Covid có thực sự thúc đẩy gia tăng năng suất?

Đổi mới công nghệ
13/03/2021 11:02
Covid đã khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia phải tìm cách giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó...
aa

Covid đã khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia phải tìm cách giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có chính sách reshore (dời cơ sở sản xuất về lại quê nhà) và đầu tư vào robot. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để khẳng định điều này có giúp thúc đẩy tăng cường năng suất.

covid co thuc su thuc day gia tang nang suat
Ảnh minh họa

Thực tế, tăng trưởng năng suất ở các nền kinh tế tiên tiến đã chững lại kể từ giữa thập niên 2000. Như ở Mỹ, mức tăng trung bình trong giai đoạn 2005 – 2016 chỉ còn là 1,3%/năm, thấp hơn một nửa so với con số 2,8%/năm của thời kỳ 1995 – 2004. Ở những quốc gia thành viên OECD khác, tăng trưởng năng suất trong giai đoạn tương tự cũng giảm từ 2,3%/năm xuống còn 1,1%/năm. Điều này nghe có vẻ nghịch lý trước nhiều tiến bộ nhanh chóng mà nhân loại đạt được trong lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI),… Trong nghiên cứu của mình, tác giả Erik Brynjolfsson, Daniel Rock và Chad Syverson lưu ý: “Chúng ta có thể bắt gặp những công nghệ chuyển đổi (transformative technology) ở khắp mọi nơi ngoại trừ số liệu thống kê về tăng trưởng năng suất”.

Theo Kemal Kilic và Dalia Marin, Covid đã làm bộc lộ những khuyết điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu – đắt đỏ, dễ bị tổn thương (đứt gãy), thiếu chắc chắn (theo ước tính, hoạt động của chuỗi cung ứng có thể sẽ bị cắt giảm tới 35% vì đại dịch kéo dài), khiến doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển cân nhắc reshore và tăng cường đầu tư vào robot. Cùng với đó, chính sách cắt giảm lãi suất cùng tạo điều kiện cho những khoản vay mới có chi phí thấp hơn, hạ giá thành tương đối của mô hình sản xuất sử dụng robot so với nhân công truyền thống – kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu sử dụng robot ở các nước giàu đang tăng tới 76%. Nhưng liệu sự dịch chuyển này có giúp các nền kinh tế tiên tiến cải thiện năng suất lớn hơn lao động nước ngoài hay không? Marin dẫn chứng việc outsource sang Trung Quốc, Đông Âu,…(với mức lương thấp hơn nhiều) đang giúp các doanh nghiệp ở những quốc gia phát triển đạt được năng suất rất cao. Ví dụ, việc các công ty Đức sử dụng lao động Đông Âu ( thay vì người Đức) trong nhiều mắt xích của chuỗi cung ứng đã giúp năng suất của toàn nền kinh tế tăng lên, đóng góp vào vị thế siêu cạnh tranh của nước Đức.

Rất khó tính toán tăng trưởng năng suất đạt được nhờ robot, bởi điều này phụ thuộc vào việc robot được sử dụng thay thế nhân công hay còn tổ chức lại hoạt động sản xuất nhằm khai thác hết tiềm năng mà công nghệ đem lại – chiến lược giúp tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới và thúc đẩy năng suất tăng trưởng vượt bậc. Như Doron Acemoglu và Pascual Restrepo chỉ ra: ngay đến các công ty Mỹ hiện vẫn chủ yếu sử dụng robot cho mục tiêu tự động hóa nhiều hơn công việc do người thực hiện trước đó hơn là tạo ra việc làm mới. Khác với giai đoạn 1947 – 1987 khi sự dịch chuyển lao động do tự động hóa được bù đắp kịp thời bằng những công việc mới do công nghệ mang lại, tốc độ thuyên chuyển nhân công trong ba thập niên qua lại vượt xa khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, dẫn tới tỷ trọng lao động trong GDP sụt giảm. Đó cũng là lý do tại sao tăng trưởng năng suất chậm lại bất chấp sự bùng nổ của cuộc cách mạng AI.

Theo các nghiên cứu về đổi mới, sẽ có độ trễ đáng kể trong việc triển khai một công nghệ mới đến khi nó phát huy hết tiềm năng. Để hưởng lợi đầy đủ từ công nghệ, doanh nghiệp và cả quốc gia sẽ cần thêm nhiều khoản đầu tư bổ sung tốn kém, thậm chí thay đổi hẳn tổ chức (tức tái cấu trúc). Nếu đòi hỏi tái cấu trúc càng sâu rộng thì độ trễ lại càng lớn.

Những phát hiện trên cho thấy, đại dịch Covid sẽ không thể thúc đẩy năng suất tăng trưởng trong một sớm một chiều. Điều này có ý nghĩa khá quan trọng đối với tương lai thương mại thế giới. Trong giai đoạn siêu toàn cầu hóa 1990 – 2008, chuỗi cung ứng đã đóng góp tới 60 – 70% tăng trưởng thương mại toàn cầu. Phần lớn doanh nghiệp tại các nước giàu chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á,… để hưởng lợi từ chi phí lao động thấp hơn, sau đó lại nhập khẩu nguyên liệu đầu vào – được sản xuất tại những khu vực này – về thị trưởng nội địa, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa trung gian.

Sự gián đoạn của chuỗi cung xu hướng reshore có thể sẽ làm dòng chảy thương mại thế giới chậm lớn, trừ khi tốc độ tăng trưởng năng suất ở các nền kinh tế tiên tiến được cải thiện. Nhờ robot, những nước này sẽ sản xuất được nhiều hàng hóa, cạnh tranh hơn và tăng cường nhập khẩu đầu vào trung gian từ các quốc gia đang phát triển.

PV (tổng hợp dịch)

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.
Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.