, doanh thu xuất khẩu đạt 128 triệu USD…
Tổng nộp ngân sách của THACO năm 2024 là hơn 23.700 tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách tỉnh Quảng Nam hơn 19.300 tỷ đồng. Tập đoàn cũng giải quyết việc làm cho hơn 60.000 lao động, riêng Quảng Nam là 15.000.
Khu kinh tế mở Chu Lai là khu kinh tế ven biển đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 2003, là một trong 8 nhóm khu kinh tế trọng điểm quốc gia, với mô hình khu kinh tế tổng hợp, áp dụng các cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, bình đẳng, phù hợp theo thông lệ quốc tế. Đến nay, Khu kinh tế mở Chu Lai đã thu hút hơn 4,5 tỷ USD vốn đầu tư, góp phần quan trọng đưa Quảng Nam từ một tỉnh nghèo đến một địa phương có thể tự cân đối ngân sách, điều tiết về Trung ương. Các dự án đầu tư và doanh nghiệp tại khu vực này đã góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế và GRDP của Quảng Nam, nâng tỉ lệ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế địa phương tăng lên tới 88%, đóng góp hơn 80% tổng thu ngân sách, tạo tiền đề cho sản phẩm Quảng Nam tham gia thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu… |
Hồng Minh (tổng hợp)