Ấn Độ đang phải đối mặt với những khó khăn lớn trong kế hoạch gia nhập thị trường chip bán dẫn toàn cầu, khi Foxconn, nhà sản xuất linh kiện điện tử nổi tiếng thế giới, quyết định rút lui khỏi dự án liên doanh với tập đoàn Vedanta của Ấn Độ. Dự án này có giá trị lên đến 19,5 tỷ USD nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất chip và màn hình tại bang Gujarat.
•Năm 2030 Việt Nam có thể tự sản xuất chip bán dẫn
•Infineon quyết tâm phát triển chip điện tử tại Việt Nam
•Việt Nam đứng thứ ba châu Á về xuất khẩu chip sang Mỹ
Foxconn và Vedanta đã ký kết hợp tác từ tháng 2/2022, với sự ủng hộ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tuy nhiên, sau hơn một năm làm việc cùng nhau, Foxconn đã tuyên bố chấm dứt liên doanh vào ngày 10/7 vừa qua, mà không đưa ra lý do cụ thể.
Theo Reuters, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ của liên doanh. Một trong số đó là sự chậm trễ trong việc cấp phép và cung cấp các ưu đãi thuế cho dự án từ phía chính phủ Ấn Độ. Một nguyên nhân khác là sự bất đồng về việc chọn đối tác cung cấp công nghệ cho dự án. Liên doanh muốn hợp tác với STMicroelectronics, một nhà sản xuất chip hàng đầu của châu Âu, nhưng Ấn Độ lại mong muốn STMicro góp vốn vào liên doanh. Tuy nhiên, STMicro không có ý định làm như vậy và các cuộc thương thảo không thành công.
Việc Foxconn rút lui được cho là một cú sốc lớn cho tham vọng chip “Make in India” của Ấn Độ, khi nước này đang mong muốn gia nhập vào chuỗi cung ứng chip toàn cầu, với mục tiêu đạt doanh thu 63 tỷ USD vào năm 2026. Theo Neil Shah, nhà phân tích của Counterpoint, sự việc này sẽ làm tổn hại uy tín của Vedanta và khiến các nhà đầu tư khác e ngại và hoài nghi.
Thanh Nga (theo Reuters)