Vì đâu doanh thu "ông trùm" BOT Tasco quý II/2024 tăng đột biến?

Doanh nghiệp, Doanh nhân
16/08/2024 12:56
Quý II/2024 doanh thu thuần của CTCP Tasco (mã: HUT) gấp 20 lần so với quý II/2023, đạt hơn 6.430 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ mảng cung cấp dịch vụ đạt gần 775 tỷ đồng, tăng gấp hơn 32 lần so với cùng kỳ. Vì đâu, doanh thu "ông trùm" BOT Tasco lại tăng đột biến?
aa

"Ông trùm" BOT Tasco có doanh thu khổng lồ, lợi nhuận tí hon

CTCP Tasco (HUT) từng được biết đến là "ông trùm BOT", nhưng đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh ô tô với việc thâu tóm 100% vốn tại CTCP SVC Holdings (Tasco Auto).

Vì đâu doanh thu

Theo đó, ngày 8/7 vừa qua, CTCP Tasco (HUT) cho biết, Tasco Auto - một công ty con của Tasco đã sở hữu 100% Công ty TNHH Sweden Auto (đơn vị nhập khẩu và phân phối chính hãng xe Volvo duy nhất tại Việt Nam, với mạng lưới bán lẻ xe Volvo gồm 4 đại lý tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng). Có mạng lưới gần 90 showroom trên toàn quốc, việc sở hữu Sweden Auto tiếp tục giúp Tasco Auto củng cố vị thế là nhà phân phối ô tô lớn nhất Việt Nam.

Tasco Auto tiền thân là Savico Holdings và được đổi tên thành Tasco Auto từ ngày 22/1/2024 sau khi Tasco thâu tóm.

Nói về CTCP Tasco, trong các năm gần đây, Tasco có tình hình kinh doanh không mấy ấn tượng. Ví dụ, năm 2023 doanh thu thuần hơn 10.900 tỷ đồng nhưng lãi sau thuế chỉ vỏn vẹn 53 tỷ đồng; năm 2022, Tasco ghi nhận doanh thu hơn 1.073 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 143 tỷ đồng; Năm 2021, doanh thu đạt 870 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 44 tỷ đồng.

Trước bức tranh kinh doanh không mấy khởi sắc, Tasco vẫn đặt tham vọng lớn cho năm 2024 với tổng doanh thu 24.750 tỷ đồng, tương đương xấp xỉ 1 tỷ USD; lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, gấp gần 12 lần so với 2023.

Vì đâu doanh thu
Kết quả kinh doanh quý II/2024 và 6 tháng đầu năm tại Tasco (nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024).

Sau nửa năm 2024, kết quả kinh doanh tại Tasco tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Song so với kế hoạch đề ra vẫn còn tương đối cách xa. Cụ thể, doanh thu thuần quý II/2024 của Tasco gấp 20 lần so với quý II/2023, đạt hơn 6.430 tỷ đồng. Nguồn thu chủ yếu do có thêm 5.300 tỷ đồng từ mảng kinh doanh ô tô của công ty con, trong khi một năm trước không ghi nhận. Hoạt động thu phí - mảng kinh doanh truyền thống mang về 322 tỷ đồng, tăng 17%. Đặc biệt, doanh thu từ mảng cung cấp dịch vụ đạt gần 775 tỷ đồng, tăng gấp hơn 32 lần so với cùng kỳ.

Hơn nữa, doanh thu hoạt động tài chính khác tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 352 tỷ đồng. Tasco còn được hưởng lợi từ lợi nhuận khác hơn 16 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2023 lỗ gần 4 tỷ đồng.

Đáng lưu ý, các khoản chi phí tại Tasco tăng mạnh trong quý vừa qua. Trong đó, chi phí tài chính tăng tới 100% lên hơn 163 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí lãi vay hơn 162,8 tỷ đồng); Chi phí bán hàng hơn 263 tỷ đồng, cao gấp 58 lần so với cùng kỳ và chi phí quản lý doanh nghiệp ghi nhận gần 423 tỷ đồng, cao gấp hơn 8 lần cùng kỳ.

Sau khi trừ các khoản chi phí, Tasco báo lãi sau thuế gấp 6 lần cùng kỳ, đạt hơn 60,6 tỷ đồng, nhưng chỉ 4,7 tỷ đồng thuộc về cổ đông công ty mẹ, giảm 50% so với cùng kỳ và thấp nhất kể từ khi sáp nhập.

Vì đâu doanh thu

Khép lại 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần tại Tasco đạt hơn 11.634 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 92,7 tỷ đồng, cao gấp 6,7 lần so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, doanh nghiệp này mới chỉ thực hiện được 14% chặng đường cả năm.

Sau thương vụ thâu tóm Tasco Auto, nợ vay tại Tasco "phình to" hơn

Tính đến cuối tháng 6/2024, tổng tài sản tại Tasco ghi nhận hơn 27.256 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 11.160 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 16.096 tỷ đồng.

Trong tài sản ngắn hạn có tới 6.079 tỷ đồng là các khoản phải thu ngắn hạn, tập trung ở khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 1.380 tỷ đồng và phải thu ngắn hạn khác hơn 4.270 tỷ đồng, tăng tới 28% so với đầu năm chủ yếu từ bên thứ ba nhưng không được thuyết minh cụ thể.

Doanh nghiệp còn đang sở hữu tài sản thanh khoản cao như tiền, các khoản tương đương tiền và đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tổng cộng khoảng 2.100 tỷ đồng, chiếm 20%. Ngoài ra, Tasco có gần 2.730 tỷ đồng hàng tồn kho.

Vì đâu doanh thu

Nợ phải trả tính đến cuối tháng 6/2024 ghi nhận gần 15.658 tỷ đồng gồm 7.606 tỷ đồng nợ ngắn hạn phải trả và gần 8.052 tỷ đồng nợ dài hạn phải trả. Nguồn vốn chủ sở hữu ghi nhận hơn 11.598 tỷ đồng.

Nợ vay tại Tasco tăng vọt 77% so với đầu năm, lên mức hơn 8.659 tỷ đồng, chiếm tới 55% nợ phải trả và chiếm gần 32% nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 3.032 tỷ đồng; vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 5.627 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Tasco không thuyết minh cụ thể đang vay tại những ngân hàng, tổ chức tài chính nào.

Vì đâu doanh thu
Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024.

Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2024, Tasco đầu tư hơn 1.047 tỷ đồng vào công ty liên doanh, liên kết và gần 89 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

Hiện Tasco có tới 6 công ty con sở hữu trực tiếp hoạt động chính ở các lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, dịch vụ thương mại và hạ tầng giao thông. Tasco có đến 65 công ty con sở hữu gián tiếp hoạt động chính như xây lắp, dịch vụ thương mại, hạ tầng giao thồng,... Ngoài ra, doanh nghiệp này còn có 12 công ty liên kết hoạt động ở lĩnh vực hạ tầng giao thông, dịch vụ thương mại và kinh doanh bất động sản.

Có thể thấy, sau thương vụ thâu tóm SVC Holdings (Tasco Auto) vào năm 2023, Tasco mới có quy mô về tài sản, doanh thu tăng vọt như hiện nay và đặc biệt nợ vay tài chính ngày càng "phình to".​

Bài liên quan
Tin bài khác
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 để Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 để Việt Nam tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa

Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa

Phở ra đời trong bối cảnh giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 và được coi là món ăn quốc dân của Việt Nam, vượt qua thời gian để trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo. Từ những gánh hàng rong đến những quán phở gia truyền và hàng loạt chuỗi nhà hàng cao cấp, phở đã trở thành câu chuyện văn hóa và kinh tế mang tính biểu tượng.
Bộ GD&ĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp an toàn thông tin

Bộ GD&ĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp an toàn thông tin

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GD&ĐT.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/12/2024: Tuổi Tuất ăn nên làm ra, tuổi Sửu công việc khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/12/2024: Tuổi Tuất ăn nên làm ra, tuổi Sửu công việc khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/12/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Đổi mới giáo dục để tạo đột phá: "Tư duy cùng thắng - Khai phóng tiềm năng"

Đổi mới giáo dục để tạo đột phá: "Tư duy cùng thắng - Khai phóng tiềm năng"

Ông Hoàng Văn Lược - Tổng Giám đốc điều hành Trường Tiểu học, THCS và THPT Đa Trí Tuệ (MIS) đã có bài viết chia sẻ cùng Tạp chí Tự động hoá Ngày nay về những giải pháp đổi mới giáo dục để tạo đột phá.
Ông Lê Hoài Quốc tái đắc cử Chủ tịch Hội Tự động hóa TP.HCM (HAuA)

Ông Lê Hoài Quốc tái đắc cử Chủ tịch Hội Tự động hóa TP.HCM (HAuA)

Sáng 20/12, Hội Tự động hóa TPHCM (HAuA) đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ VI (2024-2029), kết quả đã bầu ra 27 thành viên trong ban chấp hành. PGS.TS. Lê Hoài Quốc tiếp tục được bầu giữ chức vụ Chủ tịch trong nhiệm kỳ này.
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp chuyên ngành xây dựng

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.
Hơn 200 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ"

Hơn 200 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại Triển lãm "Xứng danh bộ đội Cụ Hồ"

Ngày 20/12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), thực hiện chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Giao lưu “Tự hào Việt Nam” và ra mắt dự án công nghệ về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

Giao lưu “Tự hào Việt Nam” và ra mắt dự án công nghệ về lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tối 19/12, Cung Thanh niên Hà Nội phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo. Chương trình đã mang đến những trải nghiệm sâu sắc, kết nối lịch sử và hiện tại, góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
Viettel nhận chứng nhận sản phẩm thông tin quân sự sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Viettel nhận chứng nhận sản phẩm thông tin quân sự sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Tại Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024), Tổng Công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã chính thức nhận văn bản chứng nhận từ Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia, công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho lục quân.