acecook

Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Diễn đàn
02/07/2025 18:56
Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện nghiêm túc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), coi đây là một phần quan trọng trong quá trình bảo đảm quyền con người và hội nhập quốc tế. Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong xây dựng pháp luật, thực thi chính sách và đối thoại quốc tế đã thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ và nhất quán của Việt Nam đối với Công ước này.
aa

Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người luôn là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được thể hiện trong mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, việc tham gia và thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) không chỉ là cam kết quốc tế, mà còn là bước đi cụ thể nhằm hiện thực hóa các nguyên tắc này.

Việt Nam - Thành viên tích cực của Công ước ICCPR

Công ước ICCPR là một trong hai công ước cốt lõi trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế, được Liên hợp quốc thông qua năm 1966 và có hiệu lực vào năm 1976. Đến nay, 174 quốc gia đã tham gia. Nhận thức được tầm quan trọng của Công ước, Việt Nam đã tham gia từ năm 1982.

Trong hơn 4 thập kỷ, Việt Nam đã từng bước nội luật hóa các quy định của Công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia; thúc đẩy tuyên truyền, phổ biến quyền con người; bảo đảm quyền tiếp cận công lý, quyền không bị phân biệt đối xử và các quyền dân sự - chính trị thiết yếu của công dân.

Với phạm vi điều chỉnh rộng và tính phổ quát cao, Công ước ICCPR đòi hỏi phải được triển khai một cách toàn diện, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực từ các bộ, ngành cũng như toàn thể nhân dân.

Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một quốc gia thành viên. Những kết quả đạt được thể hiện qua việc từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền dân sự và chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến Công ước ICCPR trên phạm vi toàn quốc; tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống; đồng thời nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ về tình hình triển khai Công ước.

Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền ngày 19/11/2024 tại Hà Nam

Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tăng cường hiệu quả thực thi Công ước ICCPR và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc, thể hiện cam kết mạnh mẽ và chủ động của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế về quyền con người.

Kể từ khi trở thành thành viên của Công ước, Việt Nam đã xây dựng và nộp các Báo cáo quốc gia vào các năm 1989, 2001, 2017 và 2023. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự nghiêm túc và quyết tâm của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền dân sự và chính trị, phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết. Riêng đối với chu kỳ báo cáo lần thứ tư (giai đoạn 2019-2022), sau khi nộp Báo cáo quốc gia vào năm 2023, Việt Nam tiếp tục hoàn thành Báo cáo trả lời Danh sách các vấn đề vào năm 2024.

Nỗ lực thực hiện Công ước của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện qua việc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam trong khuôn khổ cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) vào tháng 9/2024, đồng thời đánh giá cao những tiến bộ của Việt Nam trong việc bảo đảm các quyền con người, trong đó có các quyền dân sự và chính trị.

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho Phiên đối thoại quốc tế

Hiện nay, Đoàn công tác liên ngành gồm đại diện từ 9 Bộ, ngành đang tích cực hoàn thiện các phương án trả lời, chuẩn bị cho Phiên đối thoại chính thức với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ diễn ra vào ngày 7-8/7/2025 tại Geneva, Thuỵ Sĩ.

Theo ông Đào Quý Lộc, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp, Việt Nam sẽ truyền tải 5 nội dung cốt lõi:

Thứ nhất, việc hiện thực hóa và tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc được xem là nền tảng để thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia, đồng thời góp phần củng cố hòa bình và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên bình diện quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam đang đẩy mạnh nhiều bước đột phá mang tính cách mạng nhằm đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Trong đó, nổi bật là công cuộc đổi mới quá trình xây dựng và thi hành pháp luật, tiếp tục hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc mở rộng dân chủ, tạo điều kiện để người dân tham gia quản lý Nhà nước ngày càng được coi trọng, qua đó bảo đảm và bảo vệ hiệu quả hơn các quyền dân sự, chính trị của công dân.

Thứ ba, với chủ trương nhất quán trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người nói chung, quyền dân sự và chính trị nói riêng, Việt Nam đã nghiêm túc nghiên cứu và triển khai thực hiện các quy định của Công ước ICCPR cũng như các khuyến nghị từ Ủy ban Nhân quyền đưa ra năm 2019. Trong đó, có thể kể đến một số kết quả đáng chú ý như việc sửa đổi Bộ luật Hình sự nhằm bãi bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh; ban hành Luật Tư pháp cho người chưa thành niên và sửa đổi Luật Phòng, chống mua bán người.

Thứ tư, quá trình thực hiện Công ước ICCPR được Việt Nam xây dựng theo lộ trình phù hợp với tiến trình cải cách pháp luật và cải cách tư pháp của quốc gia, đồng thời bám sát thực tiễn, điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Thứ năm, dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nhiều nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến tiến trình thực thi Công ước, Việt Nam vẫn luôn dành sự quan tâm và ưu tiên nguồn lực ở mức cao nhất có thể. Chính phủ đang và sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm hiệu quả hơn quyền dân sự, chính trị cho người dân, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, thông qua những bước đi và lộ trình phù hợp trong thời gian tới.

Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
Phó Vụ trưởng Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp Đào Quý Lộc chia sẻ về Phiên đối thoại với Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc diễn ra vào ngày 7-8/7/2025 sắp tới

Chủ động, minh bạch và đối thoại

Bộ Tư pháp cũng đã phối hợp với các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông về tiến trình thực thi ICCPR. Nhiều bài viết, phỏng vấn và thông cáo báo chí đã được chuẩn bị nhằm cung cấp thông tin chính xác, minh bạch, phản bác kịp thời các đánh giá sai lệch. Dự kiến, sau Phiên đối thoại, Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị được chấp thuận từ Ủy ban Nhân quyền.

Thực tiễn đã chứng minh: từ năm 1982 đến nay, Việt Nam luôn nhất quán với mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó các quyền dân sự và chính trị của công dân được tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy không ngừng.

Việc Việt Nam tham gia ICCPR không chỉ thể hiện cam kết quốc tế, mà còn phản ánh rõ ý chí chính trị và quyết tâm nội tại trong hành trình hướng tới một nhà nước pháp quyền hiện đại, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/7/2025: Tuổi Mão chi tiêu tốn kém, tuổi Mùi gia đình hòa hợp

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 24/7/2025: Tuổi Mão chi tiêu tốn kém, tuổi Mùi gia đình hòa hợp

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 24/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Sản xuất thông minh bắt đầu từ người lao động được kết nối

Sản xuất thông minh bắt đầu từ người lao động được kết nối

Ngành sản xuất toàn cầu đang đối mặt với một thách thức lớn: Nguy cơ thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, sẽ thiếu khoảng 1,9 triệu công nhân vào năm 2033. Tuy nhiên, trong làn sóng chuyển đổi số và sự trỗi dậy của AI, một mô hình mới đang nổi lên - công nhân được kết nối (Connected Worker), kết hợp giữa chuyên môn của con người và sức mạnh công nghệ để xây dựng lực lượng lao động năng động, linh hoạt và sẵn sàng cho tương lai.
Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Đà tăng giữ vững, dòng tiền lan rộng

Thị trường chứng khoán ngày 23/7: Đà tăng giữ vững, dòng tiền lan rộng

Với việc VNIndex đóng cửa tại 1.512,31 điểm, tăng nhẹ 2,77 điểm (+0,18%), thị trường vẫn giữ được nhịp đi lên dù chịu áp lực chốt lời cục bộ ở một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Đáng chú ý, thanh khoản tiếp tục duy trì trên mức cao với gần 38,2 nghìn tỷ đồng, cho thấy dòng tiền chưa có dấu hiệu suy yếu.
Bộ Giáo dục bỏ điều kiện 8 điểm toán mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Bộ Giáo dục bỏ điều kiện 8 điểm toán mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành bán dẫn phải nằm trong nhóm 25% thí sinh có điểm tổ hợp xét tuyển cao nhất và đồng thời thuộc nhóm 20% thí sinh có điểm môn Toán cao nhất trên toàn quốc
Đại học Phenikaa phải trở thành bệ phóng đào tạo và phát triển công nghệ chủ lực

Đại học Phenikaa phải trở thành bệ phóng đào tạo và phát triển công nghệ chủ lực

Chiều 22/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chuyển Trường Đại học Phenikaa thành Đại học Phenikaa.
VPBank: Sáng tạo, khác biệt tạo bệ phóng bứt phá

VPBank: Sáng tạo, khác biệt tạo bệ phóng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) ghi dấu ấn với loạt sáng kiến sáng tạo, khác biệt trong trải nghiệm khách hàng và phát triển thương hiệu. Đó chính là chất xúc tác để ngân hàng này tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ, duy trì vị thế tiên phong và bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Chuyển đổi số trong bảo trì: Khi cảm biến và AI chủ động ngăn cản sự cố

Chuyển đổi số trong bảo trì: Khi cảm biến và AI chủ động ngăn cản sự cố

Trong thế giới sản xuất hiện đại, khái niệm bảo trì không còn đơn thuần là sửa chữa sau khi sự cố xảy ra. Nhờ vào sự kết hợp giữa Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI), các nhà máy đang bước vào kỷ nguyên của bảo trì dự đoán, một phương pháp chủ động giúp giảm thời gian ngừng hoạt động và tăng độ tin cậy của thiết bị.
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/7: Nắm giữ cổ phiếu mạnh, tránh mua đuổi

Nhận định phiên giao dịch ngày 23/7: Nắm giữ cổ phiếu mạnh, tránh mua đuổi

Tâm lý nhà đầu tư hiện đang rất tích cực, thể hiện qua việc chỉ số VN Index tăng mạnh kèm thanh khoản cao. Dòng tiền tiếp tục ưu tiên midcap và bluechip, tạo đà cho thị trường tiến sát các vùng đỉnh cao mới. Tuy vậy, sự xuất hiện của các cây nến rút chân và bóng trên trong phiên gần nhất là tín hiệu cảnh báo có thể xuất hiện rung lắc kỹ thuật trong vài phiên tới.
Quản lý hiệu quả dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chi cho đầu tư công

Quản lý hiệu quả dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin chi cho đầu tư công

Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Khát vọng Ba Lòng

Khát vọng Ba Lòng

Ba Lòng từng là một chiến khu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là xã An toàn khu của Trung ương tại tỉnh Quảng Trị.
Quảng cáo
moxa