Pin dòng chảy với mật độ dòng điện cao lưu trữ hiệu quả năng lượng mặt trời trên mái nhà Robot AI thay con người sạc ô tô điện ở sân bay |
![]() |
Khi tự động hóa kết hợp với phân tích dự đoán, mọi thứ thay đổi. Hệ thống có thể phát hiện sự cố trước khi nó xảy ra, cho phép kỹ sư can thiệp sớm và hạn chế thiệt hại. Vậy, những cơ hội nào đang chờ đón ngành năng lượng trong quá trình chuyển đổi số? Dưới đây là các xu hướng nổi bật.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA)
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) là công nghệ mô phỏng hành vi của con người khi thực hiện tác vụ một cách chính xác và nhanh chóng, dùng để tự động hóa những công việc lặp đi lặp lại, có quy trình rõ ràng, không đòi hỏi nhiều chất xám như xử lý dữ liệu, tìm kiếm thông tin.
Trong ngành năng lượng, RPA đang được ứng dụng vào:
Xử lý dữ liệu từ công tơ thông minh: Tự động trích xuất và xác minh dữ liệu, phát hiện bất thường.
Quản lý lưới điện tự động: RPA giúp điều phối cung - cầu theo thời gian thực, ngăn chặn tình trạng quá tải.
Tự động hóa chuỗi cung ứng dầu khí: Tối ưu quản lý nhà cung cấp và quy trình đặt hàng.
Báo cáo tuân thủ và dự báo nhu cầu năng lượng: RPA thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định.
Lưới điện thông minh (Smart Grid)
Lưới điện thông minh không chỉ là mạng lưới truyền tải điện mà còn là hệ thống có khả năng tự điều chỉnh và tối ưu vận hành. Cảm biến, AI và tự động hóa giúp theo dõi tiêu thụ điện, cân bằng giữa năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) và truyền thống.
Các tính năng tiêu biểu:
Giá điện linh hoạt (Dynamic Pricing): Tự động điều chỉnh theo nhu cầu thị trường.
Quản lý sạc xe điện: Tránh quá tải bằng cách phân bổ thời gian sạc hợp lý.
Tối ưu lưu trữ năng lượng: Dự trữ điện thừa và xả ra khi cần thiết.
Không có lưới điện thông minh, hệ thống năng lượng sẽ tiếp tục kém hiệu quả và thiếu ổn định.
Bản sao kỹ thuật số (Digital Twin)
Digital Twin là mô hình số hóa song song với thiết bị thật như nhà máy điện hay turbine gió. Nó thu thập dữ liệu cảm biến, sử dụng AI để dự đoán sự cố, chạy mô phỏng vận hành, tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường bảo mật thông qua thử nghiệm tấn công mạng ảo.
Ứng dụng tiêu biểu:
Siemens: Vận hành nhà máy điện ảo (Virtual Power Plants).
Tesla Autobidder: Dự báo nhu cầu điện, tối ưu lưu trữ pin theo thời gian thực.
EDF Energy: Kiểm thử hiệu suất nhà máy điện hạt nhân.
General Electric: Tự động hóa quản lý lưới điện thông minh.
Tự động hóa thu gom và lưu trữ carbon (CCS)
Công nghệ CCS (Carbon Capture and Storage) giúp thu giữ CO₂ từ nhà máy điện và khu công nghiệp, sau đó lưu trữ dưới lòng đất. Khi được tự động hóa bằng AI và cảm biến IoT, hệ thống có thể tự điều chỉnh theo nhu cầu năng lượng và đảm bảo hiệu quả. Một số dự án tiên tiến còn sử dụng blockchain để theo dõi tín chỉ carbon.
Dự án tiêu biểu:
Chevron - Gorgon (Úc)
Occidental Petroleum & Carbon Engineering (Hoa Kỳ)
Sleipner (Na Uy)
Shell - Quest (Canada)
Drone tự động hóa kiểm tra và giám sát
Hạ tầng năng lượng có quy mô lớn, nằm ở vùng sâu xa và nhiều nguy cơ. Do đó, drone tự động hóa đang thay thế con người trong nhiệm vụ giám sát: từ đường dây điện, giàn khoan, đến turbine gió.
Drone được tích hợp camera độ phân giải cao, cảm biến nhiệt và LiDAR. Ngoài ra, nó còn được trang bị các công nghệ như AI để phân tích nứt vỡ, rò rỉ, ăn mòn, hoặc mất áp suất.
Một số đơn vị đang sử dụng:
BP: Kiểm tra đường ống dẫn dầu ở khu vực hẻo lánh.
Shell: Giám sát giàn khoan ngoài khơi tại Bắc Hải.
Xcel Energy: Kiểm tra lưới điện cao thế không cần người.
Equinor: Giám sát trang trại điện gió ngoài khơi.
Những rào cản lớn của tự động hóa năng lượng
Dù sở hữu tiềm năng lớn, quá trình tự động hóa trong ngành năng lượng vẫn đang đối mặt với nhiều rào cản phức tạp. Trở ngại đầu tiên đến từ tính gián đoạn của năng lượng tái tạo - khi nguồn điện từ gió và mặt trời thường biến động thất thường, gây khó khăn trong việc cân bằng cung - cầu trên hệ thống. Giải pháp nằm ở việc phát triển lưới điện thông minh và nâng cao năng lực lưu trữ năng lượng, song đây cũng là những bước đi đòi hỏi đầu tư lớn.
Thực tế, chi phí chuyển đổi công nghệ và hạ tầng cũ là một thách thức không nhỏ. Việc hiện đại hóa không chỉ tốn kém, mà còn có thể dẫn tới hệ quả xã hội như mất việc làm trong một số khâu vận hành truyền thống, kéo theo phản ứng tiêu cực từ cộng đồng và thị trường lao động.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn đang vận hành trên nền tảng công nghệ lỗi thời, khiến việc tích hợp các giải pháp tự động mới gặp khó khăn. Minh chứng điển hình là sự cố của PG&E khi triển khai công tơ thông minh - hệ thống cũ không thể xử lý lượng dữ liệu mới, dẫn đến sai sót trong hóa đơn và đo lường.
Không thể bỏ qua rủi ro an ninh mạng, khi các hệ thống lưới điện tự động ngày càng trở thành mục tiêu hấp dẫn cho các cuộc tấn công. Vụ tấn công mạng vào đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline năm 2021 gây ra khủng hoảng nhiên liệu tại Mỹ chính là lời cảnh báo rõ ràng nhất.
Cuối cùng, sự thiếu tin tưởng từ công chúng vẫn là lực cản lớn. Nhiều người lo ngại rằng tự động hóa sẽ khiến họ mất việc, bị giám sát quá mức hoặc không kiểm soát được dữ liệu cá nhân. Trong bối cảnh đó, nếu không có chính sách truyền thông minh bạch và giải thích rõ lợi ích - rủi ro của công nghệ, thì quá trình chuyển đổi số trong ngành năng lượng sẽ khó đạt được sự đồng thuận rộng rãi từ xã hội.
Tự động hóa là chìa khóa - nếu làm đúng
Tự động hóa có thể thay đổi hoàn toàn ngành năng lượng: từ tăng hiệu quả, giảm chi phí, đến cải thiện độ tin cậy. Nhưng để thành công, doanh nghiệp phải vượt qua hạ tầng lỗi thời, bảo mật yếu kém và tâm lý dè dặt của xã hội.
Làm đúng, tự động hóa sẽ là động lực tăng trưởng. Làm sai, hệ thống sẽ đối mặt với khủng hoảng lớn hơn.