Cần tăng thêm cơ hội, không gian và dư địa cho doanh nghiệp công nghệ số

Diễn đàn
19/10/2024 19:27
Sự phát triển kinh tế ấn tượng của Việt Nam trong vài thập kỷ qua là minh chứng cho khả năng phục hồi, sự linh hoạt và quá trình hoạch định chính sách có chiến lược. Doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng cơ hội mới?
aa

1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài

Theo thống kê, tính hết tháng 7/2024, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động ước tính khoảng 51.038, tăng gần 6.000 doanh nghiệp so với tháng 8/2023. Đặc biệt, hiện đã có 1.500 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ thị trường nước ngoài.

Cần tăng thêm cơ hội, không gian và dư địa cho doanh nghiệp công nghệ số
Quang cảnh hội nghị

Doanh thu từ thị trường nước ngoài trong năm 2023 là 7,5 tỷ USD và dự kiến con số này năm nay xấp xỉ 10 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 30%.

Tại Hội nghị “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới: Cơ hội và thách thức” diễn ra ngày 17/10, ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho biết tổng quan về ngành công nghệ thông tin (CNTT) và cơ hội doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam.

“Đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ và thông tin đang có tốc độ tăng trưởng kép, giai đoạn năm 2020 – 2023 là 15,4% nhưng tỉ trọng còn nhỏ. Thông qua các chính sách đầu tư hấp dẫn của Việt Nam đã giúp thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực công nghệ, trong đó đầu tư FDI tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, tỉ trọng của ngành này còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ, cho thấy Việt Nam vẫn còn dư địa để tiếp tục phát triển và thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai gần” – ông Nguyễn Thanh Tuyên nhấn mạnh.

Doanh nghiệp phải làm gì để tận dụng cơ hội mới?
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT)

Hiện nay Việt Nam có khoảng 1,5 triệu lao động, trong đó có gần 500.000 kỹ sư. Về cơ cấu ngành công nghiệp CNTT Việt Nam 2023, có khoảng 63% doanh nghiệp làm về phần cứng, điện tử, 17% doanh nghiệp làm về phần mềm, 14% doanh nghiệp làm về buôn bán, phân phối CNTT, 8% doanh nghiệp về dịch vụ CNTT trừ buôn bán, phân phối.

Hiện tại, có khoảng 70% trên tổng số trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam đang đào tạo nhóm ngành CNTT, điều này cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng nguồn cung nhân lực. Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT cũng bổ sung thêm các chuyên ngành mới để phù hợp với xu hướng công nghệ toàn cầu như AI và An ninh mạng. Điều này giúp tăng chất lượng và nguồn cung của nhân lực CNTT có tay nghề cao trên thị trường.

Doanh nghiệp Việt ghi dấu ấn tại thị trường quốc tế

Tại Hội nghị, ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Tính trên cả nước có 1.772 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký 22,12 tỷ USD đầu tư sang 81 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bên cạnh các địa bàn đầu tư truyền thống, đầu tư ra nước ngoài đang dần dịch chuyển sang các nước phát triển như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,... Ngoài các lĩnh vực đầu tư truyền thống, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ, sản xuất công nghiệp, các ngành có hàm lượng kỹ thuật hiện đại đang có xu hướng gia tăng đáng kể.

Đặc biệt, riêng đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hiện Việt Nam có 223 dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, với tổng vốn đăng ký 2,84 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Các dự án chủ yếu tập trung vào thị trường Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Các dự án viễn thông có quy mô lớn hơn, tập trung tại Myanmar, Peru và một số nước châu Phi. Trong khi đó, các dự án công nghệ thông tin quy mô nhỏ, tập trung vào Singapore, Mỹ, Nhật Bản”.

Những năm qua, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển nhanh, cả về số lượng và năng lực cạnh tranh. Cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ Việt đã và đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số cho công cuộc tăng tốc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số của đất nước, góp phần thu hẹp khoảng cách số trên toàn cầu, cùng cộng đồng doanh nghiệp quốc tế chung tay xây dựng thế giới số.

Năm 2022, FPT đã ghi dấu ấn trên bản đồ công nghệ quốc tế với việc trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên ra mắt dòng chip vi mạch ứng dụng trong sản phẩm Internet vạn vật (IoT) cho lĩnh vực y tế.

Năm 2023, sản phẩm chip của FPT đang bước đầu hiện diện ở thị trường Mỹ, Nhật. Đồng thời, FPT cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác như chiếu sáng, thiết bị thông minh, công nghệ trên ô tô, năng lượng,… Năm 2022 là năm đầu tiên FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số, đưa Việt Nam xếp thứ 2 trên bản đồ số, sau cường quốc phần mềm Ấn Độ.

Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel cũng có một năm 2022 thành công ở thị trường quốc tế với doanh thu cán mốc gần 3 tỷ USD. Viettel đang giữ vị trí nhà mạng 5G số 1 tại thị trường Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor và Burundi. Bên cạnh đó, Viettel cũng là doanh nghiệp Việt nổi bật thực hiện chuyển đổi số cho các quốc gia Haiti, Lào,…

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới như chip bán dẫn, Generative AI, Blockchain,… Các doanh nghiệp trong nhóm này đang hiện diện trên 20 quốc gia, có hàng chục ngàn nhân sự, thực hiện chuyển đổi số cho những doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 và những tập đoàn hàng đầu thế giới.

Cần tăng thêm cơ hội, không gian và dư địa cho doanh nghiệp công nghệ số
Cả nước hiện có 1.772 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký 22,12 tỷ USD đầu tư sang 81 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ảnh: internet

Giúp doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ra nước ngoài

Với quan điểm “Nhà nước mở đường, người đi trước kéo người đi sau”, thời gian quan, Bộ TT và TT nói riêng và Chính phủ nói chung đã có những hỗ trợ để thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đi ra thế giới.

Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, hiện Bộ TT&TT đang dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Dự thảo được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; đưa Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Ngoài ra, dự thảo cũng được kỳ vọng sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số. Dự thảo cũng nhằm thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.

Ngoài dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, ông Tuyên cũng thông tin các nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số, gồm: Ngân sách Nhà nước; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và nguồn vốn hợp pháp khác của doanh nghiệp; Quỹ đầu tư phát triển của địa phương, doanh nghiệp; Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và các quỹ khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích;...

“Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có những hỗ trợ nhất định đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Cụ thể như, chương trình tài trợ, vay vốn và hỗ trợ tài chính; đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số thì có vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ,...; tổ chức các cuộc thi, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, truyền thông, xúc tiến thương mại,... nhằm thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số”, ông Tuyên cho biết.

Để tăng thêm cơ hội, không gian và dư địa cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ hơn, tại Hội nghị, các diễn giả đều cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số và thương mại điện tử thông qua việc ký kết thêm các biên bản ghi nhớ với các tổ chức xúc tiến thương mại, đối tác lớn trên thế giới. Tận dụng các nguồn lực quốc tế nhằm hỗ trợ hoạt động trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chuyển đổi số và thương mại điện tử cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin.

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
PVOIL: Dám nghĩ, dám làm, dám dẫn đầu - Bước vào Kỷ nguyên năng lượng mới

PVOIL: Dám nghĩ, dám làm, dám dẫn đầu - Bước vào Kỷ nguyên năng lượng mới

Ngày 25/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 theo hình thức trực tuyến tại TP. HCM. Sự kiện quan trọng này có sự tham dự của các cổ đông đại diện cho hơn 954 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 92,28% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của PVOIL.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/4/2025: Tuổi Tuất gặp nhiều lợi thế, tuổi Dần dễ xảy ra tranh cãi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 28/4/2025: Tuổi Tuất gặp nhiều lợi thế, tuổi Dần dễ xảy ra tranh cãi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 28/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Khám phá công nghệ thông minh trong nông nghiệp

Khám phá công nghệ thông minh trong nông nghiệp

Mouser Electronics, Inc. nhà phân phối giới thiệu sản phẩm mới (NPI) hàng đầu trong ngành công nghệ với nhiều lựa chọn nhất về chất bán dẫn và linh kiện điện tử, đã cung cấp những hiểu biết có giá trị về những cải tiến mới nhất trong nông nghiệp thông qua Trung tâm tài nguyên nông nghiệp của mình.
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 28/4: Thị trường hướng tới cột mốc 1.250 điểm

Trong phiên 25/4, đà phục hồi được củng cố nhờ dòng tiền cải thiện mạnh và tâm lý nhà đầu tư tích cực trước các yếu tố hỗ trợ. Với chỉ còn hai phiên giao dịch trước kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, thị trường có thể tiếp tục nới rộng đà tăng, thử thách vùng cản kỹ thuật 1.250 điểm, thậm chí hướng tới vùng 1.263 điểm nếu xuất hiện phiên bùng nổ theo đà.
Hành trình thị giác qua 50 biểu tượng đầy màu sắc mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hành trình thị giác qua 50 biểu tượng đầy màu sắc mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hướng tới cột mốc lịch sử 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân quá khứ, lan tỏa niềm tự hào dân tộc, đồng thời đón chào du khách bằng tinh thần hiếu khách, nghĩa tình vốn là đặc trưng của người dân Thành phố.
THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) - Nơi khơi nguồn đam mê sáng tạo của thế hệ trẻ

THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội) - Nơi khơi nguồn đam mê sáng tạo của thế hệ trẻ

Nằm giữa lòng quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Trường THCS Ngô Sĩ Liên không chỉ là một ngôi trường với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ, mà còn là cái nôi nuôi dưỡng những tài năng trẻ, nơi khơi dậy tinh thần sáng tạo và khát vọng vươn xa của bao thế hệ học sinh.
Làm sao để tích hợp các thiết bị IoT một cách an toàn?

Làm sao để tích hợp các thiết bị IoT một cách an toàn?

Khi tích hợp các thiết bị IoT vào môi trường OT, điều quan trọng là phải xem xét cách tiếp cận toàn diện, nhiều lớp để kết hợp các nguyên tắc an ninh mạng vào cả phần cứng và phần mềm. Phương pháp tích hợp này đảm bảo rằng các tổ chức có thể quản lý vô số điểm cuối, từ cảm biến và bộ điều khiển đến cổng và máy chủ trong khi vẫn duy trì bảo mật nhất quán.
Thêm góc nhìn toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam

Thêm góc nhìn toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam

Ngày 22/04/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cùng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Thị trường tài chính 2024 và Triển vọng 2025". Hội thảo quy tụ các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu đến từ Fiingroup, IMF, Học viện Ngân hàng cùng đại diện các cơ quan quản lý, tổ chức quốc tế (ADB, IMF, JICA, JBIC...), các định chế tài chính, hiệp hội nghề nghiệp và các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.
Sản phẩm Việt chinh phục thị trường bằng chất lượng

Sản phẩm Việt chinh phục thị trường bằng chất lượng

Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn chú trọng đến chất lượng, nguồn gốc, sự minh bạch và tính bền vững của sản phẩm. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, “làm đúng” từ nguyên liệu sạch, quy trình sản xuất chuẩn, bao bì sáng tạo đến dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp - là chìa khóa để sản phẩm Việt Nam khẳng định vị thế và chinh phục lòng tin của thị trường.
372 thí sinh trên 48 tỉnh thành hào hứng tranh giải Trạng nguyên Tiếng Việt

372 thí sinh trên 48 tỉnh thành hào hứng tranh giải Trạng nguyên Tiếng Việt

Chiều 26/4/2025, tại Hà Nội, 372 thí sinh tham dự kỳ thi Đình, cấp quốc gia. Đây là những thí sinh xuất sắc đã vượt qua 5,2 triệu thí sinh từ 63 tỉnh thành trên cả nước tham gia kỳ thi Trạng nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025. Cuộc thi do Trạng nguyên Education tổ chức.
siement
Quảng cáo
moxa