VAA sẽ tiếp tục đồng hành, thúc đẩy chương trình chuyển đổi số quốc gia

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
01/02/2022 09:00
Đầu xuân Nhâm Dần, TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch VAA đã có dịp chia sẻ với hội viên VAA, độc giả của Tạp chí Tự động hóa ngày nay về những “viên gạch” mà VAA đã đặt nền móng trong năm 2021 và những mục tiêu cho năm 2022.
aa

Thêm một năm đại dịch Covid-19 thử thách sức người. Cũng chính trong cơn khủng hoảng này, nhiều cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức đã biết vươn lên đặt nền móng, tạo đà cho những mục tiêu phía trước. Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) cũng tự hào vì điều đó.

Đầu xuân Nhâm Dần, TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch VAA đã có dịp chia sẻ với hội viên VAA, độc giả của Tạp chí Tự động hóa ngày nay về những “viên gạch” mà VAA đã đặt nền móng trong năm 2021 và những mục tiêu cho năm 2022.

vaa se tiep tuc dong hanh thuc day chuong trinh chuyen doi so quoc gia
TS. Nguyễn Quân – Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam.

Trải qua thêm một năm đương đầu với đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, có vẻ như so với năm 2020, đây là một năm có nhiều hoạt động ý nghĩa đối với Hội Tự động hóa Việt Nam, phải không thưa ông?

TS. Nguyễn Quân: Đúng vậy. Đại dịch Covid-19 bùng phát cuối năm 2019 đã làm thay đổi thế giới. Nhiều hoạt động xã hội bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc dừng sản xuất, nguồn lực xã hội phải tập trung cho phòng chống dịch, hàng trăm triệu người nhiễm bệnh và hàng triệu người tử vong, gây tổn thất lớn về kinh tế và sinh mạng con người.

Tuy nhiên, đại dịch này cũng tạo ra cơ hội, tạo áp lực phải đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh thích ứng với dịch bệnh, buộc các doanh nghiệp và mọi tổ chức cá nhân ứng dụng công nghệ số để đổi mới mô hình kinh doanh, phương thức hoạt động, thúc đẩy quá trình tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN4.0). Sau những lúng túng ban đầu của năm 2020, Hội Tự động hóa Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, thích ứng với bối cảnh mới, vì vậy năm 2021 đã có nhiều hoạt động nổi bật, có hiệu quả, được dư luận đánh giá tốt.

Ông có thể điểm qua những hoạt động nổi bật đó của VAA trong năm 2021?

Nguyễn Quân: Ngay sau khi tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Tự động hóa Việt Nam lần thứ 5 vào cuối năm 2020, Ban chấp hành và Ban thường vụ Hội đã xây dựng chương trình hoạt động phù hợp với bối cảnh phòng chống dịch và trạng thái “bình thường mới”, chuyển các hoạt động của Hội sang phương thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Việc đầu tiên là đặt mục tiêu hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp chuyển đổi số (CĐS) thích ứng với đại dịch. Trong năm 2021, Hội đã làm việc và ký kết với tỉnh Bến Tre, tỉnh Bắc Kạn chương trình hợp tác về CĐS và tự động hóa sản xuất công nghiệp. Sắp tới sẽ tiếp tục hợp tác với một số tỉnh khác như Thái Bình, Phú Yên. Đồng thời Hội đã đồng hành cùng các doanh nghiệp hội viên thúc đẩy quá trình CĐS, điển hình là Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty PMTT, Công ty AutoTech, Công ty Hàn Mỹ Việt,…

Năm 2021 cũng là năm Hội tích cực mở rộng hợp tác với các cơ quan nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp khác tổ chức các sự kiện liên quan đến chuyển đổi số và CMCN 4.0. Hội đã phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về CMCN 4.0 và trực tiếp đồng chủ trì phiên hội thảo về Sản xuất công nghiệp thông minh, phối hợp với 18 hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT và truyền thông tổ chức thành công ICT Summit 2021. Chúng tôi cũng tham gia cùng Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức xét duyệt và cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp đạt chuẩn hội nhập, chủ trì phiên tọa đàm về nguồn nhân lực cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2021, tham gia cùng Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT tổ chức Giải thưởng Thành phố thông minh 2021, tham gia cùng Hội Truyền thông số tổ chức Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021, và gần đây cùng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số xây dựng Đề án xét chọn giải thưởng cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chuyển đổi số “I4.0 award 2022”. Các hoạt động này góp phần thúc đẩy việc CĐS của doanh nghiệp công nghiệp thông qua các điển hình thành công và hiệu quả sản xuất kinh doanh khi CĐS.

Hội cũng tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tự động hóa, đã ký kết thỏa thuận hợp tác và tổ chức hội thảo trực tuyến với Hội Robot Đài Loan (TAIROA), hợp tác với các đối tác Nga, Ucraina, Nhật Bản, Malaysia,…

Đặc biệt, gần đây nhất Hội đã khai trương Sàn Công nghệ Tự động hóa, góp phần kết nối doanh nghiệp với các viện trường và tạo dựng thị trường công nghệ về tự động hóa. Hội cũng đã cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn bị cho sự kiện lớn là Hội nghị Khoa học và Triển lãm quốc tế về tự động hóa (VCCA-2021) sẽ khai mạc vào cuối quý I năm 2022.

Trong nhiều hoạt động được VAA triển khai năm 2021, theo ông, hoạt động nào được xem là mang lại nhiều ý nghĩa cho các năm tiếp theo?

TS. Nguyễn Quân: Tôi đánh giá cao việc khai trương Sàn công nghệ Tự động hóa trong khuôn khổ Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia tại Hà Nội. Đây là mô hình đầu tiên ở tầm quốc gia, sẽ phối hợp với một số sàn giao dịch công nghệ của các địa phương để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đỏi mới sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Để sàn giao dịch hoạt động liên tục và lâu dài cho nhiều năm tới, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch truyền thông và tổ chức sự kiện tại sàn giao dịch trong năm 2022. Ngày 25/12 vừa qua, VAA đã tổ chức thành công Hội thảo trực tuyến kết hợp trực tiếp đầu tiên về chủ đề “Sản xuất thông minh”. Đây là chủ đề đầu tiên được thực hiện trong chuyên đề lớn “Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp”. Tạp chí Tự động hóa ngày nay được giao làm đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị truyền thông khác như Đài truyền hình VTC, một số báo điện tử và website của các cơ quan khác duy trì hoạt động truyền thông và tổng hợp nhu cầu tư vấn của các doanh nghiệp có nhu cầu CĐS và tự động hóa sản xuất.

vaa se tiep tuc dong hanh thuc day chuong trinh chuyen doi so quoc gia
Sàn công nghệ Tự động hóa của VAA được khai trương ngày 25/11/2021.

Năm 2021 VAA cũng đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động thúc đẩy tiến trình CĐS ở địa phương, các bộ ngành cũng như trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp Việt Nam. Ở góc độ của VAA, ông có nhận xét như thế nào về hoạt động CĐS của các nhóm đối tượng này trong năm qua?

TS. Nguyễn Quân: Tôi cho rằng vấn đề nâng cao nhận thức về CĐS cho các địa phương và doanh nghiệp là rất cần thiết, nhất là kiến thức và ý chí của lãnh đạo. Hiện nay người ta nói nhiều đến CĐS và CMCN4.0, nhưng thực chất lãnh đạo các địa phương và doanh nghiệp chưa hiểu biết sâu về nội dung và giải pháp thực hiện CĐS, rất lúng túng khi chỉ đạo CĐS và đặc biệt thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho CĐS. Thêm nữa trình độ công nghệ của hầu hết doanh nghiệp còn ở mức thấp, rất khó ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số phục vụ CĐS doanh nghiệp, vì thế kết quả và hiệu quả CĐS còn hạn chế và hầu như mới chỉ mang tính thí điểm ở một vài doanh nghiệp và lĩnh vực nhất định. Trong khi Chương trình CĐS quốc gia có mục tiêu rất cao, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và khủng hoảng kinh tế thế giới đang tạo áp lực lớn cho địa phương và doanh nghiệp.

Nếu góp tiếng nói phản biện về cách thức triển khai, hoặc những vướng mắc thực hiện chuyển đổi số hiện nay, VAA sẽ có ý kiến như thế nào, thưa ông?

TS. Nguyễn Quân: Chúng tôi đã có ý kiến thông qua các diễn đàn cũng như Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam (VUSTA), để tháo gỡ vướng mắc cho CĐS việc quan trọng hàng đầu là hoàn thiện hành lang pháp lý cho CĐS. Trong đó, phải sớm xây dựng và ban hành Luật về cơ sở dữ liệu số, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân trong việc tạo lập cơ sở dữ liệu số của từng lĩnh vực, từng tổ chức và có quy định cấu trúc đồng bộ để có thể tích hợp vào cơ sở dữ liệu số quốc gia, quy định quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chia sẻ khai thác dữ liệu; tiếp đó phải khẩn trương tạo lập các nền tảng công nghệ số chủ yếu, hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn và kỹ thuật hỗ trợ ứng dụng công nghệ cho các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Nhà nước cũng chủ trì chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho CĐS, bố trí ngân sách hỗ trợ các địa phương triển khai dự án CĐS, có chính sách ưu đãi thuế hợp lý để các doanh nghiệp có thể dành nguồn tài chính CĐS và đổi mới công nghệ.

Hậu đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều hoạt động trong nền kinh tế phải tìm cách phục hồi, phát triển. Với vai trò là hội chuyên ngành Tự động hóa, theo ông VAA sẽ đóng góp được gì cho quá trình phục hồi, phát triển này?

TS. Nguyễn Quân: Hiện nay Chính phủ đang xây dựng Đề án phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, với vai trò là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, VAA sẽ tham gia vào công việc này bằng 3 hoạt động chính: tổ chức các diễn đàn, hội thảo khoa học và sự kiện truyền thông về CĐS; tập hợp các chuyên gia về CĐS và tự động hóa để tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương và doanh nghiệp; duy trì hoạt động Sàn Công nghệ Tự động hóa giúp các doanh nghiệp tiếp cận công nghệ mới và kết nối doanh nghiệp với các viện trường cũng như khai thác hiệu quả công nghệ của nước ngoài.

Cuối cùng, nhìn lại một năm qua, ông có trăn trở gì về những điều VAA chưa làm được, đồng thời ông có chia sẻ gì về mục tiêu của VAA trong năm 2022?

TS. Nguyễn Quân: Năm 2021 có nhiều biến động lớn nên một số sự kiện quan trọng của VAA phải đình hoãn và điều chỉnh quy mô. Ví dụ VCCA-2021 hay Hội thảo khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về CĐS dự kiến tổ chức tại thành phố Bến Tre. Bên cạnh đó công tác phát triển hội viên tập thể và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Hội cũng còn yếu kém. Vì vậy, mục tiêu năm 2022 của VAA sẽ tập trung vào thực hiện tốt các nhiệm vụ còn đình trệ nói trên, trước mắt là VCCA-2021 tại Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Sàn Công nghệ Tự động hóa, tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, nhân sự và đẩy mạnh hoạt động của Tạp chí điện tử Tự động hóa, phát triển thêm nhiều hội viên doanh nghiệp nhất là ở các tỉnh phía Nam, hỗ trợ các hội tự động hóa địa phương và tăng cường hợp tác quốc tế.

Nhân dịp xuân mới Nhâm Dần, xin chúc các độc giả thân thiết của Tạp chí Tự động hóa ngày nay và các hội viên Hội Tự động hóa Việt Nam một năm tràn đầy hạnh phúc và thành công.

Cảm ơn ông về những điều tâm huyết!

Trà Giang (thực hiện)

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.