Mối lo AI đào tạo AI: Hệ lụy tiềm tàng và vai trò của dữ liệu thực AI sẽ định hình tương lai như thế nào? góc nhìn chiến lược năm 2024 |
![]() |
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC. Ảnh VGP/Nhật Bắc |
Thường trực Chính phủ vừa có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.
Tại buổi gặp gỡ ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ CMC chia sẻ, chúng ta đang nghiên cứu khoa học công nghệ nhưng chữ khoa học không gắn với công nghệ và chữ công nghệ không gắn với thị trường, doanh nghiệp. Đây là điểm mà tôi mong chờ là khi sát nhập Bộ KHCN và Bộ TTTT thì chúng ta sẽ khắc phục điểm nghẽn này
|
.Xin bắt đầu từ Nghị quyết 57, may mắn chúng tôi cũng được phép tham gia xây dựng. Nghị quyết 57 được xây dựng như 1 bản đồ chiến lược mà chúng tôi tin tưởng Nghị quyết 57 sẽ giúp đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ hơn.
Năm 2024 chúng tôi đã có tuyên bố về chiến lược chuyển đổi AI, kiến nghị với Chính phủ là chúng ta cần tận dụng AI như 1 tiềm năng, năng lực công nghệ mà người Việt có để xây dựng đất nước.
Ngày 21/1 vừa qua tại Davos, chúng tôi đã tuyên bố chiến lược chuyển đổi này. Thế giới rất quan tâm, chúng tôi có hơn 200 đại biểu đăng ký nhưng hội nghị chỉ có 60 chỗ nên chỉ mời 60 đại biểu đến.
Chúng tôi có kiến nghị là sau này đi Davos chúng ta nên có "Viet Nam House" tại Davos chẳng hạn. Như vậy tất cả các công ty công nghệ của chúng ta có thể đem các ý tưởng của mình đến để giới thiệu với thế giới
![]() |
Sản phẩm của Tập đoàn công nghệ CMC gây ấn tượng mạnh mẽ tại VIIE 2023 |
Về nhiệm vụ, chúng tôi nhận 2 nhiệm vụ quốc gia. Trong đó có nhiệm vụ xây dựng hạ tầng điện toán đám mây không chỉ đứng đầu Việt Nam mà còn cả khu vực. Quy mô đầu tư đến 80 MW, gấp gần 2 lần tổng công suất Việt Nam hiện nay đang có (khảng 50 MW). Đến 2030 sẽ xây dựng hạ tầng như vậy. Chúng ta phải vươn lên bằng chính công nghệ AI của mình.
Còn nhiệm vụ thứ 2, là xây dựng C.OpenAI. C.Open chúng tôi công bố từ năm 2017 và đến nay chúng tôi chuyển thành C.OpenAI và xây dựng Core AI của người Việt, trí tuệ của người Việt và sử dụng cho người Việt.
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, Tập đoàn Công nghệ CMC nêu 3 kiến nghị:
Thứ nhất, Nhà nước hoàn thiện thể chế, cụ thể Nhà nước giao Bộ, ngành, địa phương "KPI" cam kết thời gian giải quyết thực thi cho DN như thế nào.
Thứ hai, chúng tôi có kế hoạch đầu tư 5 năm tới dành khoảng 700 triệu USD đến 1 tỷ USD xây hạ tầng kỹ thuật. Băn khoăn của chúng tôi là nguồn vốn. Rất mong chúng ta có quỹ hỗ trợ phát triển nhưng không biết 700 triệu USD có được vay vốn không. Chúng tôi muốn có chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi trong 10 năm.
Thứ ba, mong muốn mở các phân hiệu tại các địa phương thì có quy định phải có 2ha đất. Về lý thuyết 2ha đất đó là địa phương phải bố trí cho DN nhưng thực tế tại Hà Nội, Đà Nẵng hay TPHCM có được 2 ha đất là không hề dễ.
Nhưng chúng tôi có hạ tầng cơ sở để có thể đào tạo được ngay.Ví dụ tuyển sinh 1000-2000 sinh viên về trí tuệ nhân tạo thì chúng tôi có tòa nhà gần 10 nghìn mét vuông có thể đào tạo 2000 SV. Nhưng quy định 2ha đất để triển khai phân hiệu mới thì thực sự không đơn giản về thủ tục.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 của CMC tăng trưởng 12,4% so với cùng kỳ và hoàn thành so với kế hoạch. Trong đó, các khối hạ tầng số và khối giải pháp công nghệ giữ mức tăng trưởng tốt. Dự kiến doanh thu cả năm tài chính 2024, Tập đoàn CMC sẽ đạt 9.231 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6%, lợi nhuận đạt 550 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đặt ra. Nhìn về tương lai, CMC đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng đến năm 2028. Tập đoàn hướng đến trở thành một tập đoàn công nghệ số và AI tiêu chuẩn quốc tế, với doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD và tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 20%/năm. Quy mô nhân sự dự kiến sẽ vượt 10.000 người, trong đó 40% sẽ là các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. |