timtos

Sang mà lạnh

Văn hoá giải trí
24/01/2025 04:04
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Sang mà lạnh", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
aa
Chiếc cốc vại của người Hà Nội Người Hà Nội và bia
Sang mà lạnh
Mâm cỗ ngày xưa

Giỗ cụ nội tôi thuở xưa

Trong gia đình tôi, có một đám giỗ mà mọi người quan tâm nhất. Đó là giỗ cụ nội tôi vào ngày 27 tháng chạp hằng năm. Cụ nội tôi mất trước khi tôi ra đời có vài ngày vào năm 1947 - Cụ bị Tây đi càn sát hại. Bởi thế, mỗi lần giỗ cụ tôi là mọi người lại nhớ đến cái năm ấy, cái ngày ấy.

Ông nội tôi là con trưởng và tôi là chắt đích tôn. Thế nên từ mấy tuần trước, các ông trẻ, bà trẻ tôi đã về gặp ông bà tôi bàn làm giỗ. Người thì chuẩn bị gạo, đỗ, đong rượu, lo thu gom bát đĩa của mỗi gia đình. Ông tôi và mấy ông trẻ khỏe mạnh nhất thì lo chuyện mổ lợn, dựng rạp. Con lợn nuôi cả năm để chờ đến ngày giỗ béo nung núc trong chuồng. Cái sân lát gạch Bát Tràng nối từ nhà ông tôi ra bể nước và bếp phía sau nhà được các ông trẻ tôi lấy tre gác ngang tường rồi dùng nong úp lên trên. Cả khoảng sân nay đã trở thành một gian nhà rộng, nền được trải chiếu. Từ đêm trước, các ông trẻ tôi đã cắt đặt mọi công việc, việc hệ trọng, sôi nổi nhất vẫn là thịt lợn. Hồi ấy, đám giỗ, đám cưới mà không có tiếng lợn bị chọc tiết kêu eng éc là coi như đám giỗ, đám cưới xoàng. Cái việc mổ lợn làm cỗ nó như một màn biểu diễn không thể thiếu được trong nghi lễ của đám hiếu, hỷ ngày ấy. Hồi đó tôi còn nhỏ, nhưng là chắt đích tôn nên được các cụ chiều lắm. Lợn mổ xong, thế nào cũng được cái bong bóng lợn đem sát tro rửa sạch, rồi thổi phồng lên làm quả bóng chơi rất thú vị. Khi giã giò, bao giờ ông tôi cũng gói riêng cho thằng chắt đích tôn một cái giò lụa nhỏ xíu ăn ngon vô cùng.

Các cụ bà thì cắt đặt mọi công việc bếp núc, từ ngâm gạo, đãi đỗ, thổi xôi đến bày đặt các món. Đặc biệt, giả cầy, măng… là những món mà sinh thời cụ nội tôi rất ưa dùng, bao giờ cũng phải có. Các bà cũng tranh thủ bổ cau têm trầu, cọ rửa đồ thờ và làm bao việc lặt vặt. Chẳng ai bảo ai, nhưng công việc cứ nhanh thoăn thoắt đâu vào đấy cả. Đây cũng là dịp để các bà, các cô thi nhau trổ tài nấu nướng. Với những ai mới về làm dâu trong họ thì đây còn là một dịp “sát hạch” về tài nội trợ. Nhiều bà được khen nhưng cũng có bà không tránh khỏi tiếng chê vì vụng về bếp núc hay trong ứng xử chưa phải phép.

Cỗ đã nấu xong, các cụ bà sắp đặt cẩn thận đồ ăn thức uống lên mâm đồng rồi dâng lên bàn thờ, hương khói nghi ngút. Lần lượt ông nội tôi rồi đến các ông, các bà trẻ khăn áo chỉnh tề, thắp hương khấn vái tổ tiên ông bà và cụ tôi.

Trong những năm chiến tranh ly tán, những đám giỗ linh đình như hồi tôi còn nhỏ đã giảm nhiều. Phần vì không có điều kiện tụ họp do đất nước hãy còn bị chia cắt, phần vì kinh tế khó khăn. Tuy vậy, đến ngày giỗ cụ tôi, mọi nhà vẫn đến thắp hương bàn thờ và làm mâm cơm cúng bình dị nhưng thành kính nhớ đến tổ tiên. Trong gia đình, cũng có nhiều người đi xa hoặc sống ở nước ngoài nhưng đến ngày ấy, ai cũng thắp nén hương trước bàn thờ ông bà tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất.

Còn nhiều hình ảnh của đám giỗ mà không sao kể hết. Tôi chỉ nhớ đấy là một ngày hệ trọng nhất trong năm của gia đình dòng họ. Nhiều anh chị em họ tôi cả năm chỉ có một ngày ấy là được gặp mặt nhau. Sau này lớn lên, phiêu bạt khắp nơi, con đàn cháu đống cả nhưng mỗi lần hội họp, chúng tôi đều nhớ đến kỷ niệm của những ngày giỗ thuở xưa. Ông nội, bà nội tôi cùng thế hệ các cụ đều ra đi cả nhưng ký ức về người đã khuất và sâu đậm nhất là những ngày giỗ năm xưa thì chẳng bao giờ quên.

Sang mà lạnh
Những ngày giỗ năm xưa thì chẳng bao giờ quên...

Đám giỗ bác tối qua

Ông bác - anh ruột mẹ tôi là một y sĩ nổi tiếng ở Hà Nội. Ông cũng là một người sành ăn. Ông biết thưởng thức và chế biến nhiều món ăn đặc sắc của Hà Nội. Thời còn nhỏ, mỗi lần giỗ bà ngoại tôi, bác tôi, mẹ tôi cùng các cậu, các dì lại xúm vào lo bữa cỗ giỗ. Bác tôi kỹ tính, ông dành cả ngày hôm trước để chuẩn bị thực phẩm thật chu đáo, thật sạch sẽ. Vì làm ngành y nên ông rất am tường cách chọn và bảo quản đồ ăn, thức uống. Ông chế biến nhiều món cầu kỳ lắm. Thuở nhỏ, được về ăn cỗ giỗ bà ngoại, tôi nhớ nhất mấy món lạ như xúp vây cá mập, nấm hầm cua bể, bê thui chấm tương gừng, chè sen nhãn lồng tráng miệng…

Bác tôi đã mất trên 20 năm nay. Theo thường lệ cứ đến ngày giỗ, gia đình, anh em chúng tôi lại tập trung về nhà anh trưởng, nơi đặt bàn thờ bác, để thắp hương và cả nhà lại tất bật làm một bữa cỗ thịnh soạn mời họ hàng. Nhà chật, trời mùa hè nóng. Đến ngày giỗ là phải trải chiếu phủ giấy báo xuống đất, ngồi kín cả gian nhà. Người nọ ngồi sát người kia, ăn xong bữa cỗ thì mồ hôi vã ra như tắm và chân mỏi nhừ vì phải ngồi bó giò cả buổi. Đồ ăn, thức uống thì ê hề và tuyệt ngon vì các bà chị tôi vẫn giữ được các kỹ thuật nấu nướng mà ông bác tôi truyền lại. Chỉ có cái khổ là nhà quá chật lại nằm trong ngõ giữa khu phố xưa của Hà Nội, có muốn dựng rạp cũng chẳng biết dựng vào đâu. Tuy chật, tuy nóng nhưng mỗi lần về dự đám giỗ bác tôi là các anh chị em chúng tôi đều cảm thấy đầm ấm, quây quần bên nhau. Bác gái tôi tuy đã trên 90 tuổi, chỉ ngồi một góc giường, nhưng khi người thân về dự giỗ, trên mặt cụ vẫn rạng lên nét vui mừng vì được gặp lại họ hàng con cháu. Chúng tôi ngồi ăn uống, cụng ly dưới sàn gạch hoa trải giấy báo và hướng lên bàn thờ nghi ngút khói hương, nơi bác tôi đang mỉm nụ cười hiền từ trong khung ảnh. Ai cũng cảm thấy trong giờ phút thiêng liêng ấy, bác tôi đang về với con, với cháu và gia đình. Những câu chuyện, những kỷ niệm vui buồn với ông lại tuôn ra như suối. Lũ trẻ con có đứa chưa hề biết ông là ai thì cứ nghệt mặt, vểnh tai ngồi nghe và tự hào vì cụ mình là một thầy thuốc tài giỏi và thương người. Khi tôi kể những món ăn mà sinh thời cụ nấu mỗi khi giỗ bà tôi, ai cũng háo hức lắng nghe vì chưa bao giờ được nếm. Thời kinh tế bao cấp, lương thực, thực phẩm khan hiếm, các đám giỗ bà tôi hồi ấy rất bình dị. Cách nấu nướng của bác tôi, mẹ tôi không được truyền cho con cháu. Mà có muốn truyền cũng chẳng lấy đâu ra vây, ra bóng, cua bể, tôm he để nấu. Nay kinh tế khấm khá hơn, có tiền vào siêu thị mua gì chẳng có nhưng chẳng được ăn, chẳng được học nấu thì làm sao mà nấu được?

Chiều qua, tôi mang đồ lễ đến dự đám giỗ bác như thường lệ mọi năm. Lạ thay, vào đến cuối ngõ mà chẳng thấy tiếng cười nói ồn ào. Chẳng thấy xe pháo của mọi người đâu cả. Bước chân vào nhà, bà bác gái tôi vẫn thui thủi ngồi một mình nơi góc giường. Trên bàn thờ khói hương nghi ngút, có bày một mâm quả lớn và hơn chục bát chè sen lồng nhãn cùng dăm chai rượu ngoại. Bà chị tôi từ dưới bếp chạy lên nói nhỏ: “Cậu thắp hương đi rồi sang nhà hàng cạnh chùa Quán Sứ, mọi người đang chờ bên ấy. Chị chia chút lộc hoa quả rồi sang sau.”

Tôi bắc ghế trèo lên thắp hương khấn bác, chào bác gái đang ngồi bất động trên giường, rồi theo chỉ dẫn lên tầng ba của một nhà hàng sang trọng, máy lạnh mát rượi. Tới nơi, thấy bàn ghế đã sắp đầy đủ, khăn phủ bàn trắng tinh, các món đã dọn lên. Trên tường, một ti vi màn hình phẳng khổ lớn đang phát sóng trận đấu bóng chiều nay. Người thì trò chuyện, người thì dán mắt lên màn hình ti vi. Nửa tiếng sau, khi cả nhà đã đến đông đủ, các nhân viên nhà hàng trong đồng phục áo in hoa trên nền vàng đưa đồ ăn được trang trí cầu kỳ như trong các bữa tiệc sang trọng lên.

Phòng mát lạnh

Tiếng ti vi ồn ã.

Tôi ngồi thẩn ra nhớ bác tôi.

Ước gì trên màn hình lúc này có một đoạn phim dù chỉ dài một phút thôi ghi lại hình ảnh nào đó lúc sinh thời của ông, người bác sĩ cần mẫn đạp chiếc xe cà tàng với tiếng chuông reng reng đến từng nhà trẻ, từng ngõ hẻm để tiêm chủng, để khám chữa cho trẻ con nhà nghèo…

Bác ơi!

Đám giỗ bác hôm nay sang thật nhưng hơi “lạnh”, bác ạ!

Tác giả Vũ Thế Long

tudonghoangaynay.vn

Tin bài khác
Cục Du lịch Quốc gia yêu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng

Cục Du lịch Quốc gia yêu cầu nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng

Trước tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là hình thức lừa đảo đặt phòng qua mạng ngày càng gia tăng, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ khách hàng; thường xuyên rà soát, phát hiện kịp thời các nền tảng thông tin, trang mạng xã hội giả mạo cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch của mình.
AI trong Tự động hóa: Con người vẫn là yếu tố quyết định?

AI trong Tự động hóa: Con người vẫn là yếu tố quyết định?

Trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa đang thay đổi hoàn toàn các ngành công nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả.
Hội tụ IT/OT: Thúc đẩy đổi mới trong nhiều ngành công nghiệp

Hội tụ IT/OT: Thúc đẩy đổi mới trong nhiều ngành công nghiệp

Hội tụ IT/OT là sự tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin (IT) với các hệ thống vận hành công nghiệp (OT).
Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này
Thúc đẩy công nghệ xử lý, chế biến, đóng gói bao bì và đồ uống

Thúc đẩy công nghệ xử lý, chế biến, đóng gói bao bì và đồ uống

Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về Công nghệ xử lý, Chế biến & Đóng gói bao bì (ProPak Vietnam 2025) và Triển lãm Quốc tế lần thứ 2 về Công nghệ Đồ uống (DrinkTech Vietnam 2025) sẽ diễn ra từ ngày 18-20/3/2025 tại TP. Hồ Chí Minh. Với gần 20 năm đồng hành cùng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam, ProPak Vietnam kết hợp cùng DrinkTech Vietnam 2025 sẽ là nền tảng giao thương quan trọng, sát cánh cùng doanh nghiệp tăng trưởng, giành lợi thế cạnh tranh lâu dài thông qua các công nghệ đóng gói thông minh.
Nơi giữ “hồn” văn hóa Lô Lô giữa đại ngàn

Nơi giữ “hồn” văn hóa Lô Lô giữa đại ngàn

Xã Lũng Cú (Đồng Văn) là mảnh đất linh thiêng nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc. Du lịch trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, nhu cầu ăn, nghỉ của du khách tăng cao, nhiều homestay, nhà hàng, điểm lưu trú được xây dựng. Trong đó, Dảnh House là một trong những homestay mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào Lô Lô xã Lũng Cú; đây không chỉ là nơi lưu trú mà còn là nơi giữ “hồn” văn hóa dân tộc Lô Lô giữa đại ngàn núi đá.
Nên lựa chọn dòng Robot chuyên dụng nào cho việc xếp hàng lên pallet?

Nên lựa chọn dòng Robot chuyên dụng nào cho việc xếp hàng lên pallet?

KUKA đã mở rộng danh mục robot công nghiệp của mình bằng cách giới thiệu hai dòng robot mới có khả năng chịu tải cao và tầm với xạ, được thiết kế cho các ứng dụng palletizing nặng.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Trưởng BCĐ xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm Trưởng BCĐ xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 20/2/2025 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Tấm lợp năng lượng mặt trời đóng đinh đầu tiên trên thế giới cung cấp thêm 23% điện năng

Tấm lợp năng lượng mặt trời đóng đinh đầu tiên trên thế giới cung cấp thêm 23% điện năng

Đây là loại ván lợp năng lượng mặt trời đóng đinh có khả năng thoát nước, có thể chịu được sức gió lên tới 130 dặm/giờ. Tấm lợp lắp đặt vượt trội với bản nâng cấp, có khả năng cung cấp thêm 23% điện năng.
Tuyển dụng Giảng viên ngành Điện tử và Vi mạch bán dẫn

Tuyển dụng Giảng viên ngành Điện tử và Vi mạch bán dẫn

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) vừa thông báo tuyển dụng Giảng viên ngành Điện tử và Vi mạch bán dẫn.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh