Thúc đẩy thương mại điện tử: Bước đệm phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
13/11/2020 22:10
Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mạnh mẽ kênh...
aa

Cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mạnh mẽ kênh trực tuyến nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhận định này được đưa ra tại hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam trong kỷ nguyên số” diễn ra vào ngày 4/11/2020 do trường Đại học Thương mại phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức.

thuc day thuong mai dien tu buoc dem phat trien kinh te so tai viet nam

Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong kỷ nguyên số” thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, giảng viên, doanh nghiệp,… và nhiều sinh viên trong trường quan tâm lĩnh vực này.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó, chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu, với một số chỉ số cơ bản. Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI).

Không thể phủ nhận rằng sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chưa bao giờ hoạt động ứng dụng TMĐT trong kinh doanh được nhắc tới và thực hiện nhiều như hiện nay. Trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 cũng xác định rõ vai trò của TMĐT sẽ là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường xuất khẩu, đồng thời sẽ là công cụ hữu hiệu trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn, thúc đẩy phát triển sau đại dịch Covid-19.

Theo PGS.TS Phan Thế Công – Bộ môn kinh tế học – trường Đại học Thương mại, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất và cũng dễ bị tổn thương khi bị tấn công mạng. Vẫn còn thách thức lớn như: Hạ tầng viễn thông chưa đáp ứng được nhiều các yêu cầu của kinh tế số; hệ thống dữ liệu ở Việt Nam còn phân tán, chưa chia sẻ và kết nối liên thông; bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin ở Việt Nam còn đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro.

Ông Nguyễn Trần Hưng – Trưởng Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và TMĐT, trường Đại học Thương mại cho rẳng thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Một là, niềm tin của người tiêu dùng với các giao dịch trực tuyến chưa cao, biểu hiện rõ nhất là hầu hết giao dịch TMĐT tại Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng hình thức COD (thanh toán khi nhận hàng).

Hai là, thất thu thuế trong TMĐT. Thực tế, nhiều năm nay, cơ quan quản lý nhà nước đã nhận diện rõ thuế trong TMĐT là một nguồn thu lớn, nhưng đến nay vẫn còn có những khó khăn nhất định trong việc triển khai các giải pháp thu thuế TMĐT thật sự hiệu quả, dẫn đến đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước vẫn rất hạn chế.

Ba là, các vấn đề về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng,… Lấy ví dụ, vụ việc bản đồ “lưỡi bò” được bán trên Shopee và sau đó cơ quan chức năng cũng thu giữ 30 thùng hàng có bản đồ “lưỡi bò” bán trên Shopee.

TMĐT tại Việt Nam đang phát triển ra sao?

thuc day thuong mai dien tu buoc dem phat trien kinh te so tai viet namKhi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, các ứng dụng mua hàng trực tuyến lên ngôi khi con người đều giao dịch trên các trang như Lazada, Shopee, Tiki,…

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, TMĐT ở Việt Nam đã có những bước phát triển tăng tốc thần kỳ khi trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á. Điều này được thể hiện rõ, theo Báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019 do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company thực hiện: Việt Nam và Indonesia là 2 thị trường có sự tăng trưởng đột phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng vượt mức 40%/năm, trong khi những quốc gia còn lại tăng trưởng từ 20 – 30% hàng năm.

Báo cáo cũng cho thấy, trong năm 2019, nền kinh tế số tại Việt Nam đạt 12 tỷ USD và dự báo có triển vọng bứt phá lên 43 tỷ USD vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực TMĐT, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ. Trong đó TMĐT được dự đoán đạt doanh số 23 tỷ USD vào năm 2025.

Ông Nguyễn Trần Hưng cho biết: Điểm sáng và đáng chú ý nhất của thị trường TMĐT Việt Nam trong thời gian qua là sự tham gia sâu hơn, rộng hơn và ganh đua mạnh mẽ của các doanh nghiệp (DN) nước ngoài tham gia vào thị trường TMĐT Việt Nam. Cụ thể, SBI Holdings của Nhật Bản rót thêm vào Sendo 51 triệu USD đầu năm 2018. Cũng trong năm 2018, Alibaba đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á và SEA tăng thêm 1.200 tỷ đồng tương đương 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu sự quyết tâm cạnh tranh của các DN nước ngoài trong cuộc chiến giành thị phần tại thị trường Việt Nam – thị trường được dự báo có thể đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2020 và tăng trưởng hơn 30% mỗi năm.

TS. Lê Trung Hiếu – trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng) nhấn mạnh: “Đại dịch tạo đà và đẩy mạnh hoạt động TMĐT của DN Việt Nam, khi khách hàng ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam không còn cách nào khác, buộc phải ngồi trước màn hình máy tính để tìm kiếm sản phẩm và thực hiện các giao dịch mua bán, thanh toán qua các thiết bị điện tử,… Do đó, kỳ vọng thúc đẩy thị trường TMĐT Việt Nam có thể phát triển nhanh, mạnh hơn trong thời gian tới”.

Đơn cử, trong lĩnh vực thanh toán, TS. Đặng Hương Giang – Khoa tài chính ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cho rằng: Sự bùng nổ và lan toả của khoa học công nghệ, sự thay đổi trong xu hướng sản xuất, tiêu dùng, đòi hỏi từ chính sự sống còn của ngay bản thân ngân hàng đã làm cho quá trình tiến tới ngân hàng số của các ngân hàng thêm mạnh mẽ hơn trước.

Dưới góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Trường Phi – Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ Maxbuy cho biết, việc tự động hoá quy trình bán hàng tạo ra cơ hội bán hàng hoặc nuôi dưỡng cơ hội bán hàng mới, tăng trải nghiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp trên môi trường số; giảm thiểu sự phụ thuộc về chi phí cũng như việc mang về khách hàng mới từ các kênh quảng cáo,…

Trước thực tế đó, để khắc phục những hạn chế của TMĐT Việt Nam và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển TMĐT trong thời gian tới, TS. Ngô Tuấn Anh – trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Cụ thể, Chính phủ và DN cần tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cho TMĐT phát triển, hoàn thiện mô hình thanh toán TMĐT, xây dựng hệ thống giám sát và quản lý hoạt động trên môi trường trực tuyến,… nhằm tận dụng tối đa những lợi ích mà TMĐT đem lại trong việc quảng bá sản phẩm, định vị thương hiệu, kết nối khách hàng và tìm kiếm thị trường để mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần có một chiến lược được hoạch định rõ ràng trong việc chống lại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trên môi trường mạng, đảm bảo an ninh an toàn mạng. Mặt khác, cần đẩy mạnh tuyên truyền thực thi quyền sở hữu trí tuệ tới cộng đồng DN và người dân, phổ biến các cam kết và công ước quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia ngày càng nhiều các hiệp định thương mại tự do,… Đặc biệt, cần có các chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, an ninh an toàn trên môi trường mạng, có như vậy mới có thể thúc đẩy TMĐT phát triển bền vững.

TMĐT tại Việt Nam, tuy còn nhiều vấn đề tồn đọng nhưng đã có những dấu hiệu đáng mừng trước sự phát triển khá nhanh và ấn tượng trong thị trường Việt thời gian qua. Và việc chuyển đổi số của các DN sau ảnh hưởng của đại dịch cũng chính là điểm sáng giúp tăng tốc các hoạt động TMĐT tại Việt Nam.

Thu Trang

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.