acecook

Cần ưu tiên phát triển công nghệ tự động hóa

Diễn đàn
03/11/2021 15:31
Tự động hóa là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, an ninh…
aa

Tự động hóa là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng, an ninh… Thế nhưng, việc phát triển lĩnh vực này ở nước ta đang gặp không ít khó khăn, thách thức, cần phải được quan tâm, ưu tiên.

can uu tien phat trien cong nghe tu dong hoa
Dây chuyền sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế của Công ty cổ phần Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (Khu công nghệ cao Hòa Lạc).

Việt Nam chưa có ngành công nghiệp tự động hóa

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Mạnh, Viện Cơ học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), công nghệ robot là một lĩnh vực công nghệ cao, phức tạp, liên quan đến đa lĩnh vực và liên ngành, bao gồm cơ khí – điện tử, điều khiển tự động, công nghệ cảm biến, công nghệ máy tính, vật liệu mới, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo…

Trong những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp ở nước ta đầu tư vào công nghệ tự động hóa, gia tăng sử dụng robot. Tiến sĩ Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện có tới 94% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng cường ứng dụng công nghệ mới và tự động hóa để phục vụ cho mở rộng sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, trước tình hình dịch Covid-19, việc doanh nghiệp đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, giảm nhân công truyền thống, thủ công cũng là điều tất yếu để bảo vệ hệ thống sản xuất.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, lĩnh vực tự động hóa ở Việt Nam đang ở trình độ thấp và mức độ rất hạn chế, các thiết bị tự động, dây chuyền sản xuất tự động và robot hầu hết đều nhập khẩu. Việt Nam chưa có ngành công nghiệp tự động hóa nói chung và robot nói riêng.

Tiến sĩ Nguyễn Quân cũng cho rằng, nghiên cứu và ứng dụng robot ở Việt Nam còn nhiều tồn tại, hạn chế, như: Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu chuyên sâu về robot còn yếu và thiếu; robot được chế tạo rất ít và hầu hết sử dụng công nghệ cũ của thế giới, chưa có đủ khả năng làm chủ công nghệ cũng như phát triển công nghệ phù hợp…

Về phía các doanh nghiệp, do trình độ công nghệ còn thấp, nên nhu cầu tự động hóa các dây chuyền sản xuất không bức bách. Một số doanh nghiệp khi đổi mới công nghệ buộc phải đầu tư cho tự động hóa, thì nhập khẩu thiết bị và công nghệ nước ngoài, đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt, không quan tâm đầu tư cho nghiên cứu hoặc ứng dụng sản phẩm trong nước.

“Doanh nghiệp khi đầu tư cho tự động hóa phải phụ thuộc công nghệ của đối tác nước ngoài và khi muốn thay thế, nâng cấp thì rất bị động”, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Nguyễn Văn Thủy cho hay.

Cần chính sách hỗ trợ phù hợp

Để có thể hội nhập và phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, lĩnh vực tự động hóa Việt Nam cần có một cộng đồng rộng lớn các chuyên gia tâm huyết, có môi trường học tập, nghiên cứu tốt và một chính sách hỗ trợ phù hợp.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, trước tiên phải thay đổi tư duy tăng trưởng bằng khoa học, công nghệ, chứ không phải bằng khai thác tài nguyên và lao động giá rẻ. Muốn vậy, cơ quan quản lý phải tìm ra giải pháp hợp lý giữa năng suất lao động và tỷ lệ thất nghiệp, phải huy động nguồn lực xã hội cho đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao. Ngoài ra, cần tính đến việc xây dựng chiến lược và hành động cụ thể cho robot công nghiệp; triển khai việc đánh giá toàn diện về vai trò của công nghiệp robot đối với sự phát triển dài hạn.

Hiện tại, nghiên cứu phát triển robot đã và đang được triển khai ở hầu hết các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước, như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Cơ học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Học viện Kỹ thuật quân sự… Các nhà khoa học trong nước đã quan tâm và tập trung giải quyết một số vấn đề liên quan tới hệ thống robot như: Thiết kế tối ưu, động học, động lực học, điều khiển, thiết kế phần cứng, lập trình phần mềm… Những nghiên cứu này phần lớn liên quan tới vấn đề học thuật, tạo cơ sở khoa học, làm nền tảng ban đầu cho giai đoạn phát triển robot tiếp theo.

Vươn lên làm chủ công nghệ, không lệ thuộc vào nước ngoài là quá trình khó khăn, không chỉ đòi hỏi chính sách đồng bộ của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, mà còn cần các doanh nghiệp phải thực sự dũng cảm để hỗ trợ sản phẩm trong nước. Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại Nguyễn Văn Thủy cho rằng, nếu doanh nghiệp sợ mất an toàn, vẫn đấu thầu mua sắm thiết bị của nước ngoài, thì cơ hội để nội địa hóa sản phẩm sẽ mãi xa vời.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, hiện Bộ đang chủ trì Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025 về “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cơ khí và tự động hóa”. Một trong những mục tiêu của chương trình là nghiên cứu, làm chủ công nghệ lõi trong thiết kế, chế tạo, tích hợp các hệ thống tự động hóa thế hệ mới cho các ngành kinh tế trọng điểm.

Theo: Hà Nội mới

Bài liên quan
mca
Tin bài khác
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/7: Thị trường kéo dài đà hưng phấn, nhưng rủi ro kỹ thuật đang hình thành

Nhận định phiên giao dịch ngày 15/7: Thị trường kéo dài đà hưng phấn, nhưng rủi ro kỹ thuật đang hình thành

VN Index đã chính thức vượt mốc 1.470 điểm trong phiên giao dịch ngày 14/7 với thanh khoản cao và tâm lý nhà đầu tư phấn khích lan tỏa. Tuy nhiên, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường đang trong vùng "tăng nóng", đặt ra thách thức đáng kể cho chiến lược ngắn hạn trong phiên 15/7 tới.
Chuyển đổi động cơ - Bước nhảy vọt cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí năng lượng

Chuyển đổi động cơ - Bước nhảy vọt cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí năng lượng

Trong một bước tiến đột phá về công nghệ và tiết kiệm năng lượng, Hiệp hội các nhà sản xuất điện quốc gia Hoa Kỳ (Nema) đã chính thức công bố các thông số kỹ thuật nâng cao cho dòng động cơ điện hiệu suất cao Nema Premium. Đây được xem là một chuẩn mực mới, mang tính cách mạng đối với ngành công nghiệp động cơ, với tiềm năng tiết kiệm lên đến 5.800GW điện năng trong vòng một thập kỷ, tương đương việc ngăn gần 80 triệu tấn khí CO₂ phát thải vào khí quyển.
TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

TP.HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD

Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
BSR và PVFCCo - Phú Mỹ ký kết hợp tác toàn diện, tối ưu chuỗi cung ứng

BSR và PVFCCo - Phú Mỹ ký kết hợp tác toàn diện, tối ưu chuỗi cung ứng

BSR và PVFCCo - Phú Mỹ vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm nâng cao chuỗi liên kết, góp phần hình thành hệ sinh thái công nghiệp hiện đại và đồng bộ trong Petrovietnam.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 15/7/2025: Tuổi Tý gặp chút rắc rối, Tuổi Thìn cần bình tĩnh trước mọi việc

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 15/7/2025: Tuổi Tý gặp chút rắc rối, Tuổi Thìn cần bình tĩnh trước mọi việc

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 15/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 14/7: Rung lắc đầu phiên, VN Index phục hồi mạnh nhờ nhóm Midcaps và bất động sản

Thị trường chứng khoán ngày 14/7: Rung lắc đầu phiên, VN Index phục hồi mạnh nhờ nhóm Midcaps và bất động sản

Thị trường ngày 14/7 ghi nhận những biến động mạnh ngay từ đầu phiên khi chỉ số bật tăng nhờ lực kéo từ nhóm trụ, đặc biệt là VIC. Tuy nhiên, áp lực chốt lời nhanh chóng xuất hiện khiến thị trường rung lắc đáng kể trước khi phục hồi tích cực vào cuối phiên nhờ diễn biến tích cực từ nhóm Midcaps và bất động sản.
Ngành công nghệ y sinh và vi mạch mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp

Ngành công nghệ y sinh và vi mạch mở ra cho sinh viên nhiều cơ hội khởi nghiệp

Mới đây, tại Hà Nội, Trường Điện - Điện tử (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã tổ chức thành công hội thảo khoa học chuyên đề BioFusion 2025, với chủ đề "Converging Biomedical Engineering, Smart Healthcare, Next-Gen IC Design". Hội thảo tập trung vào việc thúc đẩy sự giao thoa giữa kỹ thuật y sinh, chăm sóc sức khỏe thông minh và thiết kế vi mạch tích hợp thế hệ mới.
Tái định nghĩa chuỗi cung ứng với Robot thế hệ mới cùng DHL

Tái định nghĩa chuỗi cung ứng với Robot thế hệ mới cùng DHL

Trong một bước đi chiến lược hướng đến tương lai số hóa và tự động hóa, DHL Supply Chain - Một tập đoàn hậu cần hàng đầu thế giới - vừa công bố khoản đầu tư trị giá 550 triệu bảng Anh nhằm triển khai hơn 1.000 robot mới tại Anh và Ireland. Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng từ lĩnh vực thương mại điện tử và khoa học đời sống, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Tạp chí Thanh niên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước phê duyệt lên 0,75 điểm cho bài báo khoa học

Ngày 11/7/2025, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước Nguyễn Kim Sơn ký Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm năm 2025. Theo đó, Tạp chí Thanh niên được tăng từ 0,5 lên 0,75 điểm đối với các bài báo khoa học thuộc ngành Chính trị học.
VAA và Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác thúc đẩy ngành nông nghiệp số

VAA và Học viện Nông nghiệp Việt Nam hợp tác thúc đẩy ngành nông nghiệp số

Mới đây, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) đã diễn ra buổi gặp mặt giữa lãnh đạo Hội Tự động hóa Việt Nam và lãnh đạo Học viện, lãnh đạo khoa Cơ - Điện thuộc Học viện. Hai bên trao đổi kế hoạch hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, đồng thời lên kế hoạch thành lập Chi hội Tự động hóa Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Quảng cáo
moxa