Trong bối cảnh thị trường ở mọi ngành nghề đang cạnh tranh khốc liệt, việc thực thi chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà còn trở thành một yếu tố thiết yếu đối với các doanh nghiệp, nhằm tăng cường khả năng đáp ứng, cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm – dịch vụ mới. Số lượng doanh nghiệp nhận thức rõ về vai trò và tầm quan trọng của chuyển đổi số đã đáng kể, nhưng thực tế cho thấy hầu hết doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn nền tảng số phù hợp và gặp nhiều vấn đề trong quá trình triển khai, đồng thời đối mặt với sự “ma mị” của các nền tảng số hiện đại.
Chọn nền tảng số phù hợp chiến lược kinh doanh số
Các nhà lãnh đạo thường được tiếp cận sớm với các thông tin về nền tảng số từ nhiều nhà cung cấp phần mềm thông qua hàng loạt sự kiện, bài viết về nền tảng số. Các trường hợp thành công nhờ sử dụng nền tảng số để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách hàng cũng được công bố, từ đó tạo thêm sự hứng thú cho doanh nghiệp trải nghiệm giải pháp số.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mỗi doanh nghiệp là khác nhau, thậm chí trong cùng một ngành kinh doanh. Do đó, trước khi chọn một nền tảng số, doanh nghiệp cần xác định rõ chiến lược kinh doanh số và mức độ sẵn sàng của mình để hiểu rõ hơn về vị thế của mình trên thị trường, cũng như nhu cầu của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Điều này đòi hỏi một quá trình đánh giá tổng thể về khả năng và tài nguyên hiện có để đề ra mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp muốn đạt được từ quá trình chuyển đổi số.
Để đánh giá toàn diện mức độ sẵn sàng số hiện nay, có nhiều tiêu chí cho doanh nghiệp, như Khung/Mô hình trưởng thành số (Digital Maturity Model) của TM Forum với 5 khía cạnh (Khách hàng, chiến lược, kỹ thuật, hoạt động vận hành, tổ chức và văn hóa) đi kèm với 179 tiêu chí (như hình bên dưới).
Một khi đã xác định được mức độ sẵn sàng toàn diện, doanh nghiệp có thể chọn nền tảng số phù hợp và tích hợp nó vào chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nền tảng số cũng đặt ra hàng loạt vấn đề cần được xem xét cẩn thận.
Giả sử, trong 5 khía cạnh trên của mô hình trưởng thành số do TM Forum đề xuất, chúng ta chọn ra một tiêu chí kỹ thuật số về việc tích hợp nền tảng số và định nghĩa từ cấp 1 – 5, kèm theo ví dụ cụ thể như sau:
Tùy theo mức độ, doanh nghiệp sẽ gặp phải một số vấn đề trong quá trình chuyển đổi số. Chẳng hạn, khi xây dụng ứng dụng nền tảng số trong bán hàng, hay một nhà hàng có ứng dụng di động để đặt món, họ thường gặp vấn đề về mất cân đối chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng khi áp dụng nền tảng số. Cụ thể hơn, khi khách hàng đặt món qua ứng dụng, nhà hàng không đảm bảo thời gian giao hàng chính xác hoặc không cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sau khi giao hàng. Điều này dẫn đến sự mất cân đối, khiến khách hàng không hài lòng về trải nghiệm mua sắm và chăm sóc.
Đây là doanh nghiệp đang ở cấp 2 trong 5 mức độ sẵn sàng số thuộc yếu tố công nghệ về mặt tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cần xây dựng một chính sách bán hàng và chăm sóc khách hàng khéo léo hơn khi tích hợp nền tảng số. Điều này có thể đạt được thông qua việc thực hiện các biện pháp:
Với việc áp dụng những cách thức nêu trên, doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của chuyển đổi số để cải thiện quy trình giao hàng, chăm sóc khách hàng sau giao hàng và tăng cường tương tác với khách hàng. Qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Việc ứng dụng nền tảng số không chỉ ảnh hưởng các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp mà còn phải xem xét lại cả thị trường và các đối tác. Đơn cử, đó là sự việc mới nổi gần đây, “chiến thần livestream” Hà Linh bán dược phẩm Hoa Linh nhờ tận dụng nền tảng số của bên thứ 3 (Tiktok) để thực hiện chiến dịch giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, chỉ trong một đêm đã bán khoảng 60.000 sản phẩm ở mức giá bằng 1/5 nhà phân phối. Sự kiện này vẫn còn gây nhiều tranh cãi, nhưng Hà Linh đã lên tiếng xin lỗi, và nhà sản xuất cũng đã gửi thư xin lỗi các nhà thuốc, nhà phân phối. Tuy nhiên, nếu bỏ qua các yếu tố này, chúng ta có thể thấy sự việc của Hà Linh trên nền tảng Tiktok là một minh chứng cho khả năng tiếp cận khách hàng, đó là sự thay đổi mô hình kinh doanh từ B2B2C sang B2C thông qua nền tảng số.
Những yếu tố cần được xem xét
Dẫu vậy, việc áp dụng các nền tảng số cũng nên thận trọng hơn, cần được xem xét kỹ lưỡng và có chính sách, cùng chiến lược rõ ràng. Dưới đây là một số yếu tố cần được xem xét:
Như vậy, để khai mở tiền năng số và thắt chặt sự gắn kết giữa nền tảng số và chiến lược số, thì hơn bao giờ hết doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh, có chính sách và chiến lược rõ ràng, cũng như hiểu rõ về các rủi ro và thách thức có thể xảy ra trong quá trình xây dựng nền tảng số.
Tựu trung rằng, bằng cách đánh giá tổng thể các mức độ sẵn sàng số, với sự tham gia tất cả bộ phận liên quan và kết hợp đào tạo nhân viên năng lực số theo các mức độ tăng trưởng số, doanh nghiệp có thể đạt được sự cân đối và tương thích giữa nền tảng số và chiến lược kinh doanh, tạo nên sự kết hợp mạnh mẽ và mang lại hiệu quả kinh doanh toàn diện.
Nguyễn Đắc Nguyên Long
Sáng lập viên Mạng lưới chuyên gia tham vấn CNTT (ITAN)