Nhân sự cấp cao tại PGBank liên tục biến động

Kinh tế - Doanh nghiệp
25/09/2024 10:22
Kể từ khi đổi chủ, các vị trí nhân sự cấp cao của PGBank đều có biến động lớn. Mới đây nhất, PGBank bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc mới.
aa

PGBank tiếp tục biến động nhân sự cấp cao

Ngày 23/9/2024, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – PGB) đã chính thức trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương vào vị trí Quyền Tổng Giám đốc.

Được biết, ông Nguyễn Văn Hương, sinh năm 1980, có hơn 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.

Cũng trong ngày 23/9, HĐQT Ngân hàng PGBank bổ nhiệm ông Trần Văn Luân giữ chức Phó Tổng Giám đốc Thường trực, trước đó ông Luân đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc điều hành của ngân hàng (thời hạn bổ nhiệm 3 năm).

Nhân sự cấp cao tại PGBank liên tục biến động
Đại diện Ban Lãnh đạo Ngân hàng chụp ảnh cùng Quyền Tổng Giám đốc mới (Ảnh: PGBank).

Vị trí Tổng Giám đốc PGBank đã để trống kể từ tháng 4/2024 sau khi bà Đinh Thị Huyền Thanh nộp đơn từ nhiệm.

Cụ thể, ngày 19/4, bà Đinh Thị Huyền Thanh đã có đơn từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc PGBank kể từ ngày 25/4 vì nguyện vọng cá nhân. Trước bà Thanh, hai lãnh đạo PGBank là ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập và ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng Giám đốc cũng đã rời vị trí tại PGBank. Hồi tháng 3/2024, PGBank đã bổ nhiệm ba Phó Tổng Giám đốc mới.

Được biết, kể từ khi đổi chủ, các vị trí nhân sự cấp cao của PGBank đều có biến động lớn. Tại ĐHĐCĐ bất thường vừa tổ chức vào cuối tháng 8/2024 đã bầu bổ sung hai thành viên HĐQT độc lập là ông Đào Quốc Tính và bà Cao Thị Thúy Nga, nâng tổng số thành viên trong HĐQT của PGBank lên 6 người.

Cũng tại Đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 26/8 vừa qua, trả lời câu hỏi của cổ đông về những biến động vị trí lãnh đạo cấp cao ngân hàng, ông Phạm Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT PGBank cho biết, trong thời gian qua, ngân hàng cần phải thực hiện việc tái cơ cấu và chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo đề án tái cơ cấu đã được NHNN chấp thuận, theo đó thay đổi nhân sự là yêu cầu mấu chốt, cần thiết để thực hiện tái cơ cấu ngân hàng.

Đối với sự biến động của một số nhân sự cấp cao là do nhu cầu cá nhân cũng như việc đáp ứng yêu cầu thay đổi của ngân hàng. Tuy nhiên, sự thay đổi đó không ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, mà thực tế kết quả hoạt động của PGBank đang ngày càng tốt lên.

Như vậy, tính đến ngày 23/9, Ban điều hành của PGBank đã có 4 thành viên, trong đó, ông Nguyễn Văn Hương là Quyền Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc, gồm: ông Trần Văn Luân, ông Nguyễn Trọng Chiến và ông Lê Văn Phú.

Nhân sự cấp cao tại PGBank liên tục biến động

Trước đây, PGBank được biết đến với tên gọi Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex. Tên này được đổi vào cuối năm ngoái sau khi Petrolimex thoái toàn bộ vốn vào tháng 4/2023. Mặc dù đã có những thay đổi về cổ đông, tính đến cuối quý II/2024, PGBank vẫn là một ngân hàng có quy mô tương đối nhỏ với tổng tài sản đạt 59.600 tỷ đồng. Phần lớn tài sản của ngân hàng được phân bổ vào hoạt động cho vay khách hàng, chiếm khoảng 61% tổng tài sản.

Vào tháng 3/2024, PGBank chính thức nâng vốn điều lệ lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ không có nhiều thay đổi. Ngân hàng đã phát hành thêm 120 triệu cổ phiếu, tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 4.200 tỷ đồng. Đây là động thái mới nhất của ngân hàng sau quá trình đổi tên và nhận diện thương hiệu, đồng thời cũng là lần đầu tiên PGBank chia cổ tức và cổ phiếu thưởng cho cổ đông sau 12 năm.

97% vốn điều lệ tại PGBank đang thuộc về ai?

PGBank vừa đã công bố danh sách cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ.

Nhân sự cấp cao tại PGBank liên tục biến động
Nhân sự cấp cao tại PGBank liên tục biến động

Danh sách cổ đông nắm trên 1% vốn điều lệ tại PGBank.

Theo đó, danh sách ghi nhận 16 cổ đông sở hữu 409 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 97%.

Đối với cổ đông tổ chức, có 3 doanh nghiệp sở hữu xấp xỉ 40% vốn điều lệ PGBank là CTCP Quốc tế Cường Phát (13,541%), CTCP Thương mại Vũ Anh Đức (13,36%), Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Phát triển thương mại Gia Linh (13,099%).

Các doanh nghiệp này đã mua lại 120 triệu cổ phiếu PGB, tương đương 40% vốn điều lệ PGBank tại phiên đấu giá hồi tháng 4/2023 của Petrolimex. Đặc biệt, cả ba doanh nghiệp trên đều có liên quan mật thiết đến Tập đoàn Thành Công.

Đối với cổ đông cá nhân, ông Đinh Thành Nghiệp, sở hữu 4,3 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 1,025% hiện đang là Thành viên HĐQT PGBank.

12 cổ đông cá nhân còn lại sở hữu 236,55 triệu cổ phiếu PGB, tương đương hơn 56% vốn điều lệ ngân hàng. Các nhà đầu tư này lần lượt nắm giữ từ 14-21 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ từ 3,4-4,92%. Trong đó, bà Nguyễn Thị Thu Hà nắm 20,76 triệu cổ phần (4,944%), bà Đỗ Thị Nụ sở hữu 20,7 triệu cổ phần (4,934%), ông Trịnh Bình Long sở hữu 20,5 triệu cổ phần (4,884%)…

Bài liên quan
trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Phát triển giao thông xanh Hà Nội dưới góc nhìn của chuyên gia

Phát triển giao thông xanh Hà Nội dưới góc nhìn của chuyên gia

Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải. Hà Nội là một trong những thành phố trọng điểm, phải đối mặt với nhiều thách thức.
Nhận định phiên giao dịch ngày 18/4: Cơ hội kiểm định vùng kháng cự gần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Nhận định phiên giao dịch ngày 18/4: Cơ hội kiểm định vùng kháng cự gần nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Sau phiên giao dịch ngày 17/4 hồi phục ấn tượng vào cuối phiên, thị trường được kỳ vọng sẽ có nhịp tăng điểm kiểm nghiệm vùng kháng cự 1.225 – 1.230 điểm trong phiên giao dịch ngày 18/4. Dù vậy, tâm lý thận trọng vẫn đang hiện hữu, đặc biệt khi thanh khoản chưa thực sự cải thiện và khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh.
Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?

Những ngân hàng nào tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho nông, lâm nghiệp và thủy sản?

NHNN cho biết, đến nay, có 15 ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng 100.000 tỷ đồng là: Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank, LPBank, Sacombank, MB, ACB, Nam Á, OCB, Eximbank, Bản Việt, SHB, VietBank, HDBank.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Thị trường chứng khoán ngày 17/4: Khối ngoại “xả” mạnh VIC trong phiên đáo hạn phái sinh

Thị trường chứng khoán ngày 17/4: Khối ngoại “xả” mạnh VIC trong phiên đáo hạn phái sinh

Phiên giao dịch ngày 17/4 – cũng là phiên đáo hạn phái sinh tháng 4 diễn ra với diễn biến giằng co trong phần lớn thời gian và bất ngờ tăng mạnh vào cuối phiên. Mở cửa trong sắc đỏ, VN Index dao động dưới tham chiếu trong suốt buổi sáng và gần hết phiên chiều. Tuy nhiên, kể từ sau 14h15, lực cầu bất ngờ gia tăng đã kéo chỉ số hồi phục mạnh, đóng cửa tại 1.217,25 điểm, tăng 6,95 điểm (0,57%) và cũng là mức cao nhất trong ngày.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/4/2025: Tuổi Tý tài vận hanh thông, tuổi Tuất không suôn sẻ

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 18/4/2025: Tuổi Tý tài vận hanh thông, tuổi Tuất không suôn sẻ

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 18/4/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tổng Bí thư đưa ra các giải pháp chiến lược cho kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư đưa ra các giải pháp chiến lược cho kỷ nguyên mới

Chiều 16/4, Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Cánh tay robot Titan tự động hóa việc kiểm tra trên quỹ đạo

Cánh tay robot Titan tự động hóa việc kiểm tra trên quỹ đạo

PIAP Space Sp. z o. o đã cho ra đời cánh tay robot Titan có thể thực hiện kiểm tra, sửa chữa, nâng cấp vệ tinh trên quỹ đạo, nhằm mục tiêu cắt giảm thời gian và chi phí bảo trì các vệ tinh trị giá hàng triệu đô la.
Diện mạo mới cho làng quê Tiền Giang

Diện mạo mới cho làng quê Tiền Giang

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Việt Nam đang bước sang giai đoạn phát triển mới - hiện đại, xanh và thông minh hơn. Không còn chỉ tập trung vào đường làng, cầu cống hay nhà văn hóa, nhiều địa phương nay đã bắt đầu ứng dụng công nghệ cao, đưa chuyển đổi số vào đời sống và sản xuất nông nghiệp. Xây dựng NTM hiện đại chính là cách Việt Nam tạo thế cân bằng giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc quê hương.
Chuyển đổi xanh và hành động của doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh và hành động của doanh nghiệp

Ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải. Chương trình đề ra lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh với từng phương thức vận tải, đồng thời yêu cầu huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành Giao thông vận tải từ nay đến năm 2050.
siement
Quảng cáo
moxa