Nên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, dự đoán các rủi ro lãng phí

Diễn đàn
23/12/2024 23:13
Đưa ra những giải pháp chống lãng phí trong tổ chức và cán bộ, PGS.TS. Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, dự đoán các rủi ro lãng phí.
aa

Ngày 23/12, Viện Nghiên cứu Pháp luật và Xã hội phối hợp với Ban Khoa học & Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo "Giải pháp chống lãng phí đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới".

Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là thời điểm để định hình tương lai, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực, làm giàu cho đất nước. Đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói: "Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí. Chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày” thành văn hóa ứng xử của mỗi người dân trong thời đại mới.

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng

TSKH. Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, đây là một chủ đề nghiên cứu rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi lãng phí không chỉ là một vần đề kinh tế - xã hội nhức nhối mà còn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của quốc gia.

Tình trạng lãng phí có trong khai thác tài nguyên, đầu tư công, quản lý tài sản công và thực thi chính sách vẫn đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý và trách nhiệm giải trình.

Nên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, dự đoán các rủi ro lãng phí
Ông Phan Xuân Dũng phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng

Hội thảo tập trung vào các nội dung trọng tâm chính về tư tưởng Hồ Chí Minh và văn hóa pháp lý về chống lãng phí, yêu cầu, định hướng giải pháp tổng thể cùng các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu với vai trò của các tổ chức xã hội nhà dân.

Đồng thời đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể trong phòng, chống lãng phí như quản lý căn hộ, kinh tế, tài nguyên môi trường và đầu tư phát triển nhằm kiên nghị các chính sách thiết thực, góp phần hoàn thiện thể chế và thúc đẩy phát triển bền vững.

"Đây là cơ hội quý báu để các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý cùng thảo luận và chia sẻ ý kiến, từ đó đưa ra các giải pháp đột phá và thiết thực. Liên hiệp Hội Việt Nam hy vọng rằng, với sự tham gia tâm huyết của các quý vị đại biểu, hội thảo sẽ đưa ra được các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế phòng chống lãng phí, góp phần xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả và phục vụ nhân dân" - TSKH. Phan Xuân Dũng chia sẻ.

Phòng, chống lãng phí, công việc thường xuyên và cấp thiết để đất nước vươn mình

Phát biểu tại hội thảo, ThS. Nguyễn Khánh Ngân - Giảng viên Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Pháp luật Đại cương, Khoa Lý luận Chính trị, Đại học Kiến trúc Hà Nội cho biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn về phòng, chống lãng phí từ rất sớm. Phần mở đầu của cuốn Đường Kách mệnh (1927), Người nhấn mạnh tư cách của người cách mệnh: “Tự mình phải cần, kiệm”.

Cần là làm hết sức mình trong mọi công việc, không lười biếng và thoái thác nhiệm vụ. Kiệm là tiết kiệm, không lãng phí.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải biết quý từng đồng tiền, bát gạo, vì đó là công sức của nhân dân.

Trong quan điểm của Người, lãng phí có nghĩa là trái với tiết kiệm. Tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ǎn, nhịn mặc. Trái lại, tiết kiệm cốt để giúp vào tǎng gia sản xuất, mà tǎng gia sản xuất là để dần dần nâng cao mức sống của bộ đội, cán bộ và nhân dân. Nói theo lối khoa học, tiết kiệm là tích cực, chứ không phải là tiêu cực.

Trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Người nhắc nhở cán bộ Đảng viên: “Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa”. Chủ nghĩa cá nhân là đặt lợi ích riêng lên trên lợi ích chung, chỉ muốn vơ vét làm lợi cho bản thân, còn công việc chung thì lười nhác, đùn đẩy.

Bên cạnh đó, lãng phí còn do trình độ non kém, do thiếu nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán nên đưa ra những quyết định sai lầm: “Lãng phí có nhiều nguyên nhân. Hoặc vì lập kế hoạch không chu đáo. Hoặc vì trong khi thực hiện kế hoạch tính toán không cẩn thận. Hoặc vì bệnh hình thức, xa xỉ, phô trương. Hoặc vì thiếu tinh thần bảo vệ của công. Nói tóm lại là vì thiếu ý thức trách nhiệm, thiếu ý thức quý trọng sức của, sức người của Nhà nước và của nhân dân”.

ThS. Nguyễn Khánh Ngân nhận định, bài viết “Chống lãng phí” của Tổng bí thư Tô Lâm như một hồi chuông gióng lên báo động về một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt. Công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới rất khẩn trương và cấp bách. Ảnh: Hoàng Tùng
ThS. Nguyễn Khánh Ngân nhận định, bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một hồi chuông gióng lên báo động về một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt. Công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới rất khẩn trương và cấp bách. Ảnh: Hoàng Tùng

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là một nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng Đảng mà còn là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng ý thức thường trực trong mỗi người. Điều đó cho thấy vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, Đảng và Nhà nước đã thể hiện sự quyết tâm chính trị và đồng thuận cao trong công tác này.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là từ sau Đại hội XIII của Đảng, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm đã tạo nên những chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, cả về nhận thức và hành động, góp phần củng cố niềm tin và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong toàn xã hội.

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên) là ví dụ điển hình về chống lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình và dự án đầu tư công trọng điểm.

Theo ThS. Nguyễn Khánh Ngân, lĩnh vực đầu tư công ở nước ta được cho là gây ra thất thoát, lãng phí thuộc nhóm đứng đầu. Điển hình về sự lãng phí trong lĩnh vực này là dự án chống ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh với tổng mức đầu tư 10.000 tỉ đồng. Dù đã qua 2 nhiệm kỳ, người dân địa phương vẫn chịu cảnh ngập lụt, dự án đầu tư xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức. Các dự án điện năng lượng tái tạo đã xây dựng nhưng chưa được kết nối, vận hành, các dự án thuộc “khu đất vàng”.

Hiện nay, 70% ngân sách dùng để nuôi bộ máy, trong khi đó công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập. Một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý.

Công tác tinh giảm biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cản trở phát triển, tăng thủ tục hành chính, lãng phí thời gian công sức của doanh nghiệp, công dân, làm lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Trong sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, nhiều nơi tổ chức linh đình việc cưới, việc tang, lễ hội hay những hoạt động cờ bạc, mê tín dị đoan, hiện tượng đốt đồ hàng mã vẫn còn diễn ra phổ biến gây lãng phí tiền của, thời gian của nhân dân.

Để cuộc đấu tranh thực sự có hiệu quả, ThS. Nguyễn Khánh Ngân cho rằng, cần thực hiện tốt những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu và kết hợp với các văn bản của Đảng và Nhà nước ta ban hành trong thời gian qua về chống tham nhũng, lãng phí để vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp mà Người đã nêu ra trước đây vào trong giai đoạn hiện nay.

Lãng phí được ví như giặc nội xâm, nguy hại không kém gì tham nhũng

Lãng phí cũng có trong tư duy của mỗi con người, với những biểu hiện lệch lạc như thói phô trương hình thức, xa hoa, “vung tay quá trán” sự vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. Lãng phí trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước và sự phát triển bền vững.

Nội dung này không chỉ được quan tâm ở Việt Nam mà còn là mối quan tâm toàn cầu. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương và giải pháp để giảm thiểu và xóa bỏ lãng phí trong quá trình sử dụng nguồn lực công.

Lãng phí trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ được hiểu là việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, vật lực, thời gian) trong quản lý và vận hành bộ máy nhà nước. Hiện tượng này gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và niềm tin của nhân dân.

Trong bài tham luận của mình, PGS.TS. Lê Minh Thông - Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật, Nguyên Trợ lý Chủ tịch Quốc hội đã nêu rõ, lãng phí trong lĩnh vực tổ chức và cán bộ gắn liền với tính kém hiệu quả kém hiệu lực của các cấu trúc tổ chức bộ máy. Bên cạnh đó là sự bất hợp lý trong xác định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan tổ chức và sự chồng chéo, trùng lập chức năng, nhiệm vụ giữa các cấu trúc tổ chức trong nội bộ cơ quan, giữa các tổ chức trong hệ thống.

Nên ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, dự đoán các rủi ro lãng phí
Ông Lê Minh Thông cho rằng, bộ máy hành chính cồng kềnh, tuyển dụng không hiệu quả và lãng phí trong sử dụng nguồn lực tài chính là vấn đề thực tiễn lãng phí trong tổ chức và cán bộ. Ảnh: Hoàng Tùng

Trước hết, ông Thông chia sẻ, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch trong phân công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan. Ngoài ra, cần thành lập các cơ quan giám sát độc lập, có quyền hạn kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tổ chức và cá nhân, cũng như tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong việc giám sát và phản ánh về lãng phí.

Đưa ra những giải pháp chống lãng phí trong tổ chức và cán bộ, PGS.TS. Lê Minh Thông cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc phân tích dữ liệu, dự đoán các rủi ro lãng phí.

Lãng phí từ sự chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động thanh tra và kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nói chung và kiểm toán Nhà nước nói riêng là công cụ của nền kinh tế thị trường, mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 1990. Thời gian đầu, tình trang chồng chéo giữa hoạt động thanh tra và hoạt động kiểm toán chưa nhiều.

Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế thị trường, kiểm toán Nhà nước từng bước mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ báo cáo quyết toán mà còn kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán hiệu quả. Vấn đề chồng chéo trong hoạt động giữa hai cơ quan này ngày càng trở thành một vấn đề đáng quan tâm bởi mức độ và tần suất các cuộc thanh tra. Kiểm toán ngày càng nhiều là mối lo của các cơ quan, tổ chức, nhất là các doanh nghiệp.

Sự trùng lặp còn mang một hệ quả gây lãng phí, tốn kém xảy ra khi các cơ quan có kết luận khác nhau về cùng một vấn đề. Mặc dù Quốc hội yêu cầu phải “có sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán” nhưng do không có và không thể luật hoá được điều này. Vì hoạt động, kiểm toán giống nhau cùng đối tượng, cùng nội dung nhưng kết quả thanh tra, kiểm toán lại độc lập và mỗi cơ quan chịu trách nhiệm về kết quả của mình.

Để giải quyết cơ bản sự chồng chéo giữa thanh tra và kiểm toán nhà nước, TS. Đinh Văn Minh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ cho rằng phải giải quyết từ gốc, đó chính là thể chế. Chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan và trong mỗi hoạt động phải có sự phân biệt rành mạch, đồng thời trong phương thức hoạt động cần có những quy định rõ ràng.

Lãng phí là nhân tố cản trở sự phát triển toàn xã hội
TS. Đinh Văn Minh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hoàng Tùng

Theo ông, phải kiểm toán theo chương trình kế hoạch/thanh tra vụ việc khi có yêu cầu hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật. Việc thanh tra và kiểm toán đều thực hiện theo kế hoạch là nguyên nhân tất yếu dẫn đến sự chồng chéo trùng lặp. Vậy nên, TS. Đinh Văn Minh khẳng định thanh tra phải thể hiện vai trò của mình trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và chỉ nên thực hiện để đánh giá một chủ trương, một cơ chế, chính sách hoặc một lĩnh vực công tác hoặc khi có yêu cầu.

Bên cạnh đó, ông cũng đề nghị quy định dứt khoát, khi thanh tra, kiểm toán, nếu nội dung nào đã được kết luận thì cơ quan tiến hành thanh tra phải sử dụng kết quả đó, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng về sự thiếu chính xác của kết quả trước đó và không phải chịu trách nhiệm về tính chính xác. Hiện nay pháp luật có quy định về giá trị của báo cáo kiểm toán, trong khi đó lại chưa có quy định về giá trị pháp lý của kết luận thanh tra. Điều này cần phải được bổ sung một cách rõ ràng, dứt khoát trong thời gian tới.

Hoàng Tùng

tudonghoangaynay.vn
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán

Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán

Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất từ Trung tâm Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu khí (PSI), Việt Nam với mức thặng dư thương mại song phương với Mỹ đạt kỷ lục 123,5 tỷ USD trong năm 2024 - là một trong những mục tiêu được Mỹ xác định có mức thâm hụt thương mại lớn và chính sách thuế không công bằng đối với hàng hóa của nước này.
Xu hướng nổi bật của công nghệ thực tế tăng cường trong sản xuất

Xu hướng nổi bật của công nghệ thực tế tăng cường trong sản xuất

Công nghệ thực tế tăng cường (AR) không chỉ là một công nghệ tương lai để giám sát sản xuất mà nó đã trở thành một công cụ mạnh mẽ định hình lại ngành sản xuất. Từ nâng cao năng suất của người lao động đến tăng cường hiệu quả hoạt động, các giải pháp AR đang chứng minh giá trị của chúng trong môi trường sản xuất. Nhưng tương lai của AR trong sản xuất năm 2025 sẽ ra sao?
Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử

Nhận định phiên giao dịch ngày 11/4: Thận trọng sau phiên bùng nổ lịch sử

Sau phiên bùng nổ lịch sử ngày 10/4, thị trường đang bước vào giai đoạn nhạy cảm, nơi nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ điều chỉnh kỹ thuật và áp lực chốt lời trong ngắn hạn.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc, thuế sẽ tăng lên tổng cộng 125%.
Việt Nam dự hội nghị đặc biệt của ASEAN bàn về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Việt Nam dự hội nghị đặc biệt của ASEAN bàn về chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ quan điểm của Việt Nam đối với chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ.
Thị trường chứng khoán ngày 10/4: Pha đảo chiều lịch sử, VN Index bùng nổ hơn 74 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 10/4: Pha đảo chiều lịch sử, VN Index bùng nổ hơn 74 điểm

Phiên giao dịch ngày 10/4 đã ghi dấu một cột mốc chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VN Index bật tăng mạnh mẽ 74,04 điểm, tương ứng +6,77%, đóng cửa ở mức 1.168,34 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất từ trước đến nay, chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm sâu liên tiếp trước đó.
Innovation Day Hải Phòng 2025: Giới thiệu giải pháp phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp

Innovation Day Hải Phòng 2025: Giới thiệu giải pháp phát triển bền vững trong sản xuất công nghiệp

Schneider Electric - Tập đoàn dẫn đầu về chuyển đổi số quản lý năng lượng và tự động hóa công nghiệp chính thức khởi động chuỗi sự kiện thường niên. Hội nghị "Tăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua Số hóa và AI", diễn ra ngày 10/4 tại Hải Phòng là sự kiện mở đầu trong chuỗi.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 11/4/2025: Tuổi Thìn gặp rắc rối, tuổi Mùi rất suôn sẻ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 11/4/2025: Tuổi Thìn gặp rắc rối, tuổi Mùi rất suôn sẻ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 11/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
[E-Magazine] Khoa học công nghệ – động lực nội sinh của Hòa Phát

[E-Magazine] Khoa học công nghệ – động lực nội sinh của Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát, nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam, đã mở rộng thị trường xuất khẩu tới gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Các sản phẩm thép của Hòa Phát không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được ưa chuộng tại nhiều thị trường quốc tế, bao gồm cả các nước phát triển như Mỹ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU).
TSMC công bố sản xuất chip 2 nm trong năm 2025

TSMC công bố sản xuất chip 2 nm trong năm 2025

So với chip 3 nm, công nghệ 2 nm của TSMC được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể.
siement
Quảng cáo
moxa