Mercedes-Benz đưa robot hình người vào sản xuất xe |
Apptronik thành công trong việc kêu gọi vốn và đặt mục tiêu mở rộng quy mô hoạt động, đẩy nhanh quá trình đổi mới và phát triển đội ngũ đẳng cấp thế giới để đáp ứng nhu cầu về robot hình người thế hệ mới, được hỗ trợ bởi AI.
Ông Jeff Cardenas, CEO kiêm đồng sáng lập Apptronik khẳng định: "Chúng tôi đang tạo ra những robot hình người tiên tiến và có năng lực nhất thế giới, được thiết kế để làm việc cùng con người theo những cách có ý nghĩa và mang tính chuyển đổi".
![]() |
Apptronik sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển robot hình người thế hệ tiếp theo, tập trung vào Apollo và các kiểu dáng mới (Ảnh: Apptronik) |
Định hình một tương lai nơi robot trở thành đối tác thực sự với con người
Bằng cách kết hợp AI tiên tiến với phần cứng được thiết kế để tương tác có ý nghĩa, Apptronik đang định hình một tương lai mà robot trở thành đối tác thực sự trong việc thúc đẩy tiến bộ. Tầm nhìn của công ty đã được không ít nhà đầu tư tin tưởng và cam kết cùng công ty thực hiện tầm nhìn đó. Công ty đã công bố việc đóng vòng gọi vốn Series A trị giá 350 triệu đô-la do B Capital và Capital Factory đồng dẫn đầu, với sự tham gia của Google.
Với khoản tài trợ mới nhất, Apptronik sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển robot hình người thế hệ tiếp theo, bao gồm cả việc nhanh chóng tiến hành các phiên bản Apollo và khám phá các yếu tố hình thức mới.
Những cải tiến mới sẽ mở rộng khả năng của Apollo
Theo Apptronik, những cải tiến mới sẽ mở rộng khả năng của Apollo, cho phép công ty giải quyết nhiều ứng dụng khác nhau trong các ngành công nghiệp như hậu cần và sản xuất, cũng như chăm sóc người già và chăm sóc sức khỏe trong tương lai.
Khoản tài trợ mới kỳ vọng sẽ giúp công ty mở rộng ranh giới của thiết kế và phát triển robot hình người. Phương pháp tiếp cận toàn diện của Apptronik trong việc thiết kế nền tảng robot hình người nhấn mạnh cam kết của công ty đối với sự đổi mới và tạo ra những robot lấy con người làm trung tâm, không chỉ có chức năng cao mà còn thân thiện với người dùng và dễ tiếp cận.
Apptronik tuyên bố, thiết kế đẳng cấp thế giới của họ bao gồm di sản của công nghệ truyền động hoặc động cơ độc đáo giúp mở ra khả năng chi trả, đơn giản hóa việc bảo trì và mở đường cho sản xuất hàng loạt.
Công ty cũng sẽ đáp ứng nhu cầu về các đơn hàng ngày càng tăng trên các ngành dọc ưu tiên, bao gồm ô tô, sản xuất điện tử, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần của bên thứ ba, đóng chai và hoàn thiện đồ uống, và hàng tiêu dùng đóng gói.
Theo ông Gordon Daugherty, Chủ tịch Capital Factory và là Giám đốc Hội đồng quản trị bên ngoài đầu tiên của Apptronik, Capital Factory tiếp tục tự hào là nhà đầu tư vào Apptronik vì tin rằng đơn vị này không chỉ chế tạo robot mà còn thiết lập một tiêu chuẩn mới về AI lấy con người làm trung tâm.
“Thiết kế thân thiện và dễ tiếp cận của Apollo phản ánh hoàn hảo tầm nhìn của công ty về robot hình người có lợi cho doanh nghiệp, cá nhân và nhân loại. Chúng tôi tin rằng Apptronik đang dẫn đầu trong một thị trường đang phát triển nhanh chóng”, ông Gordon Daugherty nhấn mạnh.
![]() |
Robot hình người Apollo (phiên bản 2023) từng được hãng Mercedes-Benz đưa vào thử nghiệm trong nhà máy vào hồi tháng 3/2024 (Ảnh: Apptronik) |
Thực tế, robot hình người Apollo của hãng Apptronik đã từng xuất hiện vào tháng 8/2023 và được hãng Mercedes-Benz đưa vào thử nghiệm trong nhà máy vào hồi tháng 3/2024. Robot Apollo có chiều cao 1,7m và nặng 72,5kg. Nhiệm vụ của robot là vận chuyển các bộ phận đến dây chuyền lắp ráp ôtô cũng như kiểm tra chất lượng của từng bộ phận. Robot Apollo có thể nâng linh kiện với trọng lượng tối đa 25kg.
Mercedes sử dụng robot và Apollo để tự động hóa một số khâu lao động chân tay, đòi hỏi kỹ năng thấp, thách thức về thể chất. Ngoài Mercedes, còn có BMW của Đức, Nio của Trung Quốc, Tesla của ông chủ Elon Musk cũng đặt mục tiêu sử dụng robot hình người Apollo trong sản xuất để giảm tải sức lao động của con người.
Apptronik mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư nâng cấp chức năng của Apollo vào 2025, tuy nhiên, đây cũng là cuộc đua chung trong tham vọng chinh phục khoa học công nghệ toàn cầu của một số nước trong ngành công nghiệp sản xuất robot như Trung Quốc, Nhật Bản.
Nguyên Ngọc (Theo Interesting Engineering)