timtos

Đề xuất một số định hướng xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Diễn đàn
08/02/2025 06:06
Cục An toàn bức xạ và hạt nhân vừa phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học về góp ý hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử (NLNT).
aa
Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 Thủ tướng giao Petrovietnam làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2

Ngày 06/02/2025, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân phối hợp với các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo khoa học về góp ý hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử (NLNT), nhằm thu thập ý kiến về chính sách, pháp luật NLNT để hoàn thiện nội dung dự thảo Luật NLNT (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2025.

Chính sách đẩy mạnh ứng dụng NLNT đã được đề ra từ Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII, được cụ thể hóa tại Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình (ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006 của Thủ tướng Chính phủ), với việc thông qua Luật NLNT năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần thể chế hóa chủ trương của Đảng, chiến lược của Chính phủ, qua đó hình thành hệ thống pháp luật về NLNT ngày một hoàn thiện.

Đề xuất một số định hướng xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Xuân Định phát biểu tại Hội thảo.

Sau hơn 15 năm thi hành, Luật NLNT đã thực sự phát huy được vai trò là cơ sở pháp lý để các tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế tiến hành các hoạt động trong lĩnh vực NLNT tại Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng NLNT, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân và người dân về ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như là căn cứ để các cơ quan, tổ chức liên quan ở trung ương và địa phương quản lý an toàn, an ninh, chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Lê Xuân Định nhấn mạnh, Luật NLNT đã khẳng định vai trò quản lý nhà nước của Bộ KH&CN trong lĩnh vực NLNT, an toàn bức xạ và hạt nhân và là căn cứ pháp lý vững chắc để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các Sở KH&CN tham mưu thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực NLNT trên địa bàn, tạo lập hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương về NLNT.

Việc quản lý an toàn, an ninh đối với các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân đã được tăng cường và dần đi vào nề nếp. Công việc bức xạ, nguồn bức xạ và nhân viên bức xạ đã dược khai báo đầy đủ. Hầu hết các cơ sở bức xạ đều được cấp giấy phép sử dụng nguồn bức xạ. Lần đầu tiên ở nước ta có một đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về NLNT, đặc biệt về lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân, tạo khung pháp lý để thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình của Đảng, Nhà nước.

Thứ trưởng Lê Xuân Định cho biết, Luật NLNT là căn cứ pháp lý để Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (Nghị quyết số 41/NQ-QH12 ngày 25/11/2009) và Chính phủ đàm phán, ký kết Hiệp định hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 với Chính phủ Liên bang Nga, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 với Chính phủ Nhật Bản trong các năm 2010-2011 và hiện nay là với Dự án Trung tâm Nghiên cứu KH&CN hạt nhân với lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới.

Thời gian qua, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nhiều nội dung của Luật NLNT cho thấy không còn phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của KH&CN nói chung và công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân nói riêng, cũng như việc sửa đổi, bổ sung của nhiều đạo luật có liên quan đến việc thi hành Luật NLNT phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ, ngành; thiếu tính khả thi, chưa phù hợp tình hình mới, gây khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện.

Đề xuất một số định hướng xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)
Ảnh minh hoạ

Tại Hội thảo, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Nguyễn Tuấn Khải cho biết, qua thực tiễn 15 năm thi hành, Luật NLNT đã phát huy vai trò trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy mạnh và hướng tới phát triển bền vững ứng dụng NLNT thông qua công tác quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và ứng phó sự cố, phục vụ hiệu quả các ngành kinh tế - xã hội, nâng cao tiềm lực KH&CN của đất nước.

Trong 15 năm triển khai thực hiện, bên cạnh vai trò, tác động và đóng góp của Luật NLNT trong việc hình thành công tác quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn, an ninh, phát triển bền vững ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì một số chính sách, quy định của Luật NLNT đã bộc lộ bất cập, hạn chế về: Sự đồng bộ với một số luật được ban hành sau đó (Luật Xây dựng năm 2020, Luật Điện lực năm 2018, 2024, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, Luật Khoáng sản năm 2010...) từ đó phát sinh sự chồng chéo trong chức năng quản lý của một số bộ ngành; chưa theo kịp với các yêu cầu, hướng dẫn mới của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về an toàn, an ninh, thanh sát; chưa đầy đủ yêu cầu nội luật hóa quy định của các điều ước quốc tế trong lĩnh vực NLNT mà Việt Nam là thành viên. Cùng với đó, về thực tiễn quản lý, một số quy định thiếu tính khả thi, chưa đáp ứng, theo kịp sự phát triển nhanh của KH&CN hạt nhân, công nghệ bức xạ. Vì vậy, Luật NLNT cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

Theo đó, ông Nguyễn Tuấn Khải đã đề xuất một số định hướng xây dựng Luật NLNT (sửa đổi). Cụ thể, thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình, xã hội hóa hoạt động ứng dụng NLNT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn, an ninh, không phổ biến vũ khí hạt nhân và phân cấp trong hoạt động quản lý nhà nước bảo đảm phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kế thừa, phát triển những quy định hợp lý, có tính nguyên tắc của Luật năm 2008; khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập, hạn chế, mâu thuẫn, chồng chéo của quy định và khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành quy định của pháp luật về NLNT thời gian qua; Bảo đảm nội dung các quy định của Luật phải rõ ràng và có tính khả thi, dài hạn, có tính dự báo đầy đủ và giúp kiến tạo hành lang pháp lý cho sự việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng của NLNT trong giai đoạn hiện nay và tương lai; Bảo đảm tôn trọng tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ luật pháp quốc tế; sự hài hoà, tính tương thích, nội luật hóa phù hợp đầy đủ, kịp thời các cam kết, nghĩa vụ tại các thoả thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Bộ KH&CN đề xuất 04 nhóm chính sách trong xây dựng Luật NLNT (sửa đổi): Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa ứng dụng NLNT; Bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn, an ninh hạt nhân và phân cấp trong công tác quản lý nhà nước; Tạo thuận lợi cho hoạt động thanh sát hạt nhân; Quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân; trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại hạt nhân.

Hội thảo khoa học đã thu thập ý kiến về chính sách, pháp luật NLNT nhằm hoàn thiện dự thảo Luật NLNT (sửa đổi) thông qua 05 báo cáo tham luận được trình bày gồm: Chính sách phát triển ứng dụng và xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực NLNT; quản lý nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; áp dụng các nguyên tắc an toàn, an ninh của IAEA để xây dựng Luật NLNT (sửa đổi); nội luật hóa các điều ước quốc tế về an ninh hạt nhân, thanh sát hạt nhân trong việc xây dựng Dự thảo Luật NLNT (sửa đổi); pháp luật nướ ngoài về quản lý nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm an toàn hạt nhân.

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 174/2024/QH15 về kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, trong đó có nội dung tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và giao Chính phủ khẩn trương chỉ đạo bố trí nguồn lực thực hiện theo kết luận của cấp có thẩm quyền; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan, trong đó có Luật NLNT.

Vừa qua, Bộ KH&CN đã chỉ đạo Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và các đơn vị liên quan tích cực, khẩn trương xây dựng và hoàn thành dự thảo Luật NLNT (sửa đổi). Để bảo đảm chất lượng, tính khả thi của Luật, đặc biệt kịp thời phục vụ triển khai dự án điện hạt nhân, cần sự tham gia, chung tay góp sức của các bộ, ngành.

Hồng Minh (tổng hợp)

tudonghoangaynay.vn
Tin bài khác
PV Power nỗ lực vì an ninh năng lượng quốc gia

PV Power nỗ lực vì an ninh năng lượng quốc gia

Mới đây, Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, nhà máy điện khí LNG đầu tiên của Việt Nam do Tổng công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power) làm chủ đầu tư đã hòa lưới điện quốc gia thành công, với công suất đạt 50MW.
Bột mì Nga ở Hà Nội

Bột mì Nga ở Hà Nội

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
Ông Phạm Phú Khôi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Ông Phạm Phú Khôi giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Ngày 7/2/2025 tại trụ sở chính, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank, mã chứng khoán: LPB) công bố bổ nhiệm ông Phạm Phú Khôi, Thành viên độc lập Hội đồng Quản trị (HĐQT) giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT LPBank.
Thị trường chứng khoán ngày 7/2: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng cổ phiếu MSN của MaSan

Thị trường chứng khoán ngày 7/2: Khối ngoại bán ròng gần 1.000 tỷ đồng cổ phiếu MSN của MaSan

Ngày 7/2, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ khi lực cầu tăng lên, giúp chỉ số VN-Index duy trì sắc xanh và đánh dấu phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/2/2025: Tuổi Tỵ không may mắn, tuổi Thân gặt hái thành quả

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 8/2/2025: Tuổi Tỵ không may mắn, tuổi Thân gặt hái thành quả

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 8/2/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực

Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 6 đợt thi đánh giá năng lực với quy mô khoảng 85.000 chỗ.
Smarobics – Giải pháp công nghệ dẫn đầu trong ngành cơ khí

Smarobics – Giải pháp công nghệ dẫn đầu trong ngành cơ khí

Smarobics là giải pháp đột phá trong lĩnh vực gia công cơ khí, được phát triển bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu của Weldcom.
BIDV và SP GROUP hợp tác vì mục tiêu xanh

BIDV và SP GROUP hợp tác vì mục tiêu xanh

Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn SP Group (SP Group) đã ký kết Thoả thuận hợp tác toàn diện (MoU), mở ra một giai đoạn hợp tác đầy tiềm năng giữa hai đơn vị hàng đầu của Việt Nam và Singapore.
Quy định về quản lý trí tuệ nhân tạo của các nước trên thế giới

Quy định về quản lý trí tuệ nhân tạo của các nước trên thế giới

Các quốc gia và khối kinh tế trên thế giới đang ở những giai đoạn khác nhau trong việc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI). Dưới đây là một số điểm chính về các quy định quản lý trí tuệ nhân tạo tại một số khu vực trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo diễn ra từ ngày 10 - 11/2/2025 tại Paris (Pháp).
Đầu năm 2025, FDI "chảy" mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Đầu năm 2025, FDI "chảy" mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam tháng 1/2025 ước đạt 1,51 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm 2024.
hoi-thao-khoa-hoc-phat-trien-giao-thong-xanh
Quảng cáo
qc-may-tinh