Phát triển AI phải song hành với an toàn thông tin mạng Hơn 70% tổ chức chưa quan tâm, rà soát các lỗ hổng an toàn thông tin |
Trong khuôn khổ hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin, diễn ra ngày 21/11, Cục An toàn thông tin đã ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập bảo đảm an toàn thông tin.
Ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin. Ảnh: MIC |
Nền tảng cung cấp miễn phí tri thức và thông tin cần thiết hỗ trợ hoạt động diễn tập, giúp quản lý và tổ chức diễn tập chuyên nghiệp, số hóa quy trình, chuẩn hóa kỹ thuật và kết nối các chuyên gia với tổ chức an toàn thông tin.
Với nền tảng này, Cục An toàn thông tin hướng tới điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc.
Việc diễn tập triển khai trên chính hệ thống đang vận hành, đội ứng cứu sự cố có thêm kinh nghiệm xử lý tấn công mạng thực tế.
Theo thống kê, trong 2 năm 2022-2023, các đợt diễn tập thực chiến cấp quốc gia và bộ, ngành, địa phương đã có khoảng 7.000 lượt chuyên gia tham gia, giúp phát hiện gần 1.500 lỗ hổng, điểm yếu tồn tại trong hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức.
Qua thực tế triển khai các đợt diễn tập thực chiến quy mô quốc gia và hướng dẫn bộ, ngành, địa phương tổ chức diễn tập, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, vẫn còn khoảng cách lớn về hiệu quả, chất lượng giữa diễn tập thực chiến quốc gia và diễn tập thực chiến ở các bộ, ngành, địa phương.
Mặt khác, thách thức chung mà nhiều cơ quan, đơn vị đang phải đối mặt là thiếu nhân sự, công cụ, kinh phí, năng lực và kinh nghiệm an toàn thông tin để đáp ứng yêu cầu thực tế.
Để có thể giải quyết được thách thức này, Cục An toàn thông tin đã triển khai Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến cung cấp miễn phí kho tri thức và thông tin cần thiết hỗ trợ hoạt động diễn tập.
Nền tảng không chỉ giúp quản lý và tổ chức hoạt động này một cách chuyên nghiệp mà còn số hóa quy trình chuẩn hóa kỹ thuật và kết nối các chuyên gia với các tổ chức an toàn thông tin.