Doanh nghiệp Việt Nam không ngừng tăng tốc sử dụng AI để tiếp cận khách hàng Thêm cơ hội đào tạo tiên tiến cho kỹ sư ngành Công nghiệp bán dẫn, Tự động hóa và AI |
![]() |
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 4,2 triệu robot công nghiệp hoạt động trong các nhà máy thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau – từ lắp ráp máy tính, điện thoại, đóng gói hàng hóa, kiểm tra chất lượng sản phẩm cho đến giám sát hiệu suất dây chuyền sản xuất. Giá trị thị trường toàn cầu của các hệ thống robot công nghiệp hiện đạt ngưỡng gần 16,5 tỷ USD, và con số này sẽ còn tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh tự động hóa với chi phí triển khai ngày càng hợp lý.
Trong bối cảnh thị trường robot tiếp tục chuyển mình mạnh mẽ, khái niệm “AI vật lý” (Physical AI) đang được xem như “thời khắc ChatGPT của năm 2025” – khi trí tuệ nhân tạo không còn giới hạn trong không gian số, mà được tích hợp vào các cỗ máy vật lý có khả năng cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo thời gian thực trong thế giới thực.
Giới hạn của robot truyền thống và bước chuyển sang AI vật lý
Hiện nay, đa số robot công nghiệp trong nhà máy vẫn hoạt động theo cách thức cũ: được lập trình cứng để thực hiện các nhiệm vụ lặp lại trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ. Quá trình triển khai thường tốn kém và mất thời gian, trong khi các robot này không thể tự thích ứng linh hoạt với thay đổi như bộ phận mới hay mệnh lệnh mới.
Khi tích hợp AI vật lý, robot không chỉ đơn thuần làm việc theo lập trình, mà có thể suy nghĩ giống con người, phản ứng với các thay đổi trong môi trường sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp không chỉ tối ưu hiệu suất mà còn “bảo vệ tương lai” cho chuỗi sản phẩm và doanh thu của mình.
Bí quyết công nghệ
Việc lập trình robot truyền thống vốn tốn thời gian và thiếu linh hoạt, đòi hỏi kỹ sư phải viết từng bước một bằng các công cụ và giao thức đặc thù. Khi cần thay đổi quy trình, doanh nghiệp buộc phải mất nhiều thời gian và chi phí để thuê chuyên gia bên ngoài hoặc đào tạo lại kỹ sư nội bộ – gây gián đoạn sản xuất và làm chậm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường.
Sự xuất hiện của phần mềm AI tự động hóa thế hệ mới đang thay đổi hoàn toàn cục diện này. Thay vì lập trình thủ công, các giải pháp AI toàn diện (full-stack, closed-loop AI) có thể tự học và vận hành như con người: quan sát – học hỏi – suy luận – hành động, kết hợp độ chính xác của máy móc với khả năng thích ứng linh hoạt, từ đó đẩy nhanh quá trình tự động hóa đến cấp độ tự chủ thực sự.
Trong đó, closed-loop AI là hệ thống trí tuệ nhân tạo vận hành theo vòng lặp phản hồi khép kín, nơi AI liên tục điều chỉnh và cải thiện hành vi của mình dựa trên kết quả thực tế sau mỗi hành động.
Lợi ích nổi bật của phần mềm AI tự động hóa đóng vòng
Giảm thời gian đào tạo: Thay vì lập trình hàng triệu dòng mã trong nhiều tháng, công nhân hoặc kỹ thuật viên có thể “huấn luyện” robot bằng ứng dụng trực quan, không cần viết mã.
Thực hiện tác vụ linh hoạt, đa dạng hơn: Không còn giới hạn ở một nhiệm vụ cố định, robot có thể đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau như con người, với mức độ thích nghi cao trong môi trường sản xuất biến động.
Phản ứng theo thời gian thực ngay tại nơi sản xuất: Nhờ tích hợp edge computing (cho phép xử lý dữ liệu xảy ra gần thiết bị đầu cuối như cảm biến, máy móc, điện thoại, camera..., thay vì xử lý tập trung trên đám mây), robot có thể phân tích, học hỏi và hành động tức thì mà không gặp độ trễ hoặc tốn chi phí truyền tải dữ liệu lên cloud.