Những ứng dụng liên quan đến định vị như dự báo thời tiết, cảnh báo khí hâu, cánh báo cháy rừng, phòng chống tội phạm, nuôi trồng thủy sản, giao dịch tài chính online trong hệ thống ngân hàng, chứng khoán, thậm chí là rút tiền từ máy ATM đều dựa trên công nghệ vệ tinh.
• Công nghệ nào đáp ứng tốt khi ngành công nghiệp vệ tinh thương mại phát triển mạnh
Đây là lý do vì sao trong những năm gần đây, ngành công nghiệp vũ trụ đã thay đổi đáng kể cách thức kinh doanh. Các vụ phóng vệ tinh không gian thương mại lên quỹ đạo đã tăng nhanh chóng.
Theo Space, năm 2020 đã chứng kiến 114 lần phóng mang theo khoảng 1.300 vệ tinh lên vũ trụ, lần đầu tiên vượt qua mốc phóng 1.000 vệ tinh mới trong một năm. Tính đến ngày 16/9, khoảng 1.400 vệ tinh mới đã bắt đầu quay quanh Trái đất và con số này sẽ tăng lên theo thời gian. Sự gia tăng này một phần là do việc đưa một vệ tinh vào vũ trụ ngày càng dễ dàng hơn. Ngoài ra, nhờ cuộc cách mạng điện tử mà các vệ tinh ngày càng nhỏ gọn giúp tên lửa có thể cùng lúc mang theo nhiều vệ tinh.
Hiện phần lớn các vệ tinh đang hoạt động được sử dụng để quan sát Trái đất hoặc phục vụ cho mục đích liên lạc và kết nối Internet. Với mục tiêu đưa Internet đến các khu vực chưa được tiếp cận trên toàn cầu, hai công ty tư nhân Starlink by SpaceX và OneWeb đã hợp tác và tung ra gần 1.000 vệ tinh nhỏ chỉ trong năm 2020. Mỗi bên đều có kế hoạch phóng hơn 40.000 vệ tinh trong những năm tới để tạo ra “siêu chòm sao vệ tinh” trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Các chuyên gia dự kiến nền kinh tế vũ trụ sẽ tăng trưởng 230% từ 424 tỷ USD năm 2019 lên 1,4 nghìn tỷ USD vào năm 2030, chủ yếu là do các cơ hội đầu tư tư nhân giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với chính phủ. Trong đó, các lĩnh vực sẽ được đầu tư mạnh gồm: viễn thông, cơ sở hạ tầng internet, khả năng quan sát Trái đất và vệ tinh an ninh quốc gia.
Sự mở rộng nhanh chóng của thị trường vệ tinh không gian thương mại cũng kéo theo yêu cầu về những con chip, linh kiện và thiết bị có khả năng chịu bức xạ và tiêu chuẩn không gian, đòi hỏi khắt khe hơn các vệ tinh truyền thống.
Những lợi ích của việc sử dụng các thiết bị thương mại (COTS) ít tốn kém hơn trong các ứng dụng không gian bao gồm khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, mức độ tích hợp cao hơn, hiệu suất cao hơn và SWaP tốt hơn. Tuy nhiên, chỉ riêng COTS có thể không cung cấp đủ khả năng bảo vệ, thử nghiệm và độ tin cậy cho nhiều dự án không gian mới.
Analog Devices, Inc. (ADI) đã tạo ra một danh mục gồm hai loại sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu rộng rãi của ngành vệ tinh không gian thương mại mới nổi tập trung vào vệ tinh LEO và các chòm sao lớn quay quanh trong môi trường bức xạ thấp cũng như áp lực chi phí trên các vệ tinh GEO truyền thống. Với hơn bốn thập kỷ kiến thức xây dựng các thành phần cấp không gian, ADI tập trung vào việc phát triển các sản phẩm đáp ứng các mức độ linh hoạt, độ tin cậy và chất lượng phù hợp với bất kỳ nhu cầu nào. Chi tiết xem tại đây
Với lịch sử hơn 45 năm cung cấp các sản phẩm cho ngành công nghiệp vệ tinh cấp không gian có độ tin cậy cao và hiệu quả về chi phí, Analog Devices hoạt động như một đối tác, cố vấn kỹ thuật đáng tin cậy, giúp khách hàng phát triển các thiết kế hoạt động trong các môi trường khắt khe nhất, hoàn thành các mục tiêu sứ mệnh thách thức nhất và đạt được vị thế cạnh tranh trên thị trường của họ.
Minh Phúc