acecook

Công nghệ in 3D kim loại sử dụng nguồn năng lượng hồ quang (WAAM): triển vọng phát triển và áp dụng trong công nghiệp...

Tự động hóa công nghiệp
15/01/2023 09:56
Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ in 3D kim loại nói chung và công nghệ WAAM đã bắt đầu được nghiên cứu và định hướng tới ứng dụng trong nước. Từ năm 2019, nhóm nghiên cứu của TS. Lê Văn Thảo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự lần đầu tiên triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về công nghệ WAAM, do Quỹ NAFOSTED tài trợ.
aa

VAAM: công nghệ lõi của công nghệ 4.0

Công nghệ in 3D kim loại hay còn được biết đến với tên gọi công nghệ sản xuất bồi đắp kim loại (Metal Additive Manufacturing, MAM) ra đời và phát triển mạnh trong những năm gần đây và trở thành một trong những công nghệ lõi của Công nghiệp 4.0. Trong số các công nghệ MAM, công nghệ WAAM (Wire Arc Additive Manufacturing) sử dụng nguồn năng lượng hàn hồ quang nung chảy vật liệu kim loại dạng sợi và bồi đắp vật liệu theo lớp có khí bảo vệ để tạo thành sản phẩm (Hình 1). Một hệ thống WAAM bao gồm hệ thống tạo hình (rô bốt hoặc hệ thống máy CNC), nguồn năng lượng hàn (có thể là nguồn hàn MIG/GMAW, nguồn hàn CMT, nguồn hàn TIG/GTAW hay nguồn hàn plasma/PAW).

cong nghe in 3d kim loai su dung nguon nang luong ho quang waam trien vong phat trien va ap dung trong cong nghiep
Hình 1. (a) Hệ thống WAAM và các nguồn năng lượng hồ quang khác nhau có thể được sử dụng.

Hình 2 so sánh giữa công nghệ WAAM và các công nghệ in 3D kim loại khác hiện có mặt trên thị trường. So với các công nghệ in 3D kim loại khác sử dụng bột kim loại và nguồn laser, WAAM có tốc độ chế tạo cao hơn nhiều lần so với các công nghệ in 3D kim loại khác sử dụng vật liệu đầu vào dạng bột kim loại, giá thành đầu tư hệ thống WAAM thấp hơn nhiều. Vì vậy, WAAM là một giải pháp tiềm năng để chế tạo các chi tiết có kích thước lớn với nhiều cấu trúc thành vách từ nhiều loại hợp kim khác nhau như thép, hợp kim nhôm, hợp kim ti-tan, hợp kim nền niken,… Các loại vật liệu này thường có sẵn trên thị trường trong ngành hàn với giá thành tương đối phù hợp. So với công nghệ gia công truyền thống (đúc, rèn và gia công cắt gọt), các hệ thống WAAM có thể giảm 40% – 60% thời gian sản xuất và 15% – 20% thời gian gia công tinh (tùy thuộc vào kích thước chi tiết). Do vậy, WAAM cho phép tiết tiệm tới 75% chi phí sản xuất (Hình 3).

cong nghe in 3d kim loai su dung nguon nang luong ho quang waam trien vong phat trien va ap dung trong cong nghiep
Hình 2. So sánh công nghệ WAAM và một số công nghệ sản xuất bồi đắp kim loại có mặt trên thị trường.

cong nghe in 3d kim loai su dung nguon nang luong ho quang waam trien vong phat trien va ap dung trong cong nghiep
Hình 3. So sánh công nghệ WAAM và công nghệ gia công truyền thống.

Hiện nay, công nghệ WAAM đang được nghiên cứu mạnh trên thế giới, đặc biệt trong khoảng 15 năm trở lại đây. Trong đó Đại học Crafield, Vương quốc Anh là đơn vị dẫn đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ này. Tính đến thời điểm hiện tại, mới có duy nhất Đại học Cranfield và công ty WAAM3D (https://www.waam3d.com/) đã nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống công nghệ WAAM, bao gồm hệ thống phần cứng và phần mềm đi kèm và bắt đầu thương mại hóa hệ thống WAAM trên thị trường trong năm 2022. Bên cạnh đó Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc,… cũng là những nước đầu tư, nghiên ứu và phát triển mạnh về công nghệ này.

Hình 4 giới thiệu các ứng dụng điển hình của công nghệ WAAM trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp hang không vũ trụ chiếm một tỉ trọng lớn trong số các ứng dụng của WAAM. Các chi tiết kích thước lớn được chế tạo từ hợp kim nhôm và titan bởi công nghệ WAAM đã được chế tạo và sử dụng trong máy bay, thân tàu vũ trụ và tên lửa,… Ví dụ NASA đã chế tạo toàn bộ thân vỏ tên lửa/tàu vũ trụ bởi công nghệ WAAM (https://www.youtube.com/watch?v=kz165f1g8-E) (Hình 4a). Trong công nghiệp đóng tàu, công nghệ WAAM được sử dụng để chế tạo các chi tiết như chân vịt (Hình 4b). Trong lĩnh vực dụng cụ và khuôn mẫu, WAAM được sử dụng để chế tạo, sửa chữa và phục hồi các loại khuôn, chày, đặc biệt là phục hồi những khuôn rèn, dập có kích thước lớn làm việc trong điều kiện khắc nghiệt (Hình 4c). Trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc, công nghệ WAAM cũng đã được áp dụng thành công để chế tạo các kết cấu lắp ghép, kết cấu cột, trụ đặc biệt, thậm chí là toàn bộ một cây cầu đi bộ (Hình 4d). Cây cầu đi bộ bằng thép dài 12m đầu tiên được in bởi công nghệ WAAM của công ty MX3D và được khánh thành tháng 7/2021 tại Amsterdam, Hà Lan. Cây cầu được chế tạo bằng cách sử dụng các thanh thép không gỉ được in bằng các cánh tay robot tại xưởng MX3D. Cầu thép nặng 6 tấn và cần 6 tháng để in 3D bằng robot trước khi đưa vào Odezijds Achterburgwal, một trong những con kênh lâu đời nhất của thành phố Amsterdam.

cong nghe in 3d kim loai su dung nguon nang luong ho quang waam trien vong phat trien va ap dung trong cong nghiep
Hình 4. Các ứng dụng điển hình của công nghệ WAAM.

In 3D tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến công nghệ in 3D kim loại còn rất hạn chế. Hầu hết các máy in 3D có sẵn tại Việt Nam được đầu tư và sử dụng để in các vật liệu nhựa hoặc phi kim loại. Thực tế, chi phí cần đầu tư cho một hệ thống in 3D kim loại dạng bột rất tốn kém (lên đến hơn một triệu đô la), nên gần như các viện nghiên cứu và trường đại học chưa được đầu tư hệ thống công nghệ này để phục vụ nghiên cứu, đào tạo, và ứng dụng. Thêm vào đó, các lĩnh vực công nghiệp như hàng không vũ trụ và ô tô, nơi mà lợi ích và hiệu suất của công nghệ in 3D kim loại đã được chứng minh, vẫn chưa được phát triển tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu về các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là in 3D kim loại, là rất quan trọng và cần thiết. Theo Quyết định số 2117/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 16 tháng 12 năm 2020, công nghệ in 3D được xác định là một trong những công nghệ tiên tiến thuộc danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ in 3D kim loại nói chung và công nghệ WAAM đã bắt đầu được nghiên cứu và định hướng tới ứng dụng trong nước. Từ năm 2019, nhóm nghiên cứu của TS. Lê Văn Thảo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự lần đầu tiên triển khai đề tài nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về công nghệ WAAM, do Quỹ NAFOSTED tài trợ. Trước đó, đã có một số nghiên cứu về công nghệ WAAM tại Việt Nam, tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm khả năng in, hay chỉ đơn giản là đưa nguồn hàn lên máy công cụ CNC và hàn đắp các mẫu đơn giản. Sau ba năm triển khai, nhóm nghiên cứu của TS. Lê Văn Thảo tại Học viện Kỹ thuật Quân sự đã công bố được nhiều công trình có giá trị trên các tạp chí ISI/Scopus và đóng góp quan trọng và công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã công bố được 08 bài báo SCI/SCIE (Q1 và Q2), 03 bài báo trong nước, 04 bài báo hội nghị quốc tế (scopus), và 01 chương sách chuyên quốc tế (scopus). Các công bố này của đề tài, từ năm 2020 đến 2022, đã có tổng cộng 123 lượt trích dẫn (theo số liệu thống kê của Google Scholar: https://scholar.google.fr/citations?user=Qm5cEk0AAAAJ&hl=fr). Bên cạnh đó, các nội dung nghiên cứu của đề tài đã được đưa vào hướng dẫn nghiên cứu cho 03 học viên Thạc sĩ (đã bảo vệ thành công) và mở ra các hướng nghiên cứu mới trong đào tạo sau đại học.

Hiện nay, TS. Thảo đang kết hợp cùng với Công ty CP Công nghệ và Thiết bị hàn (WELDTEC JSC, https://www.weldtec.com.vn/), và TS. Nguyễn Văn Anh – Đại học Cranfield, Vương Quốc Anh cùng triển khai, nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển công nghệ WAAM tại Việt Nam (Hình 5), với mục tiêu phát triển công nghệ WAAM “made in Vietnam” có chi phí phù hợp cho các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong nước. Tháng 9/2022, Công ty Weldtec, Học viện Kỹ thuật Quân sự, và Đại học Cranfield đã tổ chức thành công hội thảo chuyên đề về ứng dụng công nghệ sản xuất bồi đắp kim loại trên thế giới và Việt Nam, tại triển lãm quốc tế METALEX 2022 được tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.

cong nghe in 3d kim loai su dung nguon nang luong ho quang waam trien vong phat trien va ap dung trong cong nghiep
Hình 5. Triển khai hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ WAAM tại Việt Nam giữa Học viện KTQS, Weldtec, và Đại học Cranfield, UK.

So với các công nghệ in 3D kim loại khác (sử dụng vật liệu bột kim loại) thì công nghệ WAAM là phù hợp nhất với điều kiện hiện tại trong nước, không chỉ về chi phí đầu tư mà còn về miền ứng dụng, cũng như nền tảng kiến thức công nghệ hàn đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam. Công nghệ WAAM có thể đáp ứng được ngay các nhu cầu trong công nghiệp cơ khí trong nước. Cụ thể, nhiều chi tiết quan trọng trong hệ thống cơ khí, máy móc có thể sửa chữa, phục hồi, hoặc chế tạo mới để thay thế bằng công nghệ WAAM. Ví dụ, các hệ thống truyền động bánh răng, các trục truyền động quan trọng, cánh tua bin, chân vịt của các loại tầu thủy bị hư hỏng và bị mài mòn,… đều có thể sửa chữa và phục hồi bằng công nghệ WAAM một cách hiệu quả, thay thế cho các phương pháp sửa chữa truyền thống (như hàn đắp và mài thủ công). Bên cạnh đó, nhiều chi tiết quan trọng được chế tạo bằng phương pháp gia công cắt gọt thông thường tiêu hao nhiều vật liệu, năng lượng, và công sức lao động có thể được chế tạo bằng phương pháp WAAM kết hợp với gia công lần cuối, cho phép tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu chi phí tối đa.

Vì vậy, có thể khẳng định nghiên cứu và phát triển công nghệ WAAM là một lựa chọn phù hợp với điều kiện trong nước nhằm chế tạo các vật tư, phụ tùng thay thế, cũng như sửa chữa, phục hồi các chi tiết quan trọng trong các hệ thống thiết bị, máy móc, và hệ thống cơ khí. Đồng thời, đây cũng là cách tiếp cận sáng tạo và linh hoạt, dựa trên trang thiết bị có sẵn trong nước, đặt nền móng vững chắc cho các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ in 3D kim loại tại Việt Nam, đẩy các nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ in 3D kim loại khác, đặc biệt là trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0.

Lê Văn Thảo
(Trung tâm Công nghệ, Học viện Kỹ thuật Quân sự)

Bài liên quan
mca
Tin bài khác
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực. VN Index vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm, lập đỉnh cao nhất trong 3 năm qua, mở ra kỳ vọng tiếp tục tăng trong phiên 9/7. Tuy nhiên, khi đà tăng mạnh đã kéo dài, việc điều chỉnh kỹ thuật là điều nhà đầu tư cần tính đến.
iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng iPhone 17 vào tháng 9, và năm nay có thể sẽ có điểm khác biệt lớn giữa mẫu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max.
ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

Cuộc thi ASEAN - China - India Youth Leadership Summit (ACIYLS) 2025 tại Việt Nam chính thức công bố đề bài vòng quốc gia với chủ đề “Cultivating Climate and Positive Cities” - hướng đến xây dựng giải pháp gắn liền với hai Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu).
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Đầu tháng 7 vừa qua, tại điểm trường Liên cấp Sentia School, Trại hè Camp Blast 2025: Miền Nắng Hạ đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động bổ ích và lý thú dành cho các em nhỏ từ 7 - 13 tuổi.
Quảng cáo
moxa