acecook

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Sự kiện
09/07/2025 09:18
Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
aa
Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) Việt Nam luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Ảnh TTXVN

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR). Đoàn liên ngành của Việt Nam, gồm các thành viên đến từ các cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Công ước ICCPR, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn đã tham dự Phiên họp này với mục đích chia sẻ những bước tiến tích cực, thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị trong thời gian qua ở Việt Nam.

Công ước ICCPR là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực vào năm 1976. Với phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm tất cả các quyền dân sự và chính trị của mỗi cá nhân, Công ước ICCPR ra đời đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Đoàn công tác liên ngành của Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn tham dự Phiên rà soát

Là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo, bảo vệ và bảo đảm quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ và ưu tiên hàng đầu. Cùng với việc gia nhập Công ước ICCPR ngày 24/9/1982, Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực. Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Những thành tựu về lập pháp, tổ chức thi hành pháp luật cùng với những nỗ lực về cải cách tư pháp trong thời gian qua là yếu tố đảm bảo quan trọng về pháp lý để mọi người dân Việt Nam có cơ hội và điều kiện thuận lợi thụ hưởng đầy đủ các quyền dân sự, chính trị.

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Ảnh TTXVN

Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước được quy định tại khoản 1 Điều 40 Công ước ICCPR, tháng 3/2023, Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia lần thứ tư về thực thi Công ước và cuối năm 2024, đã nộp Báo cáo trả lời danh sách các vấn đề quan tâm của Ủy ban Nhân quyền. Các báo cáo được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Ủy ban nhân quyền, có sự tham vấn rộng rãi các chủ thể có liên quan. Các báo cáo đều thể hiện rõ sự phát triển toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị từ sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba năm 2019, đồng thời khẳng định việc tuân thủ các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Cuộc họp của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ 4 của Việt Nam về thực thi công ước ICCPR

Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, kể từ sau khi nộp Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế. Các quyền về tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật, quyền sống, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hợp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện. Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Ảnh TTXVN

Việc tham dự Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền lần này thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực thi các cam kết quốc tế. Đối thoại tại Phiên họp cũng giúp Ủy ban Nhân quyền và các quốc gia thấy rõ bức tranh tổng thể của sự phát triển toàn diện, nhanh chóng trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị từ sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba năm 2019. Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng của một số tổ chức, cá nhân về tình hình thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt.

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc
Ảnh TTXVN
Tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
mca
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu,  VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 09/7: Cổ phiếu tài chính giữ vai trò đầu tàu, VN Index tăng tốc vượt mốc 1.430 điểm

Thị trường tiếp tục cho thấy sức mạnh nội tại vững vàng trong phiên giao dịch ngày 9/7 khi VN Index tăng hơn 15 điểm và vượt xa mốc 1.430 điểm. Đà tăng lan tỏa rộng trên toàn thị trường, dẫn dắt bởi nhóm tài chính – ngân hàng cùng thanh khoản bùng nổ. Dòng tiền chủ động đẩy mạnh vào các cổ phiếu bluechips, trong khi khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 2 nghìn tỷ đồng, củng cố niềm tin về xu hướng tăng trưởng bền vững trong ngắn hạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 10/7/2025: Tuổi Hợi chuyển biến tích cực, tuổi Ngọ đụng độ tiểu nhân

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 10/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm đào tạo tiến sĩ theo chuẩn quốc tế

Thời gian đào tạo trong khoảng 2 năm. Nghiên cứu sinh (NCS) được miễn phản biện độc lập khi là tác giả chính của ít nhất 3 báo cáo hội nghị, bài báo khoa học.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Phải có chiến lược và nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy ngành sản xuất robot trong nước vươn xa

Robot và Tự động hóa là một trong 11 nhóm công nghệ chiến lược trọng yếu trong việc thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị. Việc thành lập Chi hội Robot Việt Nam góp phần định hướng và thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, chế tạo robot trong nước phát triển. Tạp chí Tự động hóa Ngày nay có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Chi hội Robot Việt Nam - PGS.TS Lê Hoài Quốc, nhân dịp ra mắt Chi hội.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực. VN Index vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm, lập đỉnh cao nhất trong 3 năm qua, mở ra kỳ vọng tiếp tục tăng trong phiên 9/7. Tuy nhiên, khi đà tăng mạnh đã kéo dài, việc điều chỉnh kỹ thuật là điều nhà đầu tư cần tính đến.
iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng iPhone 17 vào tháng 9, và năm nay có thể sẽ có điểm khác biệt lớn giữa mẫu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max.
ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

Cuộc thi ASEAN - China - India Youth Leadership Summit (ACIYLS) 2025 tại Việt Nam chính thức công bố đề bài vòng quốc gia với chủ đề “Cultivating Climate and Positive Cities” - hướng đến xây dựng giải pháp gắn liền với hai Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu).
Quảng cáo
moxa