acecook

Chưa tự chủ được Công nghiệp vi mạch, khó có nền công nghiệp tự chủ

Đổi mới công nghệ
22/10/2022 16:11
Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển.
aa

Vi mạch bán dẫn được xem là nền tảng của tính toán hiện đại, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, Big Data,…

• Chip Make in Vietnam đã thành hiện thực
• Thủ tướng ủng hộ đề xuất nghiên cứu, sản xuất chip trong nước của Viettel
Nhân lực: điểm yếu lớn nhất của ngành thiết kế chế tạo vi mạch tại Việt Nam

Các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, mặc dù là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển.

Công nghiệp bán dẫn: ngành mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới

Sáng ngày 21/10, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM tổ chức Hội thảo “Giải pháp và cơ chế chính sách phát triển Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”, với mục đích báo cáo, tham mưu cho Chính phủ cụ thể hóa các cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành Công nghiệp bán dẫn Việt Nam trong giai đoạn tới.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu, trường đào tạo, các nhà khoa học,… trên cả nước trao đổi, thảo luận. Ảnh: Thanh Huyên

Theo thông tin của Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông đưa ra trong Hội thảo, trong năm 2019, Mỹ chiếm 47%, EU chiếm 10%, Hàn quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc chiếm tổng 35% giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Trong năm 2021, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có nhu cầu sử dụng vi mạch (chip) lớn nhất, khoảng 50% toàn cầu với ước tính giá trị khoảng 300 tỷ USD. Các khu vực còn lại là châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản có nhu cầu sử dụng chip của mỗi khu vực có giá trị khoảng 100 tỷ USD. Điều này cho thấy, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới, các quốc gia có nền công nghiệp phát triển đều dành các chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này nhằm xây dựng năng lực tự chủ quốc gia.

Trong những năm cuối thập niên 90 và đầu những năm 2000, Intel (Mỹ) là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh thu vật liệu bán dẫn hàng năm. Từ năm 2017 đến nay, Samsung (Hàn Quốc) đã vươn lên dẫn đầu về doanh thu và trở thành doanh nghiệp thiết kế, sản xuất và bán mạch tích hợp lớn nhất thế giới (chiếm thị phần số 1 về chip nhớ, thứ 2 về đúc chip).

Đối với Việt Nam, hiện nay các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch, bán dẫn hiện được hưởng các ưu đãi cao nhất trong hệ thống chính sách của Chính phủ. Đồng thời, tình hình kinh tế, chính trị ổn định đã nâng cao uy tín và mở ra cơ hội để Việt Nam trở thành điểm đến thu hút nguồn vốn FDI của một số tập đoàn công nghệ bán dẫn hàng đầu thế giới như: Samsung, Amkor Technology Inc, Hana Micron (Hàn quốc), Intel, Synopsys (Mỹ), Renesas Electronics (Nhật bản), USI Electronic (Đài loan),…

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông cho biết: Đến thời điểm hiện nay, các hoạt động nghiên cứu, thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn đang được hưởng các ưu đãi cao nhất từ Chính phủ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược, giải pháp, kế hoạch đầu tư bài bản tầm quốc gia để phát triển do đó chúng ta cần có lộ trình, kế hoạch bài bản để cả Nhà nước và tư nhân cùng làm chung với nhau, để cùng nhau nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ TT-TT phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Thanh Huyên

So với các quốc gia trên thế giới, ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu, đa phần các cơ sở sản xuất mới chỉ thực hiện các công đoạn lắp ráp thành phẩm có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển, dự báo sẽ có chuyến biến tích cực trong một thập kỷ tới đây.

Cơ hội, thách thức cho Công nghiệp bán dẫn Việt Nam

Việt Nam có lợi thế về quy mô dân số gần 100 triệu người, cùng với định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và tham gia đầu tư của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới sẽ là điều kiện thuận lợi cho thị trường công nghiệp chip bán dẫn. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi, có quan hệ gần gũi với các cường quốc bán dẫn (Hàn Quốc, Nhật Bản) Việt Nam sẽ có sự quan tâm của các nền kinh tế lớn trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là những tập đoàn công nghệ hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, với lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chuyên gia người Việt ở nước ngoài có nhiều bằng sáng chế khoa học và chiếm vị trí rất cao trong các tập đoàn công nghệ vi mạch bán dẫn như Toshiba, Motorla, Texas Instruments,… tất cả đều là cơ hội để Việt Nam theo kịp các quốc gia có nền công nghiệp phát triển.

Ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết: “Ở những nước đã phát triển về ngành công nghiệp bán dẫn như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc,… việc thuê kỹ sư của ngành này rất khó khăn vì môn học về điện tử này cực kỳ khó, rất ít bạn trẻ tham gia học về lĩnh vực thiết kế chip. Còn đối với Việt Nam, các trường đại học đào tạo rất tốt về công nghệ thiết kế chip, ngoài ra tiếng Anh của sinh viên Việt Nam cũng ngày càng tốt hơn, do đó các công ty nước ngoài sẽ chọn Việt Nam để thành lập trung tâm thiết kế sản phẩm cho họ”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Trịnh Thanh Lâm – Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á cho biết hiện nay đã có khoảng 30 công ty nước ngoài đang đầu tư thành lập sản xuất chip tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyên

Nói về thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thiết kế chip hiện nay, ông Lâm cho biết thêm, tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề đau đầu vì hiện nay có rất ít người tham gia đào tạo về lĩnh vực này cũng như rất khó để tìm được những kỹ sư giỏi về công nghệ thiết kế chip. Ngoài ra, còn một số thách thức khác được Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông đưa ra như: Việt Nam chưa có kế hoạch phát triển công nghiệp chip bán dẫn tầm cỡ quốc gia; Chính phủ chưa có mục tiêu hỗ trợ tài chính để phát triển công nghiệp chip bán dẫn; Việt Nam đang phụ thuộc 100% nguồn cung chip bán dẫn từ nước ngoài, chưa có nhà máy sản xuất chip bán dẫn; sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước khu vực (Thái lan, Singapore, Malaysia,…).

Tại Hội thảo, rất nhiều đại diện các Bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đào tạo, các nhà khoa học,… đã thảo luận và đóng góp ý kiến định hướng phát triển ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam, đưa ra các chính sách, giải pháp để nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị công nghiệp vi mạch bán dẫn thế giới như: Tranh thủ xu thế liên kết, hợp tác song phương, đa phương các nước lớn, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tham gia vào chuỗi cung sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất vi mạch, phát triển lực lượng nhân lực vi mạch chất lượng cao, từng bước làm xây dựng, tự chủ công nghệ ngành Công nghiệp bán dẫn đáp ứng nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Một trong những mục tiêu quan trọng được ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM nhấn mạnh: “Chúng ta không thể có nền kinh tế tự chủ nếu không thể có nền công nghiệp tự chủ. Không có nền công nghiệp tự chủ nếu chúng ta không tự chủ được công nghiệp vi mạnh, chúng ta sẽ tham gia sâu vào chuỗi giá trị, xây dựng ngành Công nghiệp bán dẫn tiên tiến và tự chủ”.

chua tu chu duoc cong nghiep vi mach kho co nen cong nghiep tu chu
Ông Nguyễn Anh Thi – Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM nhấn mạnh về việc xây dựng ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến và tự chủ tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyên

Đối mặt với những cơ hội và thách thức, Việt Nam sẽ phải cần có kế hoạch rõ ràng, triển khai từng bước để nắm thế chủ động. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã phát triển Ngành công nghiệp bán dẫn, kham khảo chính sách, cũng như chiến lược của các nước đã và đang làm. Chính phủ cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực Vi mạch bán dẫn ở Việt Nam.

Thanh Huyên

mca
Tin bài khác
Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người

Trong các ngày từ 7 - 8/7, Đoàn Việt Nam với đại diện của 9 cơ quan gồm Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Văn phòng Chính phủ, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn sẽ tham dự Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR) tại Phiên họp thứ 144 của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneve, Thụy Sỹ. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã thông tin về sự kiện quan trọng này.
6 tháng đầu năm: Ngành chế biến chế tạo tăng 11,1%

6 tháng đầu năm: Ngành chế biến chế tạo tăng 11,1%

Sản xuất công nghiệp trong quý II/2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,3%.
Cổng IoT thông minh: Giải pháp kết nối dữ liệu mạnh mẽ cho tự động hóa hiện đại

Cổng IoT thông minh: Giải pháp kết nối dữ liệu mạnh mẽ cho tự động hóa hiện đại

Trong thời đại mà dữ liệu là yếu tố then chốt thúc đẩy hiệu quả vận hành và ra quyết định, các thiết bị trung gian như cổng IoT đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối hệ thống vật lý với nền tảng số. Một trong những giải pháp nổi bật hiện nay là MSA FieldServer, dòng cổng IoT thông minh giúp cầu nối hiệu quả giữa các hệ thống tự động hóa tòa nhà, công nghiệp và nền tảng đám mây.
Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình bằng truyền thông số

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình bằng truyền thông số

Với những bước tiến quan trọng trong xây dựng pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền và hỗ trợ nạn nhân, công tác phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam đang ngày càng đạt được hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, tình hình bạo lực vẫn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi truyền thông phải tiếp tục phát huy vai trò là “chìa khóa” thay đổi nhận thức và thúc đẩy hành động trong cộng đồng.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 6/7/2025: Tuổi Mão phát huy tài năng, tuổi Ngọ dễ bị lừa gạt

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 6/7/2025: Tuổi Mão phát huy tài năng, tuổi Ngọ dễ bị lừa gạt

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 6/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Camera AI xử lý thị giác thời gian thực ngay trên thiết bị

Camera AI xử lý thị giác thời gian thực ngay trên thiết bị

B&R Industrial Automation - một bộ phận tự động hóa máy móc của tập đoàn ABB - vừa ra mắt thế hệ camera thông minh mới tích hợp AI tiên tiến, đánh dấu bước tiến lớn trong việc đưa công nghệ thị giác máy vào vòng điều khiển thời gian thực. Camera này không chỉ quan sát mà còn có khả năng phản ứng tức thì với các tình huống phát sinh trên dây chuyền sản xuất, một tính năng mang tính cách mạng trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp.
Đại học Bách khoa Hà Nội là nòng cốt trong hệ sinh thái KHCN và đổi mới sáng tạo Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội là nòng cốt trong hệ sinh thái KHCN và đổi mới sáng tạo Việt Nam

Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đồng chủ trì chương trình làm việc tại Đại học Bách khoa Hà Nội, tập trung vào các nội dung về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS).
Phó Thủ tướng ký quyết định đổi tên hai trường đại học ở Hà Nội

Phó Thủ tướng ký quyết định đổi tên hai trường đại học ở Hà Nội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định đổi tên 2 trường đại học trên địa bàn Hà Nội là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội. Quyết định có hiệu lực từ 4/7.
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Agribank giữ vững mặt bằng lãi suất huy động

Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Agribank giữ vững mặt bằng lãi suất huy động

Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh, chiến lược nhân sự như: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực; MB thông báo thành lập Chi nhánh Cẩm Phả; Agribank giữ mặt bằng lãi suất huy động...
Tự động hóa cho quy trình mở: Tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái linh hoạt

Tự động hóa cho quy trình mở: Tiêu chuẩn mới cho hệ sinh thái linh hoạt

Kể từ lần đầu tiên được công bố bởi ExxonMobil tại Diễn đàn ARC năm 2016, sáng kiến Tự động hóa Quy trình mở (Open Process Autumation - OPA) đã không ngừng thu hút sự chú ý của cộng đồng công nghiệp toàn cầu. Giờ đây, sau nhiều năm phát triển, OPA đã đạt được một bước ngoặt mang tính chứng minh khi dự án "Ngọn hải đăng" của ExxonMobil chính thức đi vào vận hành, mở ra một tương lai mới cho các hệ thống điều khiển mở trong ngành sản xuất.
Quảng cáo
moxa