acecook

12 nhiệm vụ, giải pháp về An toàn, An ninh mạng quốc gia

An ninh an toàn mạng
12/08/2022 18:46
Quyết định số 964/QĐ-TTg vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kí ngày ngày 10/8/2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
aa

Quyết định số 964/QĐ-TTg vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam kí ngày 10/8/2022 phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

• Cần ưu tiên 20-30% kinh phí trong tổng mức đầu tư cho an toàn an ninh mạng
• Khai trương Nền tảng Điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia

Trong đó, Chiến lược đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp gồm:

1- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước;
2- Hoàn thiện hành lang pháp lý;
3- Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng;
4- Bảo vệ hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia;
5- Bảo vệ hệ thống thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
6- Bảo vệ hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin;
7- Tạo lập niềm tin số, xây dựng môi trường mạng trung thực, văn minh, lành mạnh và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng;
8- Làm chủ, tự chủ công nghệ, sản phẩm, dịch vụ đủ khả năng chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng;
9- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;
10- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng an toàn, an ninh mạng;
11- Nâng cao uy tín quốc gia và hợp tác quốc tế;
12- Đầu tư nguồn lực và bảo đảm kinh phí thực hiện.

12 nhiem vu giai phap ve an toan an ninh mang quoc gia
Ảnh minh họa.

Chủ quản hệ thống thông tin triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ và mô hình bảo vệ 4 lớp đối với hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng; ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp an toàn thông tin mạng Make in Viet Nam trong các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân liên quan về bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin của các lĩnh vực quan trọng.

Tối thiểu 1 năm/1 lần tổ chức diễn tập, hướng dẫn, kiểm tra, ứng phó và ứng cứu sự cố an toàn thông tin cho các lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin và hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Phát triển các Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (CERT lĩnh vực) theo sự điều phối của Bộ Thông tin và Truyền thông, tham gia vào Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.

Các cơ quan chuyên trách an toàn, an ninh mạng (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông) chia sẻ thông tin về nguy cơ, rủi ro an toàn thông tin mạng cho chủ quản hệ thống thông tin thuộc 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế (Chỉ số GCI).

Xây dựng được hệ thống thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin gây hại tới không gian mạng quốc gia từ các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp viễn thông, Internet, dịch vụ nội dung số.

Hình thành lực lượng bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại các bộ, ngành, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đảm bảo mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước có một bộ phận được giao nhiệm vụ làm đầu mối, chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Khuyến khích các doanh nghiệp khác có một đơn vị bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Bảo vệ cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, trọng tâm là hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về an ninh mạng. Bảo vệ hệ thống thông tin của 11 lĩnh vực quan trọng cần ưu tiên bảo đảm an toàn thông tin mạng (theo Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ).

An An

mca
Tin bài khác
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng

Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng

Dự án Khu công nghiệp (KCN) mới của Hoà Phát được thực hiện tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Tập đoàn trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp. Tính đến hết tháng 6/2025, tổng quỹ đất KCN của Tập đoàn hiện đạt trên 2.200ha, tập trung tại nhiều tỉnh thành gồm Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, TP. Hải Phòng và Đắk Lắk.
Đội quân robot của Amazon chạm mốc 1 triệu, hiệu suất kho hàng tăng thêm 10%

Đội quân robot của Amazon chạm mốc 1 triệu, hiệu suất kho hàng tăng thêm 10%

Amazon vừa chính thức công bố đã đưa vào vận hành con robot thứ 1 triệu, đánh dấu cột mốc mới trong hành trình 12 năm tự động hóa kho hàng.
Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Nhận định phiên giao dịch ngày 10/7: Ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt

Thị trường ngày 9/7 tiếp tục duy trì đà hưng phấn khi VN Index đóng cửa trên ngưỡng 1.430 điểm, đánh dấu chuỗi 5 phiên tăng liên tiếp. Dòng tiền nội – ngoại lan tỏa mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trước hai phiên cuối tuần, nhà đầu tư cần cân nhắc chiến lược giao dịch thận trọng hơn, tập trung cơ cấu danh mục và ưu tiên nhóm cổ phiếu có nền giá tích lũy tốt.
Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Power Monitoring: “Bộ não” số giúp PV Power nâng hiệu suất vận hành và giữ vững lợi thế cạnh tranh

Trong bối cảnh thị trường điện ngày càng khắt khe về giá thành và tiêu chuẩn môi trường, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) chọn công nghệ làm đòn bẩy cốt lõi để duy trì biên lợi nhuận và mở rộng thị phần.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Thứ trưởng Bộ Tư pháp: Công ước ICCPR đòi hỏi nỗ lực không ngừng, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng

Dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam vẫn luôn ưu tiên nguồn lực, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ nhằm thúc đẩy và bảo đảm thực thi hiệu quả các quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Quảng cáo
moxa