acecook

Thông điệp của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược

Kỷ nguyên mới
23/03/2025 16:48
Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” của Tổng Bí thư Tô Lâm đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân (KTTN), đồng thời mang tầm nhìn chiến lược đối với định hướng phát triển đất nước.
aa
Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược
Tổng Bí thư Tổ Làm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương ngày 7/3/2025 về phát triển kinh tế tư nhân

Đây không chỉ là một tuyên bố chính trị mạnh mẽ, mà còn là một lời hiệu triệu nhằm phát huy tối đa sức mạnh của KTTN, đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Tổng Bí thư khẳng định rằng KTTN không chỉ là một thành phần của nền kinh tế, mà còn là động lực hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới sáng tạo. Hiện nay, khu vực này đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước và tạo ra hơn 40 triệu việc làm, cho thấy vai trò không thể thay thế. Đặc biệt, bài viết đề ra tầm nhìn chiến lược đến năm 2030, khi KTTN dự kiến đóng góp 70% GDP, với nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh toàn cầu, làm chủ công nghệ và hội nhập sâu vào chuỗi giá trị quốc tế.

Kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch

Bên cạnh việc khẳng định vai trò của KTTN, Tổng Bí thư cũng chỉ rõ những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tầm nhìn này. Trước hết, cần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, minh bạch và công bằng, đảm bảo môi trường kinh doanh không có sự phân biệt giữa KTTN, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc bảo vệ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và quyền cạnh tranh bình đẳng, giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược
Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển

Xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ quốc tế – nhìn từ mô hình Đông Bắc Á

Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài viết là định hướng phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực và toàn cầu, tạo ra những "người khổng lồ" kinh tế có khả năng dẫn dắt sự phát triển của đất nước. Đây chính là chiến lược mà các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã thực hiện thành công.

Tại Hàn Quốc, từ thập niên 1960-1980, Chính phủ đã hỗ trợ các chaebol như Samsung, Hyundai, LG thông qua chính sách tài chính ưu đãi, thúc đẩy xuất khẩu và đổi mới công nghệ, biến những tập đoàn này thành trụ cột của nền kinh tế. Nhật Bản cũng áp dụng mô hình keiretsu, với các tập đoàn như Toyota, Mitsubishi, Hitachi, tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, tài chính và công nghệ. Trung Quốc từ đầu thế kỷ XXI đã ban hành hàng loạt chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân như Alibaba, Tencent, Huawei, giúp họ vươn lên trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Điểm chung của các quốc gia này là nhà nước không chỉ điều tiết, mà còn chủ động kiến tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ, từ đó tạo ra sức lan tỏa cho toàn bộ nền kinh tế. Định hướng của Việt Nam trong bài viết của Tổng Bí thư cho thấy một chiến lược tương tự, nhằm xây dựng các tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh, gia tăng ảnh hưởng trên thị trường khu vực và toàn cầu.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số – động lực của nền kinh tế hiện đại

Cùng với việc phát triển các tập đoàn lớn, bài viết cũng nhấn mạnh vào đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và thương mại điện tử. Đây là những trụ cột của nền kinh tế số, giúp tăng năng suất lao động và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Nhìn vào mô hình Đông Bắc Á, có thể thấy các nước này đều thành công nhờ đầu tư mạnh vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trung Quốc đã trở thành trung tâm công nghệ toàn cầu với sự phát triển mạnh mẽ của Alibaba, Tencent, ByteDance, Huawei, nhờ sự hỗ trợ về chính sách và tài chính. Hàn Quốc đầu tư mạnh vào R&D, giúp Samsung và LG trở thành những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Nhật Bản từ lâu đã đi tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, với sự hỗ trợ của Chính phủ trong các lĩnh vực robotics, ô tô, điện tử.

Định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm hoàn toàn phù hợp với xu hướng này, khi tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao, giúp doanh nghiệp tư nhân hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ không chỉ giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho đổi mới sáng tạo trong khu vực tư nhân.

Thông điệp của Tổng Bí Thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược
TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Cải cách hành chính – Điều kiện tiên quyết để KTTN bứt phá

Bên cạnh việc thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh và đổi mới sáng tạo, bài viết cũng nhấn mạnh cải cách hành chính mạnh mẽ, đơn giản hóa thủ tục và xây dựng nền hành chính phục vụ doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt trong mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, khi một bộ máy hành chính hiệu quả sẽ giúp giảm chi phí giao dịch, nâng cao niềm tin của doanh nghiệp và tạo động lực cho khu vực tư nhân phát triển.

Các quốc gia Đông Bắc Á đều thành công nhờ xây dựng hệ thống hành chính tinh gọn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Nhật Bản có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh các chính sách khuyến khích. Hàn Quốc từ đầu những năm 2000 đã đẩy mạnh chính phủ điện tử, giúp giảm thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ pháp luật. Trung Quốc liên tục cải cách thể chế, giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tiếp cận vốn và thị trường. Việt Nam cũng đang đi theo hướng này với chính phủ điện tử, số hóa thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh mẽ hơn.

Tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển

Những định hướng mà Tổng Bí thư đề ra không chỉ giúp KTTN bứt phá mà còn phản ánh tư duy chiến lược của một nhà nước kiến tạo phát triển theo mô hình Đông Bắc Á. Việc xây dựng các tập đoàn tư nhân lớn, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và cải cách hành chính là những yếu tố quyết định để Việt Nam tận dụng tối đa tiềm năng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nếu được thực thi quyết liệt, những chính sách này sẽ trở thành động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, mở ra một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng và vươn mình ra thế giới. Tất cả vì một Việt Nam hùng cường thịnh vượng, người dân ngày càng ấm no và hạnh phúc./.

baochinhphu.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Robot dịch vụ đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Việc hiểu và thích nghi với sự phát triển này là một phần quan trọng đối với con người trong thời đại số.
Cách "bắt bệnh" và chăm sóc động cơ, bộ truyền động

Cách "bắt bệnh" và chăm sóc động cơ, bộ truyền động

Việc kiểm tra chất lượng nguồn điện và theo dõi hiệu suất hoạt động giống như việc "khám sức khỏe", giúp kỹ thuật viên nắm rõ tình trạng chung của hệ thống máy móc.
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan

Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết quả cuộc đàm phán thuế quan giữa Việt Nam và Mỹ. Nếu thông tin tích cực được công bố, VN Index có thể bứt phá về vùng 1.280–1.310 điểm; ngược lại, rủi ro điều chỉnh sẽ gia tăng nếu kỳ vọng bị thất vọng.
Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt, Grab Việt Nam có thể bứt phá?

Thị trường gọi xe công nghệ cạnh tranh khốc liệt, Grab Việt Nam có thể bứt phá?

Grab Việt Nam, một trong những siêu ứng dụng hàng đầu tại Đông Nam Á, đang đứng trước một giai đoạn then chốt với sự thay đổi ở vị trí lãnh đạo cao nhất và bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Việc tái định hình chiến lược, củng cố vị thế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững là những kỳ vọng đặt ra trong bối cảnh mới này.
Thị trường chứng khoán ngày 7/5: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp, VN Index tái lập mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 7/5: Tăng phiên thứ 3 liên tiếp, VN Index tái lập mốc 1.250 điểm

Thị trường tiếp tục ghi nhận một phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 7/5 khi VN Index bật tăng hơn 8 điểm, chinh phục lại ngưỡng 1.250 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng, đặc biệt tập trung vào nhóm bất động sản và dầu khí, trong khi khối ngoại trở lại mua ròng mạnh với giá trị hơn 900 tỷ đồng.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/5/2025: Tuổi Sửu gặp may mắn, tuổi Ngọ khó thăng tiến

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/5/2025: Tuổi Sửu gặp may mắn, tuổi Ngọ khó thăng tiến

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 8/5/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Giải pháp xử lý thông minh kho kiến thức công nghiệp

Giải pháp xử lý thông minh kho kiến thức công nghiệp

Khi các nhân viên có kinh nghiệm nghỉ hưu, sự lo lắng về kiến thức kinh nghiệm của họ bị mai một, mất hiệu quả trong duy trì và đổi mới hoạt động. Tài liệu truyền thống thường bị phân mảnh, đòi hỏi nỗ lực thủ công đáng kể để biên soạn, diễn giải và áp dụng. Công cụ mới giúp giải quyết vấn đề này bằng cách nắm bắt cấu trúc chuyên môn trong một kho lưu trữ trung tâm an toàn, có thể được truy cập bằng các cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ tự nhiên.
BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

BIDV triển khai định danh điện tử dành cho khách hàng tổ chức

Ngày 05/05/2025, BIDV chính thức ra mắt hệ thống định danh điện tử (eKYC) dành cho khách hàng tổ chức. Với giải pháp này, khách hàng tổ chức có thể thực hiện toàn bộ quy trình mở tài khoản và đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV bằng phương thức trực tuyến.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
siement
Quảng cáo
moxa