acecook

Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”

Chuyển đổi số - chuyển đổi xanh
11/07/2024 09:55
Trong 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định, 3 chỉ thị, 3 công điện và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn chuyển đổi số và triển khai Đề án 06.
aa

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số vừa chủ trì phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06.

Mục tiêu chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: mối quan hệ mật thiết cho phát triển quốc gia bền vững

Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Những kết quả nổi bật

Báo cáo tại phiên họp cho biết, chuyển đối số quốc gia và triển khai Đề án 06 của Chính phủ đã đạt được những kết quả nổi bật. Cụ thể:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở.

Trong 6 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 quyết định, 3 chỉ thị, 3 công điện và các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản hướng dẫn chuyển đổi số và triển khai Đề án 06.

Các cơ quan đã hoàn thành 19/79 nhiệm vụ trong Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Hoàn thành 43/229 nhiệm vụ năm 2024 của Đề án 06 (Qua 2,5 năm triển khai Đề án 06 đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn với 244 nhiệm vụ).

Có 55/63 địa phương ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trong năm 2024.

Thứ hai, công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và điều kiện thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực.

Trong 6 tháng, Chính phủ đã ban hành 8 nghị định. Các bộ, ngành đã ban hành theo thẩm quyền 10 thông tư. Đến nay, đã đơn giản hóa 828/1.084 thủ tục hành chính được giao tại các nghị quyết chuyên đề của Chính phủ, trong đó trong 6 tháng đầu năm, đã đơn giản hóa 242 thủ tục. 63/63 địa phương đã ban hành Nghị quyết miễn giảm phí, lệ phí cho người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Thứ ba, kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực.

Công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) có bước phát triển khá (theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu 6 tháng ước đạt trên 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ).

Sản phẩm số của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phát triển và đã xuất khẩu đi khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm số 6 tháng ước đạt 64,8 tỷ USD, tăng 23%, nhập khẩu đạt 56,1 tỷ USD, tăng 27,2%.

Nhiều tập đoàn, công nghệ hàng đầu thế giới đã cam kết đầu tư và mở rộng đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực mới như điện tử, chip bán dẫn, nghiên cứu phát triển và trí tuệ nhân tạo.

Thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt được tích cực triển khai (theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 58,2% về số lượng và 36,7% về giá trị).

Ngành y tế đang tích cực triển khai hồ sơ bệnh án điện tử; hơn 1 triệu đối tượng chính sách được nhận trợ cấp an sinh xã hội và 1,8 triệu người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản.

Công tác mở rộng cơ sở thu, quản lý thuế, hóa đơn điện tử được triển khai một cách quyết liệt, mạnh mẽ và có sự chuyển biến tích cực; kết quả thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng theo từng năm (năm 2022 là 83.000 tỷ đồng; năm 2023 là 97.000 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2024 là trên 50.000 tỷ đồng).

Thứ tư, hạ tầng số và các nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển. Nhiều trung tâm dữ liệu lớn, hiện đại được khánh thành và đi vào hoạt động. Trung tâm dữ liệu quốc gia đang được tích cực triển khai.

100% xã, phường, thị trấn có Internet băng thông rộng; 100% cơ quan từ Trung ương đến cấp xã đã được kết nối với mạng số liệu chuyên dùng (trong 6 tháng đã xóa 256 điểm lõm sóng, lõm điện).

Thứ năm, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu có bước phát triển.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối, chia sẻ, xác thực, làm sạch dữ liệu với 85 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước (100% công dân đã được cấp mã số định danh cá nhân; 86,3 triệu công dân đã được cấp thẻ căn cước gắn chip điện tử; hơn 75,7 triệu tài khoản VNeID đã được cấp).

Tích cực thí điểm, triển khai nhiều tiện ích số cho người dân, doanh nghiệp như cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VneID (thí điểm tại Hà Nội và Thừa Thiên Huế)…

Thứ sáu, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh.

Đến nay, đã có 16,4 triệu tài khoản và 51,6 triệu hồ sơ được nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia (6 tháng đầu năm đã cấp mới 4,8 triệu tài khoản và 13,9 triệu hồ sơ được nộp).

Triển khai 43/53 dịch vụ công thiết yếu (tăng 5 dịch vụ công so với cuối năm 2023). Riêng 25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án 06 hằng năm đã tiết kiệm cho Nhà nước và xã hội 3.500 tỷ đồng/năm.

Tỉ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính được đẩy mạnh (cấp bộ là 46,4%, tăng 22,1%; địa phương đạt 58,1%, tăng 14,6%). Từ 1/7/2024, người dân có thể sử dụng duy nhất tài khoản VNeID để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

chuyen doi so da den 8220tung ngo tung nha tung nguoi8221

Chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế

Đánh giá về các kết quả đạt được, Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược. Thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, hiệu quả hơn. Công tác tổ chức thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được triển khai đồng bộ, tích cực hơn. Kết quả mang lại thiết thực hơn, tích cực hơn, thuyết phục.

“Người dân, doanh nghiệp ủng hộ, đồng hành, tham gia tích cực hơn. Chuyển đổi số đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”. Niềm tin của các cấp, các ngành, các địa phương, người dân và doanh nghiệp được củng cố và nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh những thành tựu là rất cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ, chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 còn có những tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ chậm tiến độ.

Cụ thể, việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa kịp thời. Nhiều nhiệm vụ theo kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra. Thủ tướng phê bình các bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số.

Phát triển kinh tế số chưa tương xứng với tiềm năng, đầu tư còn dàn trải. Phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng “manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu” (hạ tầng số, nền tảng số của nhiều cơ quan đầu tư thiếu đồng bộ, chưa bảo đảm khả năng kết nối, chia sẻ thông tin). Vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có đường cáp quang; nhiều điểm lõm sóng, lõm điện, còn 821 điểm lõm sóng di động.

Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều, nhất là nhân lực trình độ cao và nhân lực trong các ngành kinh tế mới nổi.

Tiếp tục nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

Thủ tướng chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới, mà trước hết là tiếp tục nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sức ảnh hưởng, lan tỏa và vai trò động lực phát triển, động lực tăng trưởng của chuyển đổi số; tập trung xây dựng, chia sẻ cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia.

Về phát triển kinh tế số, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương tổ chức các phiên họp chuyên đề số hóa các ngành, lĩnh vực phụ trách. Đẩy mạnh số hóa, làm giàu cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương; xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác quản lý thuế và thực hiện đồng bộ các giải pháp về hóa đơn điện tử, nhất là hóa đơn điện tử trong bán lẻ trực tiếp; phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, hạ tầng thông tin tín dụng bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đa dạng, ngày càng tăng nhanh…

Hồng Minh

mca
Tin bài khác
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực. VN Index vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm, lập đỉnh cao nhất trong 3 năm qua, mở ra kỳ vọng tiếp tục tăng trong phiên 9/7. Tuy nhiên, khi đà tăng mạnh đã kéo dài, việc điều chỉnh kỹ thuật là điều nhà đầu tư cần tính đến.
iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng iPhone 17 vào tháng 9, và năm nay có thể sẽ có điểm khác biệt lớn giữa mẫu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max.
ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

Cuộc thi ASEAN - China - India Youth Leadership Summit (ACIYLS) 2025 tại Việt Nam chính thức công bố đề bài vòng quốc gia với chủ đề “Cultivating Climate and Positive Cities” - hướng đến xây dựng giải pháp gắn liền với hai Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu).
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Đầu tháng 7 vừa qua, tại điểm trường Liên cấp Sentia School, Trại hè Camp Blast 2025: Miền Nắng Hạ đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động bổ ích và lý thú dành cho các em nhỏ từ 7 - 13 tuổi.
Thị trường chứng khoán ngày 08/7: Dòng tiền tỷ đô tiếp tục đổ vào thị trường, VN Index lập đỉnh 3 năm

Thị trường chứng khoán ngày 08/7: Dòng tiền tỷ đô tiếp tục đổ vào thị trường, VN Index lập đỉnh 3 năm

Thị trường tiếp tục bùng nổ trong phiên giao dịch ngày 8/7 khi VN Index vượt mốc 1.415 điểm, thiết lập đỉnh cao mới trong 3 năm. Sự lan tỏa mạnh mẽ từ các nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và thép cùng với lực mua ròng quyết liệt từ khối ngoại đã góp phần duy trì tâm lý tích cực trên toàn thị trường.
Quảng cáo
moxa