acecook

Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử

Diễn đàn
29/10/2024 16:00
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử.
aa
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Cơ quan nhà nước tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử

Nghị định 137/2024/NĐ-CP hướng dẫn việc chuyển đổi một số hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử toàn trình, trong đó tập trung vào 04 hoạt động chính bao gồm: cung cấp dịch vụ công trực tuyến; quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử

Về chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử, Nghị định quy định, cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử các hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra theo lộ trình và kế hoạch phù hợp.

Trường hợp hoạt động có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bộ, ngành), UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trong đó phải có các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đưa hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, tối thiểu phải bao gồm các lĩnh vực hoạt động: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra thanh tra.

Việc triển khai ứng dụng hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử phải gắn liền với công tác cải cách hành chính của cơ quan nhà nước nhằm đổi mới phương thức làm việc, chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu, tăng cường xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, nâng cao hiệu suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; giảm chi phí và thời gian xử lý công việc.

Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử

Nghị định quy định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử:

Cơ quan nhà nước tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân được biết.

Thiết lập các kênh giao tiếp trên môi trường điện tử và ban hành quy chế hoạt động để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Phải thông báo kết quả xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử thông qua các phương tiện điện tử, các kênh giao tiếp, trừ trường hợp pháp luật quy định khác hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.

Kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử bao gồm các kênh: Kênh cung cấp thông tin và kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử; Cổng Dịch vụ công quốc gia; các kênh giao tiếp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Cổng Dịch vụ công quốc gia phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp để sử dụng dịch vụ bằng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.

Việc sử dụng tài khoản đăng nhập trên kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Nghị định quy định rõ, thủ tục hành chính và dịch vụ hành chính công quy định hoặc không quy định thực hiện bằng phương tiện điện tử thì được áp dụng thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và quy định của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, trừ trường hợp luật khác quy định không được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

Dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến toàn trình trên cơ sở rà soát, tái cấu trúc quy trình, đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi đủ điều kiện thực hiện trọn vẹn từ đầu đến cuối quy trình bằng phương tiện điện tử. Trong trường hợp chưa thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, cơ quan nhà nước phải thông báo để tổ chức, cá nhân được biết.

Hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện số hoá theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân được trả theo quy định pháp luật có liên quan, đồng thời trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử tại Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân, tại ứng dụng định danh quốc gia theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo phương thức ủy quyền, việc lưu kết quả điện tử thực hiện theo thỏa thuận ủy quyền.

Dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích được rà soát, tái cấu trúc quy trình để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho cá nhân, tổ chức trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ hoặc cấp tỉnh và Cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ công theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

Quản trị nội bộ trên môi trường điện tử

Nghị định quy định công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử bao gồm các hoạt động chính:

a) Giải quyết các thủ tục hành chính nội bộ trên môi trường điện tử đối với các lĩnh vực: Kế hoạch; chiến lược; nhân sự; tài chính - kế toán; văn thư lưu trữ; tài sản; thi đua - khen thưởng; hành chính, tổng hợp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của thủ trưởng cơ quan;

b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo trên môi trường điện tử;

c) Xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử;

d) Tổ chức làm việc, họp từ xa trên môi trường điện tử.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm rà soát, tái cấu trúc quy trình các thủ tục hành chính nội bộ trên các lĩnh vực quy định nêu trêu, bảo đảm quy định đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, hợp lý các bộ phận tạo thành cơ bản của thủ tục hành chính theo quy định và đáp ứng yêu cầu về chất lượng theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính toàn trình trên môi trường điện tử.

Cơ quan nhà nước ưu tiên xử lý văn bản, hồ sơ công việc toàn trình trên môi trường điện tử, trừ văn bản, hồ sơ có chứa nội dung bí mật nhà nước; không xử lý đồng thời văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường điện tử và văn bản bản, hồ sơ giấy trừ trường hợp pháp luật yêu cầu phải có bản giấy.

Chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử

Nghị định nêu rõ: Người đứng đầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm thực hiện các hoạt động chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, dựa chủ yếu trên thông tin, dữ liệu số; chỉ đạo các đơn vị, cá nhân theo thẩm quyền quản lý thực hiện các hoạt động tham mưu, xử lý công việc toàn trình trên môi trường điện tử trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành Bộ chỉ số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử, bảo đảm phù hợp với nhu cầu, nguồn lực và mức độ sẵn sàng của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Đồng thời, triển khai Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành cấp bộ, tỉnh bảo đảm thu thập, tạo lập, tổng hợp, phân tích, xử lý, lưu trữ, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ; kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu với hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khác khi có yêu cầu.

Giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử

Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền có trách nhiệm rà soát, đơn giản hoá quy trình giám sát, kiểm tra; xây dựng quy trình giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử; hướng dẫn, triển khai hoạt động giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; xây dựng các nền tảng số, công cụ kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.

Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ các hoạt động phục vụ giám sát, kiểm tra trên môi trường điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

chinhphu.vn
Tin bài khác
Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Loại bỏ nhiều điều luật không phù hợp, hướng tới chuẩn hóa Luật Giáo dục đại học

Dự thảo sửa đổi lần 2 về Luật Giáo dục đại học, do Bộ GDĐT vừa công bố, gồm 9 chương và dự kiến 54 điều. Dự thảo điều chỉnh, một số điều không phù hợp, trong đó có việc bỏ phân loại trường đại học định hướng nghiên cứu hay ứng dụng.
Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật quốc gia: Chõ gốm của sưu tập tư nhân Phạm Gia Chi Bảo và Khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ

Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, gia tăng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu trước rủi ro thị trường.
Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường chứng khoán ngày 01/7: Tín hiệu phân hóa rõ nét, dòng tiền ưu tiên cổ phiếu tích lũy tốt

Thị trường mở đầu tháng 7 với trạng thái phân hóa rõ rệt và độ biến động gia tăng. VN Index tăng nhẹ nhưng hình thành cây nến Doji có bóng nến dài – dấu hiệu cho thấy lực cầu và áp lực chốt lời đang giằng co quyết liệt. Dòng tiền vẫn luân chuyển, tuy nhiên không còn lan tỏa đều mà tập trung vào một số nhóm ngành và mã cổ phiếu cụ thể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 2/7/2025: Tuổi Mùi giậm chân tại chỗ, tuổi Tuất tiền bạc dư dôi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 2/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành ngân hàng vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì mặt bằng lãi suất thấp, tỷ giá ổn định và hệ thống thanh khoản tốt, là những nền tảng quan trọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Cuộc cách mạng công nghệ đưa ngành cho thuê vào Thời đại mới

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, khái niệm di chuyển thông minh không còn là xu hướng mà đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống đô thị hiện đại. Sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), công nghệ di động và điện khí hóa đang tái định hình ngành công nghiệp cho thuê - từ ô tô, xe tay ga đến xe đạp và thiết bị giải trí ngoài trời.
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025

Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025. Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này. 6 đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) được lọt vào danh sách.
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần tiệm cận vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với các quyết định giải ngân mới, đặc biệt trong bối cảnh sự phân hóa ngành ngày càng rõ nét và tâm lý thị trường đang ở vùng hưng phấn.
AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, đội ngũ bảo trì không còn chỉ là bộ phận "hậu cần" âm thầm. Họ đang dần trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành bại trong chiến lược AI của doanh nghiệp sản xuất. Không phải vì công tác bảo trì đột ngột trở nên quan trọng hơn mà bởi AI đã đưa vai trò đó lên một tầm chiến lược mới.
Quảng cáo
moxa