Kết nối mạng lưới nhân lực khoa học công nghệ trẻ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Diễn đàn
04/12/2024 10:49
Nhiều vấn đề, cơ hội và thách thức cũng như các giải pháp cho việc xây dựng nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được nêu ra trong Hội thảo “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ trẻ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta giai đoạn 2021 - 2030.
aa
Đội ngũ trí thức là nguồn lực đặc biệt trong phát triển kinh tế tri thức

Nguồn nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) là lực lượng lao động có trình độ cao, làm việc trong các lĩnh vực KHCN, thường được đào tạo bài bản, có năng lực vượt trội so với các lĩnh vực khác.

Nhân lực KHCN trẻ là lực lượng lao động trong độ tuổi từ 22 đến 35, có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, kỹ thuật và các ngành liên quan.

Nhóm này bao gồm không chỉ những cá nhân tốt nghiệp đại học, sau đại học mà còn cả những người tự học, sở hữu chứng chỉ quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, và công nghệ sinh học (UNESCO, 2013).

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng

Ứng dụng khoa học công nghệ trong doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 97% số doanh nghiệp cả nước, đóng góp khoảng 40% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 36% tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, thu hút khoảng 32% tổng nguồn vốn, tạo ra doanh thu thuần chiếm khoảng 26% tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp. Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ luôn quan tâm, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đồng hành và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển vững chắc, nhất là đối với DNNVV.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là công nghệ số và AI, các DNNVV đã và đang nỗ lực ứng dụng và thậm chí sáng tạo ra công nghệ.

Theo kết quả điều tra khảo sát đề tài ĐTĐLXH.07/22, TS. Đỗ Thị Kim Anh - Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng cho biết, tình hình ứng dụng KHCN với quy mô doanh nghiệp khá tốt khi các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa áp dụng thành tựu KHCN đạt 32% đến 54%, với các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau cũng có sự phát triển đồng đều khi áp dụng các thành tựu KHCN đạt từ 34,5% đến 76,9%.

Tuy nhiên, mức kinh phí đầu tư phát triển KHCN trong doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khiêm tốn, hiệu quả của hoạt động ứng dụng KHCN trong doanh nghiệp cũng chưa cao.

“Theo kết quả khảo sát, chỉ có 49/300 doanh nghiệp cho biết họ có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó cơ chế vận hành chiếm tỷ lệ cao nhất là chủ động nghiên cứu và đề xuất cải tiến sản phẩm (60%)” - TS. Kim Anh nhận định. Ảnh: Hoàng Tùng
“Theo kết quả khảo sát, chỉ có 49/300 doanh nghiệp cho biết họ có bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó cơ chế vận hành chiếm tỷ lệ cao nhất là chủ động nghiên cứu và đề xuất cải tiến sản phẩm (60%)” - TS. Kim Anh nhận định. Ảnh: Hoàng Tùng

Ngoài ra, 8% doanh nghiệp cho biết R&D hoạt động theo nhiệm vụ được lãnh đạo giao, 4% hướng tới việc xây dựng chương trình đào tạo nội bộ và 28% doanh nghiệp cho biết bộ phận này vận hành theo các cơ chế khác.

Đánh giá về thuận lợi của DNNVV, TS. Kim Anh chia sẻ, không chỉ áp dụng các chính sách thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ (đặc biệt là chiến lược phát triển khoa học công nghệ đến năm 2030) và chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các DNVVV còn áp dụng KHCN, đặc biệt là công nghệ số để giảm thiểu lao động, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Đồng thời, TS. Kim Anh cho rằng vẫn còn nhiều khó khăn trong đầu tư phát triển KHCN trong DNNVV. Theo kết quả khảo sát trên 300 doanh nghiệp cho thấy, có 40,8% doanh nghiệp đang sử dụng vốn vay để hoạt động, với mức vay chủ yếu từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng (chiếm 42%). Nhân lực trong các DNNVVhiện nay: đại học trở lên (57,5%), trung cấp, cao đẳng (26,9%), THPT (12,7%) (nhân lực có trình độ THPT thường làm việc trong các dây chuyền sản xuất, có sử dụng máy móc). Còn lại là 53,2% nhân lực KHCN làm việc đúng ngành nghề đào tạo, và 39,5% nhân lực KHCN phát huy được năng lực chuyên môn.

Chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu

Nhân lực KHCN trẻ không chỉ là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong kỳ nguyên số, mà còn là động lực chính cho sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Việc phát triển và khai thác hiệu quả nhân lực KHCN trẻ đã trở thành chiến lược ưu tiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Nhân lực KHCN trẻ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong bài tham luận của mình, TS. Trần Thị Hoa Thơm - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu rõ thực trạng nhân lực KHCN trong doanh nghiệp. Bà cho biết nguồn nhân lực KHCN tăng, nhưng quy mô khiêm tốn và năng lực còn hạn chế, thua xa mặt bằng khu vực và quốc tế, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. Cơ cấu nhân lực KHCN mất cân đối, thiếu chuyên sâu và trình độ cao, cản trở đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ.

“Đối với TS Hoa Thơm, nhân lực KHCN trẻ tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Từ hạn chế trong các chính sách hỗ trợ, môi trường làm việc thiếu sáng tạo, đến cơ hội phát triển nghề nghiệp chưa đủ rộng mở”. Ảnh: Hoàng Tùng.
TS. Trần Thị Hoa Thơm cho rằng, nhân lực KHCN trẻ tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với không ít thách thức. Từ hạn chế trong các chính sách hỗ trợ, môi trường làm việc thiếu sáng tạo, đến cơ hội phát triển nghề nghiệp chưa đủ rộng mở. Ảnh: Hoàng Tùng.

Bà cho biết, nhân lực trẻ tại Việt Nam thường được đào tạo tốt về mặt lý thuyết nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng mềm quan trọng như làm việc nhóm, quản lý dự án và giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc hiện đại. Cùng với đó là sự thiếu liên kết giữa hệ thống giáo dục và thị trường lao động, bởi các chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học chưa được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng sinh viên không có đủ kỹ năng cần thiết khi gia nhập thị trường lao động.

Bên cạnh những khó khăn nội tại, nhân lực KHCN trẻ tại Việt Nam còn đối diện với hàng loạt thách thức lớn từ môi trường quốc tế, sự thiếu hụt kỹ năng số và hạn chế trong công tác đào tạo lại. Những thách thức này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành KHCN.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đối mặt với cả cơ hội lẫn thách thức trong việc khai thác tiềm năng của đội ngũ nhân lực KHCN trẻ. Vậy nên, để tối ưu hoá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực này, bà Hoa Thơm đã đưa ra những giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu mới từ nền kinh tế số và xu thế công nghệ hiện đại.

Trước hết, bà cho rằng, cần đổi mới giáo dục đào tạo và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp bằng cách lồng ghép kỹ năng công nghệ số, tư duy sáng tạo và quản lý đổi mới trong các cấp học, tăng tỷ lệ thực hành và nghiên cứu thực tiễn trong các ngành khoa học và kĩ thuật. Đồng thời, các trường đại học và viện nghiên cứu cần thành lập vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ chính phủ và doanh nghiệp lớn để khởi nghiệp sáng tạo, kết nối quốc tế trong giáo dục.

Ngoài ra, TS. Hoa Thơm cũng đưa ra giải pháp đột phá trong cải cách cơ chế chính sách. Theo bà, cần giảm thiểu rào cản pháp lý, ưu đãi thuế cũng như tạo quỹ hỗ trợ nghiên cứu và sáng tạo cho nhân lực KHCN trẻ. Cùng với đó là phát triển khung pháp lý sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hợp tác công - tư xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu.

Bà chia sẻ thêm, cần đầu tư vào công nghệ cao và phát triển hệ thống nghiên cứu khoa học bằng cách thành lập trung tâm R&D tại các khu công nghệ cao, tập trung vào trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học và tăng ngân sách R&D lên 1% GDP cùng thúc đẩy tài trợ từ nhà nước lẫn tư nhân.

Tác động của AI và làn sóng công nghệ mới đến nhân lực KHCN trẻ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam cho hay, thế giới đang chuyển từ “đơn cực” sang “đa cực”. Công nghệ đang lên ngôi với những đột phá lớn, đặc biệt là AI, dữ liệu lớn, tự động hoá, công nghệ sinh học, vật liệu,… Cùng với đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và chủ nghĩa dân tộc đan xen nhau. Cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu và đa dạng hoá thị trường như là phản ứng của bối cảnh mới. Xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, cam kết phát triển bền vững.

Kết nối mạng lưới nhân lực khoa học công nghệ trẻ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
“Bối cảnh mới đặc biệt làn sóng công nghệ mới đang tác động mạnh mẽ đến lực lượng sản xuất" - Ông Bùi Quang Tuấn chia sẻ. Ảnh: Hoàng Tùng

Đáng lưu ý, ông Tuấn chỉ rõ, trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa nhiều công việc lặp đi lặp lại, giảm thiểu lỗi sai và tăng năng suất lao động. Đồng thời, sự phát triển của AI đòi hỏi nguồn nhân lực có kỹ năng cao để phát triển, quản lý và vận hành các hệ thống AI, tạo ra những công việc mới trong lĩnh vực khoa học dữ liệu, kỹ thuật AI và nhiều lĩnh vực khác. Trí tuệ nhân tạo có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề xã hội như y tế, giáo dục, giao thông, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, theo PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, các thách thức được đặt ra là tự động hóa do tác động của trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến việc thay thế con người trong nhiều công việc, đặc biệt là những công việc có tính chất lặp đi lặp lại và đòi hỏi ít kỹ năng như nghề lái xe,... Việc sở hữu và kiểm soát công nghệ AI tập trung vào một số ít công ty lớn có thể làm gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo. Mặt khác, sự phát triển của AI cũng đi kèm với những rủi ro về an ninh mạng, khi mà các hệ thống AI có thể bị tấn công và lợi dụng để thực hiện các hành vi xấu.

Đối với Chính phủ và các tổ chức xã hội, ông Tuấn cho rằng cần phải khuyến khích thử nghiệm, tạo không gian cho các nhóm người trẻ thử nghiệm công nghệ mới và áp dụng AI vào các dự án nhỏ trước khi triển khai rộng rãi. Đối với các doanh nghiệp SMEs, cần xây dựng môi trường làm việc sáng tạo và hợp tác đối tác/các trường đại học, viện nghiên cứu.

Gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với phát triển nhân lực khoa học công nghệ

Trong giai đoạn vừa qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều chính sách phát triển nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước đầu, phát triển đội ngũ nhân lực đã đạt được những bước tiến nhất định cả về số lượng và chất lượng, có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời, được ghi nhận ở nhiều khía cạnh như tư vấn đường lối, chính sách phát triển, số lượng các phát minh sáng chế, số lượng các công trình khoa học được quốc tế và trong nước ghi nhận cả ở khía cạnh lý luận và ứng dụng vào thực tiễn đời sống.

Tuy nhiên, phát triển nhân lực khoa học hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trước trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và thay đổi. TS. Lê Văn Hùng - Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực KHCN ở hai khu vực trong và ngoài nước.

Ông Lê Văn Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng
Ông Lê Văn Hùng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng

Đối với khu vực trong nhà nước, ông Hùng mong muốn có thể gắn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội với phát triển nhân lực KHCN. Song song với đó là phải tạo điều kiện môi trường làm việc, thay đổi căn bản cơ chế đãi ngộ, trọng dụng và có chính sách thu hút, đào tạo, để sử dụng và bồi dưỡng nhân lực.

Đối với khu vực ngoài nhà nước, ông cũng hy vọng có thể tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp đầu tư cho KHCN. Đồng thời, cần đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận chính sách về đào tạo, thu hút, đánh giá, trọng dụng, tôn vinh nhân lực KHCN trong khu vực doanh nghiệp và xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ về thủ tục, đất đai, thuế, vốn vay ưu đãi để các doanh nghiệp, tập đoàn, thành lập các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo.

Theo quan điểm của PGS.TS. Mạc Văn Tiến - Viện trưởng Viện Phát triển Giáo dục nghề nghiệp và An sinh xã hội, ông đề xuất cần kết nối mạng lưới khoa học công nghệ trẻ để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất để tìm kiếm những nhân lực, nhân tài chưa được chú ý và biết đến trong nước và ngoài nước.

GS. Đặng Cảnh Khanh - Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển cũng khẳng định, chủ doanh nghiệp cần đặt mình vào xu thế, biến mình thành nơi cung ứng nguồn nhân lực cao. Các nhà đầu tư lớn, doanh nghiệp nhỏ không chỉ cần tuân thủ theo xu hướng thời đại công nghệ mới, nắm bắt thời cơ để phát triển, nếu không thì sẽ bị tụt hậu và bỏ lại phía sau mà còn phải mở rộng hợp tác, đầu tư công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trẻ.

Hoàng Tùng

Theo tudonghoangaynay.vn
Tin bài khác
Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?

Doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để thích ứng với xuất khẩu xanh?

Phát triển bền vững trở thành xu thế của thời đại, định hướng chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, phát triển bền vững về kinh tế là tiền đề để phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Tăng cường chống thất thu thuế đối với sàn thương mại điện tử

Tăng cường chống thất thu thuế đối với sàn thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Bac A Bank: Lợi nhuận tăng vượt trội, Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành

Bac A Bank: Lợi nhuận tăng vượt trội, Top 3 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất ngành

9 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế tại Bac A Bank tăng trưởng tới 48% so với cùng kỳ, đạt hơn 813 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh giúp khả năng tối ưu chi phí (CIR) cải thiện đáng kể.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/12/2024: Tuổi Sửu tài chính hanh thông, tuổi Dậu gặp rắc rối

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 5/12/2024: Tuổi Sửu tài chính hanh thông, tuổi Dậu gặp rắc rối

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 5/12/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Trải nghiệm "Một ngày làm chiến sĩ"

Trải nghiệm "Một ngày làm chiến sĩ"

Ngày 2/12/2024, trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp phối hợp với Trung đoàn Tên Lửa 261 và Công ty Cổ phần Hỗ trợ đầu tư và Phát triển giáo dục quốc tế VES tổ chức Chương trình “Một ngày làm chiến sĩ” năm 2024, mang đến cơ hội cho các em học sinh trải nghiệm một ngày làm chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.
19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép "Số đi cùng Xanh”

19 Giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam 2024 hướng đến mục tiêu kép "Số đi cùng Xanh”

TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng cho biết: Năm nay, Ban tổ chức đã kịp thời đưa thêm tiêu chí “xanh” vào chương trình để phù hợp với mục tiêu kép của công cuộc chuyển đổi số quốc gia là “Số đi cùng Xanh”.
Dự án về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa chiếm số lượng lớn tại VietFuture Awards 2024

Dự án về trí tuệ nhân tạo và tự động hóa chiếm số lượng lớn tại VietFuture Awards 2024

Được tổ chức song song cùng chuỗi sự kiện Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2024), Lễ Công bố và Vinh danh Giải thưởng Sáng tạo tương lai VietFuture Awards 2024 do VINASA tổ chức đã diễn ra chiều 03/12 tại Hà Nội.
Công cụ cho phép máy học trực tiếp trên thiết bị, không cần sử dụng đám mây

Công cụ cho phép máy học trực tiếp trên thiết bị, không cần sử dụng đám mây

Nhà cung cấp giải pháp tự động hóa của Đức, Weidmüller, đã công bố một công cụ máy học (ML) cho phép triển khai ML trực tiếp trên thiết bị, mà không cần kết nối với đám mây hoặc Internet. Công cụ edgeML có thể chạy các thuật toán học máy tại biên trên PLC hoặc máy tính công nghiệp.
PVcombank: Tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh, tổng tài sản hơn 226.000 tỷ đồng

PVcombank: Tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng mạnh, tổng tài sản hơn 226.000 tỷ đồng

9 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần tại PVcombank có lãi trở lại giúp tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng trên 50%. Nhờ tăng cường các biện pháp xử lý và thu hồi nợ, chất lượng tín dụng tại PVcombank dần được cải thiện.
Nhận định chứng khoán ngày 4/12: Xu hướng đi ngang vẫn là chủ đạo

Nhận định chứng khoán ngày 4/12: Xu hướng đi ngang vẫn là chủ đạo

Thị trường tiếp diễn tình trạng giao dịch ảm đạm trong các phiên giao dịch đầu tháng 12 và chưa có dấu hiệu được cải thiện. Đa phần các nhà đầu tư đều chọn phương án đứng ngoài quan sát dẫn đến thanh khoản các phiên giao dịch luôn trong tình trạng cạn kiệt. Chúng tôi nhận định xu hướng đi ngang của thị trường vẫn là chủ đạo trong ngắn hạn.