timtos

Nghiên cứu và thiết kế hệ thống trạm giám sát thời tiết từ xa

Kỹ thuật điều khiển
06/10/2022 08:55
Hiện nay việc giám sát thời tiết từ xa đang ngày càng quan trọng trong đời sống con người. Bài báo giới thiệu đề tài “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống giám sát thời tiết từ xa” nhằm tạo sự thuận tiện và linh hoạt cho người dùng. Hệ thống sử dụng vi điều khiển trung tâm là 2 board ESP32, module cảm biến mưa, module cảm biến gió, module LoRa SX1278. Đề tài sử dụng phương pháp hiển thị là qua web.
aa
  1. Giới thiệu

Hiện nay biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng trên toàn thế giới. Biểu hiện chính của biến đổi khí hậu là sự nóng lên toàn cầu, cũng như sự thay đổi của các vấn đề thời tiết. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong nông nghiệp, du lịch. Do đó, việc giám sát thời tiết là quan trọng.

Hệ thống trạm giám sát thời tiết sử dụng vi điều khiển trung tâm và vi điều khiển phụ là 2 board ESP32, module cảm biến mưa, module cảm biến gió, module cảm biến UV ML8511, module cảm biến nhiệt độ – độ ẩm SHT30, module LoRa SX1278 ra đời với mục đích đó.

Hiện nhóm nghiên cứu đã thi công hệ thống trạm giám sát thời tiết đáp ứng được các mục tiêu đưa ra ban đầu của đề tài. Hệ thống hoạt động tương đối ổn định, dễ dàng giám sát qua web, có đầy đủ các chức năng cơ bản của một hệ thống trạm giám sát thời tiết như: giám sát các chỉ số thời tiết tại trạm phụ, truyền không dây trong môi trường qua LoRa với tầm hoạt động tương đối tốt. Giao diện giám sát qua web trực quan, dễ sử dụng.

2. Tổng quan và giải pháp công nghệ

2.1 Vi xử lý

Với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của công nghệ IoT, việc giám sát thời tiết bây giờ càng ngày càng dễ dàng và tiện dụng hơn. Mọi người có thể sử dụng điện thoại để giám sát mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet, dữ liệu được cập nhật liên tục. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vi xử lý khác nhau, từ 4bit đến 32bit. Tuy nhiên để có thể kết nối các khối trên đòi hỏi người thiết kế phải có sự hiểu biết nhất định về tất cả các thành phần của vi xử lý. Ngoài ra còn có một số nhược điểm như chiếm nhiều không gian sử dụng, đòi hỏi mạch in tốn, gây khó khăn khi sử dụng trong công nghiệp do trong công nghiệp thường các thiết bị điều khiển theo bit, còn vi xử lý xử lý dữ liệu theo byte.

2.2 Vi điều khiển

Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp ngày trên một chip. Vi điều khiển về cơ bản là vi xử lý được kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các module vào/ra, module biến đổi tương tự sang số,… Vi điều khiển có ưu điểm là người dùng không cần nhiều kiến thức như bên vi xử lý, tuỳ vào các ứng dụng cụ thể mà người sử dụng mong muốn thì chỉ cần kết nối với các module ngoại vi với các chức năng tương ứng để sử dụng. Ví dụ với một hệ thống đo nhiệt độ thì chỉ cần vi điều khiển, module đo nhiệt độ, module hiển thị (có thể là màn LCD hoặc TFT), các nút nhấn để điều khiển các chức năng. Các vi điều khiển phổ biến trên thị trường hiện này gồm có dòng PIC, Arduino. Mô hình giám sát thời tiết từ xa sử dụng vi điều khiển trung tâm là board ESP32, module cảm biến mưa, module cảm biến gió, module cảm biến UV ML8511, module cảm biến nhiệt độ – độ ẩm SHT30, module LoRa SX1278. Hệ thống có ưu điểm là có thể sử dụng ở các môi trường xấu, không sử dụng dây để truyền dữ liệu về trạm chính, sử dụng App để giám sát giúp tăng khả năng cập nhật thông tin thời tiết hiệu quả.

nghien cuu va thiet ke he thong tram giam sat thoi tiet tu xa
Hình1: Module cảm biến tốc độ gió.

2. 3. Khối truyền dữ liệu LoRa

Công nghệ LoRa là công nghệ sử dụng giao thức không dây được phát triển bởi Semtech. LoRa được thiết kế để truyền thông tầm xa mà sử dụng ít năng lượng, qua đó cung cấp các loại khả năng liên lạc tốt, cần thiết cho các thiết bị thông minh cần truyền dữ liệu đi xa. Ngoài ra Liên minh LoRa đang hoạt động để đảm bảo khả năng liên lạc giữa nhiều mạng trên toàn quốc. Các đồ án cũng như dự án sử dụng LoRa trong thực tế đang ngày càng phổ biến. Trước đây công nghệ truyền thông LoRa được sử dụng nhiều vào mục đích quân sự và không gian do khoảng cách truyền tốt nhưng khó đến được người dùng bình thường bởi giá cả cao, khó sử dụng. Ngày nay do công nghệ hiện đại nên LoRa đã được thương mại hoá, mang lại lợi ích cao cho người sử dụng bởi khoảng cách truyền xa, một module LoRa có thể bao trùm một vùng lên đến 5km quanh bán kính sử dụng.

3. Giải pháp công nghệ

Trong chương này, nhóm sẽ tiến hành tính toán và thiết kế hệ thống giám sát thời tiết từ xa, hiển thị thông tin app Android. Quá trình tính toán và thiết kế gồm có 2 phần: thiết kế sơ đồ khối hệ thống và tính toán thiết kế mạch.

3.1 Tính toán và thiết kế phần cứng

Yêu cầu của hệ thống: Hệ thống giám sát cần có các chức năng:

  • Giám sát nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết mưa, tia UV và tốc độ gió tại thời gian thực.
  • Thời gian mưa/tạnh mưa được cập nhật liên tục trên màn hình app Android.
    3.2 Thiết kế sơ đồ khối hệ thống

Theo yêu cầu của đề tài đã đưa ra, nhóm đã thiết kế sơ đồ khối của hệ thống bao gồm các khối: khối xử lý trung tâm, khối xử lý tại trạm từ xa, khối cảm biến tia UV, khối cảm biến mưa, khối cảm biến gió, khối cảm biến nhiệt độ – độ ẩm, khối chuyển tiếp dữ liệu, khối nguồn, khối server, khối android app. Sơ đồ khối của hệ thống được mô tả như hình 2.

nghien cuu va thiet ke he thong tram giam sat thoi tiet tu xa
Hình 2: Sơ đồ khối của hệ thống giám sát thời tiết từ xa.

Chức năng từng khối:

Trạm chính:

  • Khối xử lý trung tâm là khối điều khiển trung tâm cho toàn hệ thống, khối có nhiệm vụ xử lý các thông tin nhận từ khối xử lý phụ và trao đổi, cập nhật thông tin lên khối App, ngoài ra khối sử lý trung tâm còn được tích hợp WiFi để truyền dữ liệu lên khối sever của Firebase.
  • Khối chuyển tiếp dữ liệu để truyền thông, trao đổi các tín hiệu từ khối xử lý tại trạm con và khối xử lý trung tâm thông qua LoRa.
  • Khối server có nhiệm vụ lưu trữ và trao đổi thông tin giữa khối app và khối xử lý trung tâm.
  • Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp năng lương cho toàn trạm chính hoạt động.

Trạm từ xa (Remote):

  • Khối xử lý tại trạm từ xa thực hiện nhiệm vụ xử lý các thông tin từ các khối cảm biến.
  • tia UV, khối cảm biến nhiệt độ – độ ẩm, khối cảm biến gió và khối cảm biến mưa, sau đó sẽ truyền dữ liệu tới trạm chính trong qua khối chuyển tiếp dữ liệu.
  • Khối chuyển tiếp dữ liệu để truyền thông, trao đổi các tín hiệu từ khối xử lý tại trạm từ xa với khối xử lý trung tâm.
  • Khối cảm biến tia UV để chuyển đổi các thông tin của tin UV trong không khí thành tín hiệu điện.
  • Khối cảm biến nhiệt độ – độ ẩm có nhiệm vụ chuyển đổi các thông tin nhiệt độ – độ ẩm trong không khí thành tín hiệu điện.
  • Khối cảm biến mưa có nhiệm vụ nhận biết khi nào trời mưa.
  • Khối cảm biến gió để nhận biết hướng và đo đạc tốc độ gió trong môi trường.
  • Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống hoạt động.3.3 Tính toán và thiết kế sơ đồ mạch
  • Tính toán và kết nối khối cảm biến nhiệt độ – độ ẩm với vi điều khiển

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng cảm biến nhiệt độ riêng, độ ẩm riêng hay cả hai. Các dòng cảm biến nhiệt độ thông dụng là LM35, DS18B20, E52MY,… Các cảm biến độ ẩm như HS1101, HR202,… Các cảm biến có thể cảm biến được cả nhiệt độ, độ ẩm như các dòng DHT11, DHT22,… và các dòng SHT10, SHT30,…

Nhóm quyết định sử dụng module cảm biến nhiệt độ – độ ẩm SHT30 với các ưu điểm như độ chính xác cao, giá thành hợp lí, có vỏ bảo vệ nên sử dụng tốt ở ngoài môi trường. Khối cảm biến nhiệt độ – độ ẩm sử dụng Module SHT30 để cảm biến nhiệt độ – độ ẩm trong không khí thành tín hiệu điện.

  • Module SHT30 giao tiếp với vi xử lý ESP32 theo chuẩn I2C, được kết nối với nhau như hình 3.
  • Chân 3, 4 của SHT30 lần lượt kết nối với ESP32 qua các chân 36, 33.
  • Khối cảm biến mưa có nhiệm vụ nhận biết khi nào trời mưa.
  • Khối cảm biến gió để nhận biết hướng và đo đạc tốc độ gió trong môi trường.

nghien cuu va thiet ke he thong tram giam sat thoi tiet tu xa
Hình 3: Hình ảnh mô hình cụ thể một trạm giám sát.

  1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống trạm giám sát thời tiết từ xa ”, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được những vấn đề sau:

  • Tìm hiểu được lý thuyết và cách hoạt động của LoRa.
  • Tìm hiểu và sử dụng thành công các cảm biến mưa, cảm biến tốc độ gió, cảm biến tia UV và cảm biến nhiệt độ – độ ẩm.
  • Thiết kế thành công board mạch đồng để nhận được dữ liệu từ cảm biến về vi điều khiển một cách ổn định.
  • Nghiên cứu thành công chuẩn SPI kết nối giữa LoRa với ESP32.
  • Hiểu biết thêm về ngôn ngữ C để lập trình ESP32 với các module cảm biến.
  • Hệ thống hoạt động nhanh và ổn định ở điều kiện thời tiết bình thường, có thể đặt ở ngoài trời.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Trung Đức, Lý Thành Viên, “Thiết kế hệ thống giám sát và tưới tiêu cho cây ăn quả ứng dụng ở đồng bằng sông Cửu Long”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐHSPKT, Tp.HCM, 2021-2022, HK1.
[2] Lưu Trung Hiếu, “Ứng dụng công nghệ truyền thông LORA trong hệ thống tự động hoá công nghiệp”, Đồ án tốt nghiệp, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, TP. Hà Nội,2018- 2019, HK2.
[3] ESP32 datasheet: https://datasheet.octopart.com/ESP32-D0WDQ6-Espressif-Systems-datasheet- 101615356.pdf.
[4] Lapis Semiconductor, UV ML8511 datasheet: https://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/537994/ETC2/ML8511-00FC.html.
[5] Sensirion, SHT30 datasheet: https://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/897974/ETC2/SHT30.html.
[6] Rain drop sensor: https://components101.com/sensors/rain-drop-sensor-module.
[7] Semtech, SX1278 LoRa datasheet: https://pdf1.alldatasheet.com/datasheet-pdf/view/501039/SEMTECH/SX1278.html.

Ngô Đăng Lưu (Công ty Anh Minh Global)
Nguyễn Đình Long (Trường Đại học Đồng Nai)

Tin bài khác
10 thành tựu ấn tượng của Agribank năm 2024

10 thành tựu ấn tượng của Agribank năm 2024

Năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ, tiếp tục khẳng định vị thế NHTM hàng đầu, có tầm quan trọng lớn trong hệ thống với nhiều thành tựu, đóng góp nổi bật.
Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Những điện thoại độc, lạ được ra mắt tại CES 2025

Triển lãm CES năm nay tiếp tục chứng kiến sự xuất hiện của nhiều mẫu điện thoại độc và lạ, cả về kiểu dáng lẫn tính năng. Dưới đây là một vài sản phẩm như vậy.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 152/QĐ-BCT để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2050.
Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Chiếc cốc vại của người Hà Nội

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Chiếc cốc vại của người Hà Nội", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững

Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững

Ngày 17/1/2025, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết cho Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) và đưa vào giao dịch chính thức 3,1 tỷ cổ phiếu BSR trên HOSE với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 21.300 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động giá là ±20%.
Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

Thị trường chứng khoán ngày 17/1: Nhóm dầu khí và ngân hàng bứt phá

VN Index tiếp tục kéo dài chuỗi phục hồi ấn tượng khi chỉ số áp sát mốc 1.250 điểm, kết thúc ngày ở mức cao nhất. Mặc dù dòng tiền vẫn thận trọng và khối ngoại tiếp tục bán ròng, nhưng sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng và dầu khí vẫn giúp thị trường ghi nhận sắc xanh tích cực.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/1/2025: Tuổi Tỵ may mắn, tuổi Ngọ vướng vào mâu thuẫn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Chuyên gia công nghệ nêu giải pháp tránh rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt

Theo chuyên gia công nghệ Đinh Hồng Sơn - Tổng giám đốc Tinhvan Consulting, để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến thanh toán tiền mặt, các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cần đầu tư vào công nghệ bảo mật, như mã hóa dữ liệu, xác thực đa yếu tố và xây dựng hệ thống phòng chống tấn công mạng. Người dùng cũng nên thường xuyên thay đổi mật khẩu và cảnh giác trước các đường dẫn hoặc Email có dấu hiệu lừa đảo.
Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Đơn giản hóa ngành công nghiệp quy trình bằng các luồng kỹ thuật số

Các luồng kỹ thuật số cung cấp cách tiếp cận toàn diện để theo dõi mọi yếu tố trong sản xuất quy trình.
Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 17/1: Kỳ vọng tiến gần mốc 1.250 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 17/1 được dự báo sẽ tiếp nối đà phục hồi khi VN Index duy trì trên mốc 1.240 điểm sau phiên đáo hạn phái sinh. Dù vậy, áp lực từ khối ngoại bán ròng mạnh và dòng tiền thận trọng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể khiến thị trường dao động trong biên độ hẹp.