Mitsubishi Electric mới đây đã khởi động một chiến dịch trên toàn cầu với mục đích nâng cao nhận thức thông qua những câu chuyện minh họa nhắm đến các đối tượng khán giả đa dạng, không chỉ riêng với nhân sự làm việc trong ngành sản xuất.
Thông qua những câu chuyện minh họa đặc sắc, thương hiệu mong muốn người xem hiểu hơn về tầm quan trọng của lĩnh vực tự động hóa nhà máy trong cuộc sống hàng ngày, cũng như giúp cho các nhà sản xuất dễ dàng hình dung về một tương lai nơi các thiết bị tự động hóa được ứng dụng rộng rãi.
Câu chuyện chủ đạo trong chiến dịch của Mitsubishi Electric có tiêu đề “Hãy sản xuất những thứ quan trọng với bạn”. Thông qua việc sử dụng hình ảnh tên lửa, thương hiệu muốn người xem liên tưởng về một tương lai khi mà các hoạt động thiết kế, sản xuất, và vận tải đối với sản phẩm có thể được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của từng cá nhân một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Sự kết hợp câu chuyện-hình ảnh thứ hai có tên “Nâng cao tiềm năng sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số” tập trung vào cách các công nghệ kỹ thuật số thúc đẩy quá trình sản xuất tiên tiến trong tương lai. Chủ đề này lý giải về tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số và vận dụng dữ liệu để giải phóng quá trình sản xuất khỏi những ràng buộc truyền thống, giúp tăng năng suất và chất lượng, đồng thời giảm thiểu chất thải và loại bỏ sai sót.
Câu chuyện thứ ba, và cũng là câu chuyện cuối cùng có chủ đề “Sản xuất bền vững” lý giải vì sao sản xuất bền vững góp phần tạo nên một thế giới bền vững. Lý cho điều này, có thể kể đến việc hiệu quả sản xuất cao không chỉ giúp tăng lợi nhuận kinh doanh, mà còn giúp giảm thiểu tác động đến môi trường. “Nâng cao tiềm năng sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số” giải thích về mối quan hệ giữa công nghệ kỹ thuật số và sản xuất.
Bền vững là một chủ đề nóng hổi trong xã hội, nhưng ở câu chuyện “Sản xuất bền vững” người xem sẽ bắt gặp nhiều góc nhìn đa chiều. Ở cả ba chủ đề nêu trên, cách diễn giải và thiết kế hình ảnh đều nhằm mục đích giúp cho khái niệm tự động hóa trở nên “dễ tiếp cận” hơn với mọi đối tượng khán giả. Ví dụ, biểu tượng “bé gái mặc váy đỏ” và cánh tay robot được lặp lại nhiều lần như muốn nhấn mạnh sự tồn tại của tự động hóa là để giúp đỡ con người đạt được mục tiêu của họ, từ việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ, cho đến khả năng tùy chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ đó theo nhu cầu của mỗi cá nhân, và đảm bảo quy trình đó có tác động tối thiểu đến môi trường.
Cách tiếp cận này không hề mang tính cá nhân, mà cân nhắc đến các yếu tố như: duy trì sự bền vững của xã hội thông qua tạo công ăn việc làm và các biện pháp ứng phó với lực lượng lao động già hóa, nhu cầu sản xuất linh hoạt, tinh gọn, trong khi vẫn duy trì lợi nhuận, và hơn cả là ứng dụng nhiều hơn nữa các công nghệ tiên tiến mang lại lợi ích cho cuộc sống.
Mitsubishi Electric cho biết, những thiết kế này sẽ xuất hiện trong một loạt các hoạt động marketing của thương hiệu, có thể kể đến như website, quảng cáo và các buổi triển lãm.