Đổi mới cách tiếp cận để xây dựng nền sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero

Tin tức hội
03/10/2024 07:55
Ngày 2/10, tại Hà Nội, Hội Tự động hoá Việt Nam và Công ty Informa Markets Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo "Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net - Zero" trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 10 về Cơ khí chính xác và Sản xuất chế tạo - MTA HANOI 2024.
aa

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; ông Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Việt Nam; ông Hoàng Văn Tâm - Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững, Bộ Công Thương; ông Bùi Văn Chí - Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật TEMAS.

Về phía Hội Tự động hoá Việt Nam có ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam; ông Dương Nguyên Bình - Phó Chủ tịch thường trực Hội Tự động hoá Việt Nam; ông Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam; ông Đỗ Nguyên Hưng - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam; ông Đặng Đức Mai - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam cùng nhiều đại biểu và các vị khách quý.

Cuộc CMCN 4.0 không chỉ thay đổi cách thức sản xuất mà còn định hình lại chiến lược phát triển bền vững của toàn cầu. Trong bối cảnh này, các quốc gia trong đó có Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính phủ Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ với các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu đạt được mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Tuy nhiên, để hiện thực hoá mục tiêu Net Zero, ngành công nghiệp cần có những thay đổi căn bản. Sản xuất thông minh và bền vững không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu.

Hiện nay, tình hình công nghệ tự động hoá, trí tuệ nhân tạo và hệ thống quản lý sản xuất đang phát triển nhanh chóng nhưng việc ứng dụng vào thực tế vẫn còn hạn chế trong nhiều lĩnh vực. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới cách tiếp cận để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Đổi mới cách tiếp cận để xây dựng nền sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Ông Nguyễn Quân - Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phải làm thế nào để quá trình chuyển đổi số, sản xuất thông minh và tăng trưởng bền vững không chỉ là trào lưu

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam Nguyễn Quân nêu rõ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) bắt đầu từ năm 2016. Việt Nam đã sớm nhận ra tầm quan trọng của công nghệ số, chuyển đổi số và sản xuất thông minh. Năm 2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 về các chủ trương và chính sách chủ động tham gia vào cuộc CMCN 4.0. Đến năm 2020, Chính phủ ra Quyết định số 749, phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là hai văn bản quan trọng để cả hệ thống chính trị thực hiện quá trình chuyển đổi số, đưa đất nước vào một giai đoạn mới mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh là "mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của chuyển đổi số."

Hiện nay, từ chương trình chuyển đổi số, Việt Nam đã chuyển sang một cách tiếp cận mới, đó là Cuộc cách mạng chuyển đổi số. Đây là một cuộc cách mạng mang tính đột phá và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện qua việc hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới, phát triển lực lượng sản xuất mới và tiến tới hình thành phương thức sản xuất mới, gọi là phương thức sản xuất số.

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
"Hội thảo hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đổi mới cách tiếp cận và xây dựng một nền sản xuất thông minh, bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero" - ông Nguyễn Quân nhấn mạnh. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp trong cả nước đã thực hiện nhiều hoạt động trong chương trình chuyển đổi số quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ trong những năm qua và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Chúng ta gần như đã hoàn thành việc xây dựng Chính phủ số, với hệ thống dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4. Bên cạnh đó, chúng ta đã bắt đầu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, trong đó có cơ sở dữ liệu về dân cư với quy mô lớn, cũng như các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai, y tế, giáo dục, xây dựng và giao thông. Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch cho các địa phương và ngành, cũng như quy hoạch tổng thể quốc gia, để tạo nền tảng cho hoạt động chuyển đổi tại các địa phương và ngành.

Theo Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Namn, cam kết mạnh mẽ về các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là việc đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của Chính phủ là một cam kết quan trọng, bởi vì chúng ta là một quốc gia đang phát triển, nơi trước đây thường phải hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, chúng ta cần vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Cần phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững để đạt được mục tiêu tốt đẹp này.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta cần làm thế nào để quá trình chuyển đổi số, sản xuất thông minh và tăng trưởng bền vững không chỉ là những khẩu hiệu hay trào lưu, mà trở thành hiện thực. Chúng ta cần thực hiện một cách vững chắc, đảm bảo sự tin cậy, theo đúng kế hoạch và đi vào bản chất của vấn đề. Việc chuyển đổi sản xuất của doanh nghiệp sang mô hình sản xuất thông minh phải dựa trên nền tảng chuyển đổi số, sử dụng các công nghệ số để đưa toàn bộ hoạt động doanh nghiệp lên môi trường số. Đây là một quá trình khó khăn và phức tạp nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đòi hỏi cả doanh nghiệp và nhà nước phải đầu tư. Quan điểm của chúng tôi là nhà nước cần đầu tư vào hạ tầng chuyển đổi số, bao gồm cả hạ tầng dữ liệu, còn doanh nghiệp sẽ lo phần còn lại. Nếu nhà nước không đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp sẽ không đủ nguồn lực để tự xây dựng hạ tầng cho mình và cho xã hội, điều này sẽ khiến quá trình chuyển đổi số rất khó thành công" - Chủ tịch Hội Tự động hoá Việt Nam nhấn mạnh.

"Trong quá trình chuyển đổi số, dữ liệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Không có cơ sở dữ liệu vững chắc, việc chuyển đổi số sẽ không thành công. Chúng ta cũng không thể không sử dụng các nền tảng công nghệ số như IoT và AI... để điều hành sản xuất thông minh" - TS. Nguyễn Quân.

Đồng thời ông cũng cho biết, hiện nay, có hai vấn đề về dữ liệu mà Hội đã kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo lên Chính phủ. Thứ nhất, cần ban hành ngay các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở dữ liệu số để tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp hay bộ ngành đều xây dựng dữ liệu theo cấu trúc riêng, gây khó khăn cho việc tích hợp thành cơ sở dữ liệu quốc gia. Nếu không có cơ sở dữ liệu quốc gia, chúng ta không thể xây dựng một quốc gia số.

Thứ hai, Chính phủ cần giao cho một số tập đoàn công nghiệp lớn xây dựng các nền tảng công nghệ số dùng chung cho xã hội. Điều này sẽ tránh lãng phí khi mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tự làm nền tảng công nghệ số riêng cho mình, gây khó khăn trong việc tích hợp. Việc giao cho các tập đoàn lớn như Viettel, VNPT, FPT xây dựng nền tảng số dùng chung cho các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục sẽ giúp các doanh nghiệp vận dụng dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và tích hợp tốt hơn vào hệ thống quốc gia.

"Do đó, hội thảo hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đổi mới cách tiếp cận để xây dựng một nền sản xuất thông minh, bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero. Thông qua các ý kiến từ chuyên gia, khách mời, và kiến nghị của doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn những đề xuất này sẽ được Chính phủ xem xét, đưa thành chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và đạt được thành công trong cuộc cách mạng chuyển đổi số quốc gia trong tương lai gần" - Ông Nguyễn Quân nêu rõ.

Cần sự chung tay đồng lòng cho sự phát triển của quốc gia số

Hội thảo có 4 bài tham luận của các diễn giả đến từ đại diện cơ quan nhà nước, chuyên gia trong ngành tự động hoá, doanh nghiệp.

Ông Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Việt Nam trình bày tham luận với chủ đề: Sản xuất thông minh, sản xuất nhanh - Tiêu chuẩn quản lý, giảm phát thải khí nhà kính (GHG) hướng đến Net Zero.

Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Ông Hà Minh Hiệp, Quyền Chủ tịch Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Ông Hoàng Văn Tâm - Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững, Bộ Công Thương trình bày tham luận về chủ đề: "Chính sách/Hành lang pháp lý về Net zero".

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Ông Hoàng Văn Tâm - Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững, Bộ Công Thương. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam trình bày nội dung về: "Kinh tế tuần hoàn và sản xuất thông minh trong hành trình chuyển đổi số Net Zero".

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
TS. Đỗ Mạnh Cường - Phó Tổng thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Ông Bùi Văn Chí - Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật TEMAS trao đổi về chủ đề: "Tự động hoá với AI cobot, với tiêu chí tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính".

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Ông Bùi Văn Chí - Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật TEMAS. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Để có những phân tích chuyên sâu hơn về các vấn đề được trình tại các bài tham luận, cũng như ghi nhận ý kiến của các khách mời, Hội thảo triển khai phần thảo luận hỏi đáp.

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Các diễn giả tham gia thảo luận. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Để trả lời câu hỏi về các quy định và chương trình của Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, ông Hoàng Văn Tâm từ Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững cho biết, vấn đề giảm rác thải và khí nhà kính ở Việt Nam là rất nan giải. Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tập huấn và hội thảo về việc kiểm kê phát thải trong quá trình xây dựng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã thực hiện rất tốt việc này ngay từ đầu. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp trong nước chưa có quy trình chuẩn hóa và cần có những tính toán cũng như thực hành cụ thể.

Bộ cũng đã công bố rộng rãi các công nghệ mới để doanh nghiệp có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp hiện nay chưa áp dụng các biện pháp dài hạn và cần xác định rõ mục tiêu cốt lõi trong việc sử dụng công nghệ để đạt hiệu quả cao. Đồng thời, giải quyết vấn đề về tài chính để đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng là điều quan trọng cần được ưu tiên.

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Ông Đỗ Nguyên Hưng - Phó Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Bùi Văn Chí - Giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật TEMAS, cho rằng để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong nhà máy, TEMAS đã nghiên cứu các thông tin cần thiết, đẩy mạnh đầu tư vào tự động hóa và tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu rác thải và khí nhà kính nhằm phát triển sản xuất bền vững.

Ban đầu, TEMAS yêu cầu khách hàng cam kết giảm thiểu rác thải trong các hợp đồng sản xuất và tổ chức các buổi đào tạo cho toàn bộ nhân viên về kiến thức liên quan. Công ty cũng đã đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời trên mái nhà để sử dụng năng lượng xanh và sạch trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, ông Chí nhấn mạnh rằng việc đầu tư vào các công nghệ và quy trình hiện đại để giảm thiểu rác thải và khí nhà kính đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn. Do đó, ông đề xuất Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi cho các hoạt động này.

Ngoài ra, ông cũng mong muốn Nhà nước đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá giúp doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Ông hy vọng Chính phủ sẽ có các chương trình đào tạo, hướng dẫn và cùng các doanh nghiệp hợp tác để đạt được mục tiêu giảm thiểu CO2 vào năm 2050.

Đổi mới cách tiếp cận để xây dựng nền sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Đại biểu và khách mời lắng nghe bài trình bày tham luận của các diễn giả tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

Trả lời câu hỏi về vai trò của Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) trong việc hỗ trợ và phối hợp với doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính, TS. Đỗ Mạnh Cường, Phó Tổng Thư ký VAA, đã chia sẻ:

Trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập, Hội Tự động hóa Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và luôn giữ vững tôn chỉ là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cá nhân và các hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa. Hiện tại, Hội có khoảng 3.000 hội viên cá nhân, bao gồm các chuyên gia, kỹ thuật viên và nhà quản lý.

VAA không ngừng tổ chức các sự kiện, như workshop, diễn đàn nhằm hỗ trợ các nhà máy và doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, thông qua việc cung cấp kiến thức chuyên gia và kết nối với công nghệ mới. Từ năm 2022, VAA đã vận hành Sàn Giao dịch Công nghệ và Thiết bị Tự động hóa tại 24 Lý Thường Kiệt, nơi thường xuyên tổ chức các buổi café công nghệ, tạo cơ hội gặp gỡ các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cụ thể.

Hội cũng duy trì mối quan hệ quốc tế với các đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và mời chuyên gia quốc tế đến Việt Nam để trao đổi, chia sẻ kiến thức. VAA còn tổ chức các chuyến thăm doanh nghiệp theo yêu cầu, tạo cơ hội trao đổi sâu về công nghệ.

Trong tương lai, VAA dự kiến sẽ tổ chức các hội chợ và triển lãm về công nghệ tự động hóa để tạo thêm nhiều cơ hội kết nối và phát triển cho các doanh nghiệp.

Đổi mới cách tiếp cận: Sản xuất thông minh và bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
Hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp. Ảnh: Hoàng Tùng - Ngọc Minh

hoi-cho-duoc-lieu
Tin bài khác
"Thư từ Roma": Bài 2 – Đi học tuổi 50

"Thư từ Roma": Bài 2 – Đi học tuổi 50

Bài 2 trong loạt bài "U50 đi du học" của tác giả Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu - Đi học tuổi 50: Nỗi sợ thay đổi và hành trình tìm lại niềm vui.
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh

Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh

Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường yếu nên chưa thể xác định rõ xu hướng hồi phục.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 22/11/2024: Tuổi Dần gặp tin xấu, tuổi Ngọ công việc thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024

9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển lâm nghiệp bền vững

Nhiều ứng dụng mới được áp dụng trong ngành lâm nghiệp không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc rừng nguyên liệu, định vị từng khoảnh rừng mà còn có thể đo được khả năng hấp thụ carbon, bụi mịn của từng loại cây.
Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Vì sao pin dự phòng không được để trong hành lý ký gửi máy bay?

Pin lithium, dù ở dạng pin nhỏ trong máy ảnh, bàn chải điện, điện thoại, laptop hay tablet, đều bị hầu hết các hãng hàng không cấm mang trong hành lý ký gửi. Quy định này nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ trong khoang hàng hóa.
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi

Với những điểm tương đồng với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Nhà đầu tư cần bám sát diễn biến, nắm giữ cổ phiếu tiềm năng và chuẩn bị dòng tiền để tận dụng cơ hội gom hàng khi điều chỉnh.
Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Agribank tích hợp ESG trong lĩnh vực kinh doanh và triển khai đều cả ba trụ cột E,S,G

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trường Đào tạo cán bộ Agribank, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ESG Agribank (Ngân hàng Agribank) cho biết, hiện ngân hàng đã thành lập Ban chỉ đạo và tổ giúp việc triển khai ESG.
VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

VARs Connect và Hoàng Quân Land ký kết hợp tác toàn diện - Tiên phong số hóa nghề Môi giới Bất động sản

Ngày 17/11/2024 vừa qua, tại TP.HCM, trong khuôn khổ Talkshow "Nhà ở xã hội vì 01 triệu mái ấm gia đình Việt" do Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa VARs Connect và Công ty Hoàng Quân Land. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ số và nâng tầm chuẩn mực nghề Môi giới bất động sản tại Việt Nam.