Khi chuyển từ mẫu thử sang thành phẩm cuối cùng cần rất nhiều quyết định quan trọng, bao gồm cả việc lựa chọn ra cho mình một bao bì/hộp chứa phù hợp với yêu cầu của dự án. Nhiều khi việc thiết kế ra một cái hộp đựng chỉ là thứ thường được ít để ý nhất trong các công đoạn. Vậy nên bài viết này sẽ cho bạn một vài gợi ý xem bạn nên sử dụng loại hộp nào cho phù hợp nhất.
• Chọn vỏ bọc nào phù hợp môi trường khắc nghiệt của ngành công nghiệp điện tử
• Vỏ nhựa ABS dòng 1556 bảo vệ mạch in và các thiết bị điện tử
Sử dụng một loại hộp được thiết kế sẵn
Hộp được làm sẵn là một lựa chọn khá được ưa chuộng. Hộp được làm sẵn có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc, bạn còn có thể đặt cho mình một chiếc hộp được gia công thiết kế riêng cho mình để phù hợp nhất với dự án của bạn.
Hộp làm bằng nhựa ABS là loại dễ tìm thấy nhất. Loại nhựa ABS là một loại nhựa dẻo, bền, nó rất phù hợp với đa phần các dự án DIY. Nhưng một điểm yếu của ABS chính là nó không thể chống được tia UV. Tuy vậy, loại hộp này vẫn được sử dụng bởi vì giá thành rẻ, không dẫn điện và sự đa dạng trong mẫu mã, kích thước của chúng.
Thay vì sử dụng loại hộp nhựa thì bạn cũng có thể mua loại làm bằng kim loại. Chúng đa phần được làm từ nhôm, một thứ kim loại dẻo và nhẹ. Một ưu điểm khá tốt của loại hộp này là chúng có thể bảo vệ cho sản phẩm của bạn. Hộp kim loại có thể chịu đựng được nhiệt, tia UV, cộng thêm khả năng chống rỉ sét, nhưng điểm yếu của chúng lại là việc nặng hơn và giá thành cũng đắt hơn so với những chiếc hộp được làm bằng nhựa rất nhiều lần. Thêm vào đó, bạn còn phải để ý tới việc không để chiếc hộp này làm hỏng các linh kiện điện tử bên trong bởi chúng rất dễ dẫn điện.
Sử dụng thiết kế kiểu mô-đun
Những cách trên là khi bạn muốn đặt tất cả các linh kiện vào trong một hộp chứa, nhưng nếu bạn muốn thì cũng có thể sử dụng thiết kế mô đun. Bạn hoàn toàn có thể mua những chiếc vỏ linh kiện một cách rất dễ dàng tại đây. Có rất nhiều những mẫu hàng khác nhau như chiếc Arduino UNO và Rasbery Pi. Những nhà thiết kế đã tạo nên những chiếc vỏ đặc biệt này để phù hợp và bảo vệ các linh kiện bên trong, và thường được đi kèm với một linh kiện tản nhiệt.
Những kiểu thiết kế mô đun thường được sử dụng bởi người mới bắt đầu, hoặc những dự án mà bạn không cần mang ra ngoài. Thêm những chiếc vỏ như thế này vô cùng tiện lợi vì bạn không cần điều chỉnh thêm bất cứ gì cả. Điểm yếu của loại vỏ này là chúng đa phần chỉ có thể chứa được một bảng mạch duy nhất và chúng cũng đắt hơn những chiếc hộp ở trên rất nhiều.
Sử dụng loại hộp mà chính bạn thiết kế
Nếu bạn muốn làm cho thành quả của bạn trông đẹp hơn nữa, không còn cách nào khác ngoài việc tự thiết kế lên một chiếc hộp dành riêng cho bạn cả. Mặc dù bạn hoàn toàn có thể đi mua một chiếc hộp về và điều chỉnh cho nó phù hợp với thứ mà bạn làm, nhưng không gì có thể tốt hơn việc tự mình thiết kế, điều chỉnh một chiếc hộp của riêng mình.
Một vài lưu ý
Cuối cùng, tôi muốn cho bạn một vài gợi ý khi lựa chọn chiếc hộp phù hợp với dự án mà bạn đang làm. Đầu tiên là hãy chắc rằng chiếc hộp có thể đựng được hết toàn bộ linh kiện. Đừng quên tính tới cả những chiếc dây nối vì chúng khá là tốn diện tích.
Tiếp nữa, xem xét về các tùy chọn I/O cho dự án của bạn. Hãy tính đến các công tắc, nút, đèn LED và màn hình và bố trí chúng trước khi bạn thực hiện bất kỳ sửa đổi nào đối với vỏ.
Nếu chọn vỏ chống nước, hãy đảm bảo rằng vỏ được chọn có gioăng cao su bảo vệ bên trong khỏi bụi và nước. Tuy nhiên, đừng quên thiết kế tản nhiệt vì một số linh kiện điện tử có thể quá tải nhiệt trong quá trình hoạt động. Vỏ kín nước có thể khiến các bộ phận trở quá nóng và bị hỏng. Vì vậy, hãy cân nhắc việc sử dụng ốp tản nhiệt.
Minh Trí (Theo Digikey)