Thị trường chứng khoán ngày 6/8: Phục hồi mạnh, VN Index dễ dàng vượt lại mốc tâm lý 1.200 điểm Thị trường chứng khoán ngày 7/8: Tiếp đà hồi phục |
Dù thanh khoản tăng cao nhưng nhiều nhóm ngành và mã cổ phiếu quan trọng đều chịu áp lực giảm điểm (Ảnh minh họa). Nguồn: Internet. |
Sau hai phiên hồi phục tích cực, thị trường chứng khoán ngày 8/8 mở cửa với áp lực cung gia tăng, khiến VN Index nhanh chóng mất gần 5 điểm ngay sau phiên ATO. Mặc dù chỉ số đã lấy lại được sắc xanh vào cuối phiên sáng, nhưng áp lực bán tăng cao trong phiên chiều khiến VN Index quay đầu giảm.
Kết phiên, VN Index giảm 7,56 điểm (-0,62%) còn 1.208,32 điểm với 161 mã tăng và 257 mã giảm. HNX Index giảm 1,22 điểm (-0,54%) còn 226,73 điểm với 63 mã tăng và 82 mã giảm. UPCoM Index tăng 0,09 điểm (0,1%) đạt 92,12 điểm với 157 mã tăng và 114 mã giảm.
Thanh khoản thị trường tăng đáng kể so với phiên trước, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 18,8 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE đạt hơn 16,7 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 8,6 nghìn tỷ.
Phần lớn các nhóm ngành đều chịu áp lực bán và giảm điểm, đặc biệt là các mã cổ phiếu như HVN, SMC, HAG, HHS, TCH... đã giảm hết biên độ. Nhóm bluechip cũng ghi nhận nhiều mã giảm mạnh như TCB (-4,4%), GVR (-2%), SSI (-2%), VRE (-1,9%), HPG (-1,7%), VNM (-1,5%), VIC (-1,3%) và MBB (-1,3%), tạo ra áp lực tiêu cực lớn đến chỉ số VN Index.
Trong bối cảnh thị trường chung kém sắc, nhóm ngành dệt may lại nổi lên như một điểm sáng khi dòng tiền tìm đến. Nhiều mã cổ phiếu trong ngành này đã tăng mạnh, điển hình như MSH tăng trần, TNG tăng 4%, VGT tăng 3,7%, TCM tăng 2%, ADS tăng 4,6%, GIL tăng 2,1%, và STK tăng 3,85%.
Ở một số diễn biến khác, HHV, BMC, DLG, VRC… tăng trần, hay VAF +5,8%, VGC +5,7%, GAS +2,9%... cũng giúp thị trường thêm sôi động. Trong đó, GAS là mã đóng góp tích cực nhất cho VN Index khi mang về tới 1,28 điểm.
Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng mạnh, với giá trị bán ròng trên HoSE đạt gần 1,2 nghìn tỷ đồng. Những mã bị bán ròng mạnh nhất là VJC (-334 tỷ), VHM (-316 tỷ), TCB (-213 tỷ), và HPG (-137 tỷ). Ở chiều ngược lại, khối ngoại tập trung mua ròng vào HDB (323 tỷ), VNM (78 tỷ), MSN (77 tỷ) và GAS (53 tỷ), giúp duy trì phần nào sự ổn định cho thị trường.