UPS là một trong những giải pháp tối ưu hàng đầu để ổn định và nâng cao chất lượng nguồn điện cho môi trường sản xuất. Để chọn được UPS phù hợp nhất với nhu cầu của nhà máy, Schneider Electric – doanh nghiệp dẫn đầu trong số hóa các chương trình quản lý năng lượng và tự động hóa gợi ý các công ty Việt Nam nên bắt đầu với những câu hỏi cơ bản nhất:
• Bảo vệ, nâng cao chất lượng nguồn điện trong thời kỳ chuyển đổi số
Câu hỏi thứ nhất: Chọn UPS 1 pha hay 3 pha?
Trước hết, hãy xem xét các tải mà doanh nghiệp dự định sử dụng UPS để bảo vệ. Thông thường, tải từ 20kVA trở xuống có thể sử dụng UPS 1 pha một cách an toàn. Các tải lớn hơn có thể sẽ cần một bộ lưu điện 3 pha.
Việc xác định loại UPS 3 pha nào sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được các loại tải mà UPS sẽ bảo vệ. Thiết bị CNTT như máy chủ thường dùng điện 1 pha trong khi các thiết bị y tế như MRI hoặc các máy sàn của các nhà máy sản xuất lớn có thể sử dụng điện 3 pha.
Mặc khác, sử dụng hệ thống 3 pha sẽ cho phép doanh nghiệp áp dụng kế hoạch bảo vệ nguồn điện tập trung, trong đó một UPS lớn được sử dụng để bảo vệ toàn bộ tòa nhà hoặc tập hợp các mạch điện quan trọng. Với cách này, nó có thể đơn giản hóa kế hoạch bảo vệ nguồn điện của doanh nghiệp.
Câu hỏi thứ hai: Thời gian lưu điện của UPS mà doanh nghiệp mong muốn là bao lâu?
Một UPS có thể chỉ cung cấp nguồn điện dự phòng trong 1 phút, hoặc 5, hoặc nhiều hơn thế. Cần phải xem xét liệu có máy phát điện được sử dụng ngay khi mất điện hay không. Nếu có, doanh nghiệp sẽ chỉ cần 1 – 2 phút điện dự phòng cho đến khi máy phát điện khởi động.
Nếu chỉ có duy nhất UPS thực hiện chịu tải, thì cần phải xác định xem chúng ta cần bao nhiêu thời gian để tắt thiết bị đang được UPS đang bảo vệ một cách an toàn. Tùy thuộc vào số lượng thiết bị đang có, tương tự như vậy cũng có thể khác nhau rất nhiều. Mặc dù, như một số UPS được thiết lập để có thể tự tắt các tải gắn liền, giúp đẩy nhanh quá trình này.
Câu hỏi thứ ba: Nên lựa chọn loại ắc quy nào?
Khoảng thời gian chạy cần thiết có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc lựa chọn loại ắc quy UPS nào tốt nhất. Các lựa chọn ắc quy đang được mở rộng, thị trường hiện tại đã có mặt loại ắc quy Lithium-Ion hiện đang được tích hợp trong một số sản phẩm UPS có khả năng cung cấp cùng một lượng năng lượng dự trữ với kích thước và trọng lượng nhỏ hơn so với ắc quy Axit-chì. Ví dụ như giải pháp pin Lithium-ion của Schneider Electric cho UPS 3 pha được thiết kế để giảm đáng kể diện tích và trọng lượng của pin để tiết kiệm không gian lắp đặt. Đồng thời loại pin này của Schneider Electric cũng có tuổi thọ gấp đôi pin truyền thống. Nhờ pin Lithium-ion có thể hoạt động ở nhiệt độ cao hơn, yêu cầu làm mát cũng được giảm đi, giúp giảm tổng chi phí sở hữu.
Câu hỏi thứ tư: Thiết kế triển khai UPS nào phù hợp?
Bước tiếp theo là đi sâu vào mức độ rủi ro mà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận, điều này sẽ xác định mức độ dự phòng cần thiết cho việc triển khai UPS.
5 cấu hình thiết kế cơ bản của UPS cung cấp các mức dự phòng khác nhau. Tất cả được thể hiện trong các phép tính sử dụng chữ cái “N” để thể hiện “nhu cầu” của tải tới hạn, hoặc công suất diện cần thiết để cung cáp cho thiết bị được bảo vệ. Điều này là phổ biến đối với kiến trúc mạng và thiết bị CNTT. Ví dụ, giả sử 3 máy chủ được yêu cần để hỗ trợ một ứng dụng. Nếu ứng dụng được định cấu hình để chỉ sử dụng 3 máy chủ thì đó là thiết kế N. Nếu 4 máy chủ khả dụng, trong trường hợp một máy chủ bị lỗi, đó là thiết kế N+1.
5 cấu hình UPS cơ bản, theo mức độ tin cậy tăng dần là:
Schneider Electric
Để được cung cấp nhiều kiến thức căn bản và thông tin bổ ích cho việc để lựa chọn và triển khai UPS tốt nhất cho doanh nghiệp của mình, hãy cùng tham gia Chương trình tải HVC: Tải tài liệu hay, Trúng ngay quà chất!
Từ ngày 22/11 đến 05/12, khi tải bộ tài liệu “Hướng dẫn: Lựa chọn UPS, thiết kế và cân đối chi phí” của Schneider Electric, khách hàng có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn mỗi tuần:
• 1 Giải nhất: Loa JBL Charge 4 trị giá 2.600.000đ
• 5 Giải khuyến khích: E-voucher Got-It trị giá 300.000đ
Kết quả sẽ được công bố thứ 3 mỗi tuần trên Fanpage Schneider Electric.