Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng |
PGS.TS. Phạm Quang Thao - Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, hội thảo được tổ chức với mong muốn các nhà khoa học sẽ bàn sâu hơn về tiêu chuẩn quốc tế, cùng nhau đối chiếu quá trình phát triển sản phẩm cơ khí ở nước ngoài với quá trình quản lí, bảo hành, bảo dưỡng sản phẩm cơ khí ở Việt Nam sẽ diễn ra như thế nào?
Quá trình chế tạo một sản phẩm được thực hiện qua nhiều giai đoạn: makerting, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, chuẩn bị sản xuất và sản xuất sản phẩm. Tổ chức thiết kế sản phẩm được thực hiện theo Bộ tiêu chuẩn “ Tài liệu thiết kế”.
Trong mô hình tổ chức thiết kế sản phẩm, ngoài việc xác định phương pháp tiến hành thiết kế, cần thể hiện phương pháp triển khai các nhiệm vụ công nghệ. Phương pháp lập các phiếu công nghệ theo Bộ tiêu chuẩn “Tài liệu công nghệ"
Hiện nay, xu hướng gắn kết giai đoạn thiết kế, giai đoạn sản xuất với giai đoạn khai thác sản phẩm càng chặt chẽ. Việc áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý vòng đời và hỗ trợ hậu cần tích hợp đang trở nên cấp thiết vì các lý do sau:
Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất hoặc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chương - Phó Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam chia sẻ, sản phẩm cơ khí có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội và sản xuất ra các công cụ sản xuất cho các ngành công nghiệp khác. Sản phẩm cơ khí yêu cầu hình dạng và kích thước các chi tiết chính xác, gia công qua nhiều công đoạn như tạo phôi, gia công chi tiết, nhiệt luyện và xử lý bề mặt, lắp ráp và hiệu chỉnh....
Trong máy móc và thiết bị, ngoài các chi tiết cơ khí còn có các hệ điều khiển, các tay máy, ứng dụng công nghệ tích hợp. Chính vì những đặc điểm đó, phương pháp tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là công cụ điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Trước hết, ông Chương cho biết, theo đặc điểm cấu tạo và mức độ phức tạp, các sản phẩm được phân chia thành các dạng: chi tiết, đơn vị lắp, tổ hợp và bộ. Việc phân chia theo các dạng sản phẩm được sử dụng trong quản lý tài liệu thiết kế. Trong quản lý tài liệu thiết kế, các sản phẩm được chia thành các dạng: chi tiết, đơn vị lắp, tổ hợp và bộ.
Các sản phẩm đều được cấu tạo thành từ các chi tiết, cách liên kết các chi tiết được thể hiện ở đơn vị lắp. Trong các tiêu chuẩn kỹ thuật, khái niệm sản phẩm dùng để chỉ chung cho các dạng sản phẩm. Sản phẩm cuối cùng, là sản phẩm cung cấp cho thị trường. Ảnh: minh hoạ |
Trong quá trình theo dõi thực tế sử dụng các sản phẩm, tình hình thị trường và sự tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ phát hiện các nhu cầu, từ đó nảy sinh ý tưởng chế tạo một kiểu sản phẩm mới. Thông qua ý tưởng, sản phẩm sẽ nghiên cứu để tạo thành ý định thiết kế chế tạo sản phẩm.
Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chương, tài liệu công nghệ gồm các tài liệu dạng văn bản và bản vẽ, được dùng độc lập hoặc kết hợp với nhau để xác định một quá trình công nghệ chế tạo hoặc sửa chữa sản phẩm. Bộ tiêu chuẩn "Hệ thống tài liệu công nghệ" gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về nguyên tắc, trình tự lập, cách trình bày, ban hành các tài liệu công nghệ trong chế tạo sản phẩm.
Khi xây dựng bộ tài liệu công nghệ, chúng ta cần áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm sản phẩm và phương pháp quản lý công nghệ sản xuất của xí nghiệp. Xây dựng tài liệu công nghệ để chế tạo và thử nghiệm mô hình sản phẩm, được lập dựa trên tài liệu "thiết kế sơ bộ" và "thiết kế kỹ thuật".
Đồng thời, ông đã giới thiệu về mô hình “Đảm bảo công nghệ chế tạo sản phẩm” thuộc bộ tiêu chuẩn kỹ thuật của Liên bang Nga, có kí hiệu ГOCT P 50995-96, là mô hình một hệ thống tổ chức - kỹ thuật, đảm bảo sự thống nhất về các mặt tổ chức, thông tin và kĩ thuật trong triển khai các hoạt động công nghệ.
“Bộ tiêu chuẩn hướng đến sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng và độ tin cậy với chi phí hợp lý trong điều kiện mức độ phức tạp và tốc độ đổi mới, khi các thế hệ thiết bị kĩ thuật ngày càng nhanh” - PGS.TS. Ngọc Chương nhấn mạnh. Ảnh: Hoàng Tùng |
Phát biểu tại hội thảo, ông Chương cho hay, các giai đoạn trong quá trình nghiên cứu thiết kế và triển khai sản xuất sản phẩm bao gồm nghiên cứu thị trường, dự báo, nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất và sản xuất sản phẩm. Các nhiệm vụ đảm bảo công nghệ được phân chia theo năm phân hệ, đồng thời cũng là năm nhóm tiêu chuẩn trong Bộ tiêu chuẩn:
Tối ưu hóa các quá trình, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm
Bên cạnh đó, ông cũng nhận định tầm quan trọng của việc quản lý chu kì sống, là hoạt động quản lý toàn bộ quá trình phát triển, sản xuất, khai thác, hủy sản phẩm. Được thực hiện theo kế hoạch, theo dõi sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của từng giai đoạn, tác động có kiểm soát đến thiết kế, điều kiện sản xuất và hệ thống khai thác, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt các yêu cầu đặt ra.
Trong sản xuất kinh doanh, Phó Chủ tịch Hội cơ khí Việt Nam cũng nhấn mạnh, hậu cần được coi là khoa học quản lý về điều chỉnh luồng di chuyển của hàng hóa và các nguồn lực khác từ sản xuất tới nơi cần cung ứng và thị trường. Ông đánh giá về hỗ trợ hậu cần tích hợp các hoạt động do nhà thiết kế chính cùng với những tổ chức và cá nhân khác tham gia nhằm hình thành hệ thống khai thác kỹ thuật, đảm bảo sử dụng hiệu quả sản phẩm trong vòng đời với chi phí chấp nhận.
“Hỗ trợ hậu cần tích hợp với mục đích tạo ra và duy trì Hệ thống khai thác kỹ thuật sản phẩm (STE) hiệu quả, sản phẩm có mức độ sẵn sàng cao cùng các sự tham gia của đơn vị thiết kế, xí nghiệp sản xuất sản phẩm, các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện khai thác sản phẩm” - Ông Nguyễn Ngọc Chương chia sẻ. Ảnh: Hoàng Tùng |
Cuối cùng, PGS.TS. Ngọc Chương cho rằng, cần thực hiện dịch vụ sau bán hàng bằng cách hình thành ý tưởng tổ chức hệ thống, lập danh mục dịch vụ, xác định công nghệ và nguồn lực để cung cấp dịch vụ sau bán hàng và thanh toán dịch vụ đã thực hiện.
Tại hội thảo “Phương pháp khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế”, các đại biểu tham dự đại diện cho các cơ quan ban ngành đã trình bày tham luận của mình và đưa ra rất nhiều giải pháp.
Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh không chỉ cần tôn trọng và nâng cao quy chuẩn kĩ thuật của tất cả các lĩnh vực, mà còn cần tập trung lực lượng và tuyên truyền phổ biến kiến thức đến các nguồn nhân lực và kỹ sư trẻ, đồng thời đề xuất phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn nên được đưa vào chương trình đại học, trở thành một bộ môn cần thiết để giảng dạy.
Cùng với đó, Tổng Hội Cơ khí Việt Nam cần tổ chức các buổi tập huấn dành cho các nhà khoa học, đề xuất việt hoá các tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam có uy tín đạt chuẩn quốc gia để ứng dụng các sản phẩm cơ khí vào trong các nhà máy nhằm gia tăng quá trình sản xuất.
Hoàng Tùng