acecook

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ

Diễn đàn
06/04/2025 17:31
Việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ là một quyết định rất đáng tiếc – nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, mà còn làm dấy lên những lo ngại về sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó Việt Nam là một mắt xích quan trọng.
aa
Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ

Mức thuế nói trên được đưa ra dựa trên thông tin cho rằng Việt Nam áp thuế 90% lên hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đây là con số cần được kiểm chứng khách quan và trao đổi một cách thẳng thắn, minh bạch và trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Trên thực tế, Việt Nam luôn nghiêm túc thực thi các cam kết thương mại quốc tế, kể cả trong khuôn khổ WTO lẫn các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn luôn là một đối tác đáng tin cậy của Hoa Kỳ – nhất quán trong chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Việt Nam sẵn sàng đối thoại có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng, và kiên quyết không chọn đối đầu như một phương thức ứng xử quốc tế.

Không vội vàng lo lắng – đây chưa phải là hồi kết

Chính sách thương mại luôn có tính linh hoạt cao, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi các quyết định hành pháp có thể chịu điều chỉnh bởi Quốc hội, doanh nghiệp và chính công luận Mỹ.

Việc công bố mức thuế mới là một tuyên bố chính trị và đàm phán – chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng và các tổ chức thương mại Mỹ vốn đang có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam sẽ lên tiếng, bởi chính họ cũng chịu thiệt hại.

Việt Nam không đơn độc – chúng ta có đối tác, có uy tín và có phương án

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ
TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương. Sự đa dạng hóa thị trường là một chiến lược dài hạn đúng đắn, giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc đơn phương.

Hơn nữa, với tư cách là một nền kinh tế tuân thủ luật chơi toàn cầu, Việt Nam có quyền sử dụng các kênh đàm phán song phương và đa phương, từ WTO cho tới các cơ chế giải quyết tranh chấp. Chúng ta có kinh nghiệm, có đội ngũ pháp lý và có niềm tin quốc tế – điều này rất khác với hình ảnh một nền kinh tế nhỏ và dễ tổn thương như trước đây.

Trong nguy có cơ – Thời điểm để tái cơ cấu và nâng tầm chuỗi giá trị

Việc Hoa Kỳ siết lại thương mại có thể là một cú hích giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình xuất khẩu. Thay vì phụ thuộc vào gia công, lắp ráp – đây là lúc chúng ta cần tăng tỷ lệ nội địa hóa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, và tiến tới sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Việc dòng vốn FDI có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn lại càng củng cố vai trò trụ cột của kinh tế tư nhân trong nước – lực lượng đang ngày càng năng động, sáng tạo và khát khao vươn lên. Điều này cũng tạo áp lực tích cực để Việt Nam sắp xếp lại chuỗi cung ứng, hướng tới sự tự chủ chiến lược, không quá phụ thuộc vào một nguồn vốn hay thị trường nào.

Để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh mới, đẩy mạnh kinh tế trong nước là con đường bắt buộc. Đây là thời điểm cần có các biện pháp kích thích kinh tế mạnh mẽ và trúng đích, tập trung vào đầu tư công hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng thị trường nội địa và thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.

Song song với đó, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cải cách thể chế – từ môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính đến chính sách thuế, đất đai, khoa học công nghệ. Cải cách không còn là lựa chọn, mà là điều kiện sống còn để nâng cao sức chống chịu và khả năng bứt phá.

Đây cũng là lúc mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp phải bứt phá vươn lên, phát huy nội lực, sáng tạo và bản lĩnh để cùng đất nước vượt qua giai đoạn thử thách. Một nền kinh tế khỏe mạnh không thể chỉ trông vào bên ngoài – mà phải được nuôi dưỡng từ khát vọng phát triển bên trong.

Bản lĩnh quốc gia trước quyết định áp thuế của Hoa Kỳ
Việt Nam đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (EVFTA, CPTPP, RCEP…), mở ra các thị trường rộng lớn từ EU đến châu Á - Thái Bình Dương

Vai trò của Nhà nước - Đồng hành và kiến tạo

Chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ không đứng ngoài. Ngay trong sáng ngày 3 tháng 4, chỉ ít giờ sau tuyên bố áp thuế từ phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã triệu tập cuộc họp khẩn của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành liên quan. Những chỉ đạo được đưa ra – trong đó đề cập tất cả những chủ đề quan trọng như đã nói ở trên - là kịp thời, sáng suốt và mang tầm chiến lược – thể hiện rõ tinh thần chủ động, không bị động bất ngờ trước các biến động từ bên ngoài.

Thủ tướng đã yêu cầu đánh giá toàn diện tác động – gồm cả trực tiếp và gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài, cả tích cực và tiêu cực – tới kinh tế, thương mại, việc làm và tâm lý thị trường, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kịch bản ứng phó linh hoạt. Chính phủ cũng xúc tiến các kênh đối thoại cấp cao với Hoa Kỳ, sử dụng các cơ chế song phương và đa phương như WTO để bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước. Chính phủ nỗ lực hết sức mình để bảo đảm lợi ích quốc gia trước lệnh áp thuế mới của Mỹ.

Không dừng ở đó, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển hướng thị trường, tăng sức chống chịu, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định tỷ giá và dòng vốn cũng được đồng loạt triển khai. Những hành động này chính là sự khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc dẫn dắt niềm tinthị trường và duy trì ổn định vĩ mô – hai yếu tố sống còn trong bối cảnh bất định.

Trong thời điểm thử thách như hiện nay, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, kiên định của Trung ương Đảng, trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ Việt Nam đang thực sự là ngọn hải đăng trong giông bão, soi sáng phương hướng cho doanh nghiệp và người dân, giữ vững niềm tin vào tương lai và tiếp thêm năng lượng để cả nền kinh tế vượt qua sóng gió một cách vững vàng và tự tin.

Bản lĩnh làm nên sự khác biệt

Lịch sử kinh tế Việt Nam đã từng trải qua nhiều cú sốc – từ cấm vận, khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh cho đến những thay đổi chính sách bất ngờ từ đối tác lớn… Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ này, nếu năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2024 là siêu bão Yagi thì ngay đầu năm 2025 là cú sốc thuế. Nhưng mỗi lần như vậy, chúng ta đều đứng vững, và thậm chí vươn lên mạnh mẽ hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần giữ vững bình tĩnh, bản lĩnh, có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với mọi diễn biến để tiếp tục vượt qua những khó khăn, vướng mắc và cú sốc từ bên ngoài như đã làm những năm qua.

Thuế quan có thể là một rào cản tạm thời, nhưng không thể ngăn cản được tinh thần sáng tạo, năng lực thích ứng và khát vọng vươn mình của người Việt Nam. Thế giới vẫn rộng lớn, cơ hội vẫn còn nhiều – và với sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn thử thách này với tâm thế của một quốc gia, một nền kinh tế ngày càng trưởng thành, bản lĩnh và có trách nhiệm.

Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác, đối thoại. Không có cánh cửa nào thực sự khép lại khi các bên còn giữ được thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Đó cũng chính là thông điệp mạnh mẽ nhất mà chúng ta gửi tới bạn bè quốc tế lúc này.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

Theo baochinhphu.vn
mca
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực. VN Index vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm, lập đỉnh cao nhất trong 3 năm qua, mở ra kỳ vọng tiếp tục tăng trong phiên 9/7. Tuy nhiên, khi đà tăng mạnh đã kéo dài, việc điều chỉnh kỹ thuật là điều nhà đầu tư cần tính đến.
iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng iPhone 17 vào tháng 9, và năm nay có thể sẽ có điểm khác biệt lớn giữa mẫu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max.
ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

Cuộc thi ASEAN - China - India Youth Leadership Summit (ACIYLS) 2025 tại Việt Nam chính thức công bố đề bài vòng quốc gia với chủ đề “Cultivating Climate and Positive Cities” - hướng đến xây dựng giải pháp gắn liền với hai Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu).
Quảng cáo
moxa