Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
03/10/2019 11:22
Chuyển đổi số (CĐS) đang là mục tiêu quốc gia của Việt Nam. CĐS cũng là hành trình để Việt Nam chủ động tham...
aa

Chuyển đổi số (CĐS) đang là mục tiêu quốc gia của Việt Nam. CĐS cũng là hành trình để Việt Nam chủ động tham gia vào Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. CĐS cần được diễn ra đồng bộ từ các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội đến khối các doanh nghiệp. Trong đó khối các doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế và là thể hiện rõ nhất sự tham gia vào Cuộc CMCN lần thứ 4.

Tuy nhiên, ở Việt Nam theo công bố của Tổng cục thống kê về tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2012 – 2017, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang chiếm 98,1%. Đứng trước nhu cầu về CĐS, đây là thách thức không nhỏ cho mục tiêu CĐS số quốc gia cũng như cho chính các DNNVV.

Chuyển đổi số là tất yếu

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 diễn ra trong hai ngày mồng 2 – 3 tháng 10, Hội thảo “Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh” thu hút rất nhiều người quan tâm. Ngoài đại diện các cơ quan ban ngành liên quan thì chủ yếu là đại biểu đến từ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phiên chuyên đề diễn ra từ 13h30 đến gần 18h chiều tập trung làm rõ CĐS là gì, tại sao phải CĐS. Đặc biệt là làm thế nào để CĐS trong điều kiện của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trong phạm vi của sản xuất công nghiệp thì CĐS được xem là bước quan trọng, là hành trình để tiến tới sản xuất thông minh, mà sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu trên toàn cầu. Với vai trò là cơ quan đồng chủ trì hội thảo, trong phần phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam khẳng định: Sản xuất thông minh là xu hướng tất yếu, chúng ta không thể đứng ngoài. Việt Nam đang trong giai đoạn cách mạng công nghiệp lần thứ 2, năng suất lao động còn thấp, công nghệ lạc hậu, thiếu chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao đã phải đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của thế giới. Chúng ta phải thông minh hóa sản xuất để tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới, tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động trong các môi trường độc hại, nặng nhọc, năng suất lao động cũng phải tăng lên. Từ đó để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.

thach thuc cua doanh nghiep vua va nho trong chuyen doi so
Ông Nguyễn Quân phát biểu đề dẫn tại hội thảo – Ảnh Trà Giang

Để CĐS được phải số hóa toàn bộ cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp của một chu trình sản xuất – kinh doanh, phải dựa trên nền tảng công nghệ số như Big data, AI, điện toán đám mây,… Để chuyển đổi số được cũng phải phát minh, sáng chế công nghệ, phải nắm bắt được phản hồi của người tiêu dùng để thấy sự cần thiết của cải tiến công nghệ. Một yếu tố ngoại cảnh quan trọng nữa là phải có cơ chế chính sách của Nhà nước về thuế, hải quan, các tiêu chuẩn kỹ thuật,…

Đối với doanh nghiệp sản xuất, quá trình CĐS cần được diễn ra theo các bước như: chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc phù hợp thời kỳ chuyển đổi số; nguồn nhân lực cho chuyển đổi số; số hóa chu trình hoạt động của nhà máy, lựa chọn công nghệ số. Từ đó tích hợp công đoạn sản xuất để tiến tới sản xuất thông minh.

CĐS là thiết thực. Thực trạng sản xuất ở Việt Nam như chúng ta đã biết, có rất nhiều vấn đề. Dưới góc nhìn của cá nhân, tôi cho rằng doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản lí cũng như cải thiện năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. Việc đầu tiên là chuyển đổi số. Chuyển đổi số rất quan trọng để chúng ta có được tín hiệu. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ để chúng ta nâng cao được hiệu quả, vì chúng ta nhận rõ được vấn đề đã gặp phải nhưng lại không nhìn thấy bằng những con số cụ thể, không phân tích nó bằng những dữ liệu cụ thể thì rất khó để đánh giá và đưa ra các giải pháp thực sự là thực tế cho doanh nghiệp”. Ông Đỗ Đức Hậu, Tổng Giám đốc Advantech Việt Nam nhận định.

… Nhưng sẽ là hành trình dài của doanh nghiệp Việt

Nói về CĐS trong doanh nghiệp, ông Nguyễn Đoàn Thăng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông cho biết, hiện nay công ty mới chỉ thúc đẩy tin học hóa – tự động hóa các dây chuyền sản xuất. “CĐS để doanh nghiệp sản xuất thông minh thì phải có một kho dữ liệu nhưng gần 60 năm nay dữ liệu của chúng tôi không thể khai thác được, không có trí tuệ thông minh để kết nối, phân tích, dự đoán được tình hình rủi ro. Chúng tôi đang rất cần chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp công nghệ cao. Bởi vì như hiện nay nhà máy đang đầu tư vào dây chuyền Led, có rất nhiều rủi ro. Nếu có sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ thúc đẩy ngay từ ban đầu trong việc tin học hóa”, ông Nguyễn Đoàn Thăng cho biết.

thach thuc cua doanh nghiep vua va nho trong chuyen doi so

Chuyển đổi số ngành sản xuất hướng tới sản xuất thông minh là hội thảo thu hút nhiều người tham gia nhất trong diễn đàn cấp cao – Ảnh Trà Giang

Chính sách đầu tư của nhà nước cho doanh nghiệp trong CĐS là rất quan trọng. Ông Trần Văn Bắc – Giám đốc Công ty Biến thế Điện lực MBT chia sẻ: “Bản thân doanh nghiệp đều mong muốn Nhà nước có chính sách tốt hơn về vốn, bởi một doanh nghiệp khi bắt đầu khởi nghiệp mất khoảng từ 3 đến 5 năm (đây là giai đoạn sống sót), sau đó đến giai đoạn tồn tại và phát triển và sau 10 năm thì mới có thể tạm gọi là bền vững. Chính vì vậy, Nhà nước cần chú trọng vào việc doanh nghiệp có thể tồn tại được bao nhiêu năm và tốc độ phát triển hằng năm của họ như thế nào, qua đó có những phân khúc hỗ trợ thì sẽ đạt được hiệu quả cao hơn cho doanh nghiệp.

Cũng chia sẻ về những khó khăn trên hành trình CĐS, ông Trần Thế Long – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt may Châu Giang cho biết: “Các bạn biết rồi công nghiệp của chúng ta hoàn toàn rất non trẻ, các công ty để có được tự động hóa đã là khó. CĐS để từ đó giảm sức lao động, giảm chi phí, giảm bao điều phiền toái mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại tăng lên thì chúng tôi quả thực là rất quan tâm. Doanh nghiệp chúng tôi làm về dệt, máy móc thiết bị nhập khẩu công nghệ tốt nhưng năng lực vận hành lại hạn chế, không phát huy được nhiều”.

Đồng tình với những chia sẻ của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quân cho rằng hầu hết doanh nghiệp Việt Nam là nhỏ, siêu nhỏ, lợi nhuận rất khiêm tốn, không đáp ứng đủ cho nguồn đầu tư, trong khi để làm sản xuất thông minh cần đòi hỏi vốn đầu tư không hề nhỏ. Bởi vì phải thay thế không chỉ trang thiết bị đáp ứng được công nghệ số mà nó còn thay thế cả công nghệ sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới nhất.

Nhưng ông Nguyễn Quân khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể tiến hành theo lộ trình. Chúng ta sẽ tự động hóa từng khâu và khi chúng ta thành công đã có cái tích lũy thì có thể kết nối các khâu tự động đó trở thành dây chuyền tự động, sau đó chúng ta dùng công nghệ số biến dây chuyền sản xuất tự động đấy trở thành dây chuyền thông minh. Tất nhiên nó đòi hỏi một quá trình tương đối lâu dài. Vì thế giai đoạn đầu doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước. Nhà nước cũng nên đầu tư cho các ngành để các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực, hỗ trợ cho sự nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp cũng như hoạt động tiếp nhận các chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Ngoài tín dụng ngân hàng nên vận dụng các quỹ đầu tư, đặc biệt là đầu tư mạo hiểm. Khi họ thành công rồi sẽ có chiến lược để thực hiện CĐS của mình.

Ông Nguyễn Quân còn đặc biệt nhấn mạnh cần giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục khẩn trương đào tạo ra các nguồn nhân lực chất lượng cao. “Tôi thấy ở nước ta vẫn còn chậm chân trong việc này. Nếu như chúng ta không sớm có nguồn nhân lực, mặc dù các doanh nghiệp đều có hướng đào tạo nhưng Nhà nước cũng nên đổi mới các hướng đào tạo để có được nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là những ngành liên quan đến quá trình chuyển đổi số như công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, điện tử viễn thông và một số ngành nghề như ngân hàng, hàng không hoặc là ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ có như thế chúng ta mới sớm có đội ngũ nhân lực đáp ứng được nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.

Ở góc độ cơ quan quản lý, đại diện Bộ Công thương, ông Trần Việt Hoà, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cho rằng trên thực tế trong thời gian qua các doanh nghiệp băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào. Một trong những việc khó khăn mà chúng tôi thấy là các doanh nghiệp chưa tìm được đơn vị tư vấn. Trong thời gian vừa qua Bộ Công Thương và những bộ/ngành có liên quan đã phối hợp để giới thiệu và kết nối giữa các doanh nghiệp cũng như nhà tư vấn để thí điểm và mong muốn là trong những thời gian tiếp theo có những tiếng nói chung. Phần lớn các doanh nghiệp của chúng ta chưa thực sự chung tay để cùng vào cuộc đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng ta cần chung tay để xây dựng những kế hoạch chiến lược cụ thể cho CĐS. Ông Trần Việt Hòa hi vọng trong những năm tới sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp càng chặt chẽ.

Ngày 27 tháng 9 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 – NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Trong đó, Nghị quyết nhấn mạnh mục tiêu cụ thể đến năm 2030 kinh tế số của nước ta chiếm trên 30% GDP, năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm. Và tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á. Chính Phủ cũng khẳng định trong năm 2019 sẽ ban hành Đề án chuyển đổi số quốc gia.

“Cuộc cách mạng công nghiệp là sứ mệnh của doanh nghiệp. Có thành công hay không do doanh nghiệp là chính, chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải khẩn trương chuyển đổi số. Hiệu quả của doanh nghiệp số đối với sản xuất thông minh cao hơn rất nhiều so với nền sản xuất của chúng ta hiện nay nên là dù doanh nghiệp nhỏ hay vừa, nguồn lực còn rất hạn chế nhưng lãnh đạo cần thay đổi tư duy và ngay lập tức tìm hiểu về quá trình chuyển đổi số, xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp thì mới hi vọng thành công”. Chúng tôi dẫn lời ông Nguyễn Quân thay cho lời kết.

Trà Giang – Thu Trang

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.