trien-lam-quoc-te

Petrovietnam đề xuất được uỷ quyền "quyết" vấn đề phát sinh trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí

Doanh nghiệp, Doanh nhân
28/02/2025 16:48
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN mới đây, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
aa

Sáng 27/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.

Ông Lê Mạnh Hùng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV, ông Lê Ngọc Sơn – Tổng Giám đốc Petrovietnam đã tham dự Hội nghị.

Tăng trưởng 2 con số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn phát biểu tại Hội nghị

Vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các kế hoạch từ 6-27%

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Petrovietnam, Tổng Giám đốc Petrovietnam đã báo cáo với Thường trực Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2024, các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 và các giải pháp để thực hiện tốt các chỉ tiêu về tăng trưởng đối với Tập đoàn.

Báo cáo nêu rõ, năm 2024, thị trường có nhiều biến động với ngành dầu khí, giá dầu biến động mạnh; biên lợi nhuận lọc hóa dầu giảm sâu, tới 50%; giá phân bón giảm mạnh và huy động khí tự nhiên cho sản xuất điện luôn thấp hơn nhiều so với khả năng của Petrovietnam (chỉ bằng 85%)… Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các kế hoạch từ 6-27%, tiếp tục thiết lập nhiều kỷ lục mới với tổng doanh thu của Tập đoàn năm 2024 lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ đồng.

Nộp ngân sách Nhà nước đạt 165,6 nghìn tỷ đồng; đầu tư đạt trên 38 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2023. Tập đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động truyền thống, tiên phong trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng ngoài khơi và lần đầu tiên tham gia chuỗi năng lượng toàn cầu, mở ra không gian phát triển mới. Bên cạnh đó, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng trên 13% so với năm 2023. Công tác an sinh xã hội cũng được đẩy mạnh.

Petrovietnam đã vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các kế hoạch từ 6-27%, tiếp tục thiết lập nhiều kỷ lục mới với tổng doanh thu của Tập đoàn năm 2024 lần đầu tiên vượt 1 triệu tỷ đồng.

Kết thúc năm 2024, Petrovietnam đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu tài chính kế hoạch 5 năm 2021-2025 và vượt từ 6-32% so với kế hoạch Thủ tướng giao. Dự kiến hết năm 2025, Petrovietnam sẽ hoàn thành và vượt toàn diện 13/13 chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm.

Về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn cho biết, bối cảnh thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tập đoàn tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức. Ngay từ đầu năm, tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường và tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp, các quan hệ kinh tế, thương mại khó dự báo và giá dầu trong hơn 1 tháng qua có xu hướng giảm, gây khó khăn cho ngành dầu khí. Đặc biệt, tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ nền tảng, công nghệ số tạo ra thay đổi lớn trong tư duy sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, thực hiện Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị về ngành dầu khí và Nghị quyết 38/NQ-CP của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các chỉ thị và chỉ đạo trực tiếp tại Hội nghị tổng kết của Tập đoàn, Petrovietnam đã xây dựng, hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, đã trình Bộ Công Thương và hiện đang hoàn thiện Chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam. Đồng thời, Petrovietnam đã hoạch định mục tiêu, giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2025, góp phần vào tăng trưởng 2 con số của đất nước, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững.

Tăng trưởng 2 con số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững

Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 15%, tập trung 3 nhóm giải pháp

Theo đó, mục tiêu năm 2025 được Petrovietnam đặt ra là: Về đầu tư, phấn đấu tăng trưởng ít nhất 15% so với thực hiện năm 2024. Từ mục tiêu đó, Petrovietnam xây dựng bộ giải pháp triển khai, trong đó, tập trung vào 3 nhóm sau.

Thứ nhất là nhóm giải pháp về quản trị: Cập nhật thay đổi về cơ chế, pháp luật và điều chỉnh đồng bộ với hệ thống quản trị của toàn Tập đoàn theo mô hình quản trị hiện đại của thế giới. Tiếp tục đánh giá và nâng cao hiệu quả, hiệu suất sử dụng tài sản, nguồn vốn; tối ưu về năng lực, hiệu lực hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới. Nâng cao năng suất lao động, tăng cường tiết kiệm, chống lãng phí.

“Với những giải pháp trên và kết quả đạt được tích cực của gần 2 tháng đầu năm 2025, chúng tôi tin tưởng và phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và cân đối lớn của nền kinh tế. Đặc biệt, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đầu tư phát triển để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước trên 8% năm 2025” - Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Thứ hai là giải pháp về thị trường: Tiếp tục triển khai đánh giá, dự báo, nắm bắt các cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường. Cung cấp dịch vụ kỹ thuật ra nước ngoài và kinh doanh quốc tế, đặc biệt tại các khu vực Bắc Mỹ, Trung Đông, Nga, Đông Nam Á… Phấn đấu mục tiêu doanh thu từ các hoạt động ở nước ngoài chiếm 30%.

Thứ ba là giải pháp về đầu tư: Tập trung quản trị danh mục đầu tư, chương trình đầu tư và dự án đầu tư. Phối, kết hợp chặt chẽ với nhà đầu tư trong nước. Thúc đẩy tiến độ các dự án trọng điểm như Khí Lô B, Nhơn Trạch 3 và 4; nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và các dự án đưa vào khai thác ngoài khơi. Phấn đấu mục tiêu đầu tư các dự án mới và đẩy mạnh giải ngân vốn trong năm 2025 của Petrovietnam là 60,75 nghìn tỷ đồng.

Tăng trưởng 2 con số để góp phần phát triển đất nước nhanh và bền vững

3 kiến nghị gửi đến Chính phủ

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Tổng Giám đốc Petrovietnam đã đưa ra 3 kiến nghị.

Thứ nhất, việc thực hiện Kết luận 76 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 38 của Chính phủ mở ra không gian phát triển mới, tạo nguồn lực để ngành dầu khí, Petrovietnam phát triển. Do vậy, rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành để thể chế hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể mà trước hết là sửa đổi ngay trong điều lệ và quy chế tài chính của Petrovietnam.

Thứ hai, đối với các quy định về phân cấp, chủ trương đầu tư tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chúng tôi mong muốn có phân cấp rõ ràng theo số tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ trên vốn điều lệ và phân cấp mạnh hơn cho doanh nghiệp. Petrovietnam đề xuất theo một trong các phương án sau. Một là, doanh nghiệp quyết định đầu tư đối với tổng mức đầu tư đến 5.000 tỷ đồng, hoặc 50% vốn điều lệ. Hai là, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư đến 10.000 tỷ đồng. Ba là, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư trên 10.000 tỷ đồng. Ngày 17/2, tại cuộc họp do Bộ trưởng Tài chính chủ trì, chúng tôi đã có kiến nghị cụ thể.

Thứ ba, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ủy quyền phê duyệt đối với một số vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

Năm 2024 đánh dấu việc 3 năm liên tiếp Petrovietnam phá kỷ lục về tổng doanh thu toàn Tập đoàn khi vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 36% so với thời kỳ trước COVID-19 (năm 2019) và tương đương khoảng 9% tổng GDP của cả nước. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 165.000 tỷ đồng, tương đương gần 9% tổng thu ngân sách của cả nước, tăng trưởng 52% so với thời kỳ trước COVID-19.

Hồng Minh

tudonghoangaynay.vn
Bài liên quan
Tin bài khác
Vì sao các công ty robot của Mỹ phải đẩy mạnh chiến lược quốc gia?

Vì sao các công ty robot của Mỹ phải đẩy mạnh chiến lược quốc gia?

Các công ty robot của Mỹ đang đẩy mạnh chiến lược robot quốc gia, bao gồm cả việc thành lập một văn phòng liên bang tập trung để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp này trong bối cảnh Trung Quốc đang coi robot thông minh là ưu tiên hàng đầu.
Nhận định phiên giao dịch ngày 31/3: VN Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ 1.280-1.350 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 31/3: VN Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ 1.280-1.350 điểm

Sau chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp, VN Index hiện đang tiến sát vùng hỗ trợ quan trọng 1.295-1.300 điểm trong bối cảnh áp lực bán từ khối ngoại vẫn chưa giảm nhiệt. Phiên giao dịch đầu tuần ngày 31/3 được dự báo sẽ là thời điểm then chốt để đánh giá liệu thị trường có thể tìm được đáy ngắn hạn hay tiếp tục điều chỉnh sâu hơn.
Khai trương Trung tâm ươm tạo và đào tạo bán dẫn (VSIC)

Khai trương Trung tâm ươm tạo và đào tạo bán dẫn (VSIC)

Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển hệ sinh thái và nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển trong lĩnh vực này.
Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Ngày 28/3/2025 tại Cộng hòa Séc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cùng Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ, do Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc quan trọng với Bộ Công Thương Séc. Cuộc gặp gỡ này không chỉ củng cố quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia mà còn mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo và phát triển công nghiệp.
Brazil khánh thành nhà máy điện ethanol đầu tiên biến mía thành điện

Brazil khánh thành nhà máy điện ethanol đầu tiên biến mía thành điện

Ethanol được coi là yếu tố trung tâm trong bức tranh năng lượng của Brazil - quốc gia sản xuất và tiêu thụ ethanol từ mía lớn nhất thế giới.
Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm để đánh giá, đo lường, kiểm tra, giám sát

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ trách nhiệm để đánh giá, đo lường, kiểm tra, giám sát

Ngày 26/3/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026, Chương trình có bốn nội dung, đó là: Quan điểm, mục tiêu, nội dung nhiệm vụ và giải pháp cụ thể và kinh phí thực hiện.
Nhiều đại học đồng loạt mở rộng quy mô

Nhiều đại học đồng loạt mở rộng quy mô

Để mở rộng quy mô đào tạo, nâng tầm vị thế trong nước, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để hội nhập quốc tế, nhiều đại học công bố xây thêm cơ sở đào tạo mới.
Tối ưu hóa tham số bộ điều khiển trượt cho robot song song phẳng

Tối ưu hóa tham số bộ điều khiển trượt cho robot song song phẳng

Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất một phương pháp mới để tối ưu hóa các tham số của bộ điều khiển trượt bằng cách sử dụng thuật toán tối ưu hóa bầy đàn.
Khởi động Cuộc thi Solve for Tomorrow - Kiến tạo tương lai năm 2025

Khởi động Cuộc thi Solve for Tomorrow - Kiến tạo tương lai năm 2025

Samsung Solve for Tomorrow 2025 dự kiến thu hút khoảng 160.000 học sinh tham gia khóa học trực tuyến cùng 2.400 bài thi tham dự được gửi từ các trường THCS và THPT trên cả nước. Chủ đề của cuộc thi năm nay tập trung vào phát triển bền vững.
"Chúng ta đang sống trong thời đại mà một học sinh tiểu học có thể lập trình robot nhưng cũng thuộc lòng câu dân ca bà kể"

"Chúng ta đang sống trong thời đại mà một học sinh tiểu học có thể lập trình robot nhưng cũng thuộc lòng câu dân ca bà kể"

Đó là lời chia sẻ trong bài phát biểu vô cùng tâm huyết của ông Hoàng Văn Lược, Tổng giám đốc điều hành Trường Phổ thông Liên cấp Đa Trí Tuệ (MIS) tại Chương trình Innovation Day 2025 – Ngày hội Sáng tạo Khoa học, Công nghệ & Văn hóa được tổ chức ngày 29/03.
Quảng cáo
moxa