Công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục và ứng dụng tại Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái...
|
Giáo dục trực tuyến - xu hướng của nhiều nền giáo dục trên thế giới
Trong thời đại chuyển đổi số, xu hướng giáo dục trực tuyến càng phát triển, mở rộng và linh hoạt, trở thành xu hướng tất yếu của thời đại. Từ một hình thức học tập bị coi là phương án thay thế, học tập trực tuyến (E-Learning) hiện học tập, đào tạo trực tuyến đang trở thành xu hướng giáo dục bền vững của thời đại.
Các nền tảng học trực tuyến ngày càng thông minh, tự động điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu và tiến độ của từng học viên. Việc áp dụng AI, Big-Data, VR, AR để tạo ra môi trường học tập mô phỏng, hay tăng cường sử dụng các công cụ tương tác, như video hội thảo, bài kiểm tra trực tuyến và các trò chơi học tập… Các công nghệ này cung cấp phương pháp học tập nhập vai, giúp ghi nhớ và áp dụng kiến thức dễ dàng, đồng thời khiến người học cảm thấy việc học trực tuyến trở nên thú vị hơn.
Giáo dục trực tuyến đang và sẽ trở thành xu hướng tất yếu của nền giáo dục toàn cầu (Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Theo đó, giáo dục trực tuyến đã mở ra một thời đại mới trong nền giáo dục toàn cầu, với những thay đổi sâu rộng và tầm nhìn dài hạn: Tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng; linh hoạt về thời gian và không gian; phương pháp giảng dạy mới mẻ, tích hợp nhiều công nghệ; không giới hạn, không khoảng cách, kết nối hiệu quả.
Xu hướng học trực tuyến đã lan tỏa trên toàn thế giới, trong đó Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được ghi nhận là có sự thúc đẩy nền tảng giáo dục trực tuyến mạnh mẽ.
Ở các quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nam Phi, Singarpore, Malaysia, Trung Quốc…, phương pháp học trực tuyến xuất hiện từ rất sớm. Nhiều quốc gia đã chú trọng thúc đẩy việc xây dựng các kỹ năng số cho học sinh các cấp, tạo cho trẻ thích ứng với môi trường giáo dục số, có khả năng thích ứng việc học trực tuyến đối với các cấp cao hơn, ở nhiều quốc gia khác nhau.
Ví dụ, tại Mỹ, 80% trường đại học dùng phương pháp trực tuyến để đào tạo. Vào những năm 2015 – 2016, nhiều lớp học trực tuyến đồng bộ trong trường đại học được tổ chức qua hội thảo. Từ năm 2017, việc học trực tuyến không đồng bộ (cá nhân theo học qua Internet, qua đĩa compact quang học "CD ROM" hoặc Email...) được tổ chức. Vì thế, sau đó, học sinh phổ thông ở Mỹ, trước khi tốt nghiệp, buộc phải đăng ký học một số môn tại các lớp trực tuyến.
Học viên có thể trở thành sinh viên đại học toàn cầu thông qua các trạm tiếp nhận học viên. Sau đó, chỉ cần kết nối internet, học viên có thể tham gia khóa học mọi lúc, mọi nơi (Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Tại Hàn Quốc, mỗi năm học mới, các trường phổ thông lập các tài khoản học trực tuyến và giúp học sinh làm quen với phương thức học này. Hàn Quốc có một ứng dụng gọi là Seoul Learn –nền tảng học tập trực tuyến với mục đích thu hẹp khoảng cách giáo dục cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Seoul Learn cung cấp nhiều bài giảng trực tuyến miễn phí từ các trung tâm tư nhân dạy thêm. Rất nhiều người lớn cũng tiếp cận các bài giảng này khi họ xây dựng kế hoạch học tập thường xuyên theo phương thức tự học hoàn toàn độc lập.
Ở Nhật Bản, những trường đại học hàng đầu như Đại học Tokyo, Kyoto, Đại học công nghệ Tokyo, Đại học Osaka..., đã mở rất nhiều khóa học trực tuyến OCW (Open Courseware). Những trường này có website riêng chuyên cung cấp các OCW. Ngoài ra, họ cũng có những website như Coursera hay Udacity dành cho các sinh viên trong mọi hoàn cảnh kinh tế có thể tiếp cận với các đại học hàng đầu, đắt đỏ. Nhật Bản còn sử dụng hình thức "lớp học kết hợp", đối với cấp học tiểu học và trung học cơ sở, sử dụng cả 2 phương pháp trực tiếp và trực tuyến. Giáo viên vừa giảng bài vừa phát sóng trực tiếp cho học sinh tại lớp và từ xa.
Đào tạo đại học trực tuyến tại Việt Nam ngày càng hiệu quả
Theo nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục, khoảng 70% dân số Việt Nam (tương đương 70 triệu người) độ tuổi dưới 35 có điện thoại thông minh và có trình độ tiếp cận công nghệ. Bên cạnh đó, nền Khoa học công nghệ của Việt Nam phát triển mạnh, được đánh giá tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới. Chính những ưu điểm này đã thúc đẩy giáo dục trực tuyến ở Việt Nam phát triển.
Một số trang web trên mạng xã hội đã góp phần phát triển học trực tuyến cho học sinh phổ thông cũng như cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Học viên, người lao động có thể tìm kiếm kiến thức, các bài giảng trực tuyến trên Hocmai.vn, Viettel Study, Unica.vn, iNET Academy, Kyna.vn… Thống kê cho thấy, các trang web trực tuyến này thu hút hàng triệu lượt truy cập, tham gia học tập, vào nhiều thời điểm khác nhau, mỗi ngày.
Tại Việt Nam, mô hình đào tạo đại học trực tuyến đang rất phát triển, ngoài các chương trình học chuyên sâu, hiệu quả, việc thi lấy bằng cũng được thực hiện nghiêm ngặt, chính xác, nhờ các ứng dụng AI (Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Có thể thấy, nền kinh tế Internet phát triển mạnh ở mọi quốc gia trên thế giới và việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục, cùng với nhu cầu học tập đa dạng của người học đã thúc đẩy giáo dục trực tuyến ngày càng phát triển, mở rộng và trở thành xu hướng giáo dục bền vững.
Bên cạnh các phương pháp trực tuyến tự học, ở nhiều cấp độ, hiện ở Việt Nam còn có các chương trình đào tạo trực tuyến đại học và sau đại học bài bản, chất lượng, hiệu quả.
Nếu trước đây, các chương trình đào tạo đại học trực tuyến còn gây khá nhiều e ngại và tranh cãi, thì trong những năm gần đây, các chương trình đào tạo này đã được chấp nhận. Việc cam kết cấp bằng cử nhân ngay sau khóa đào tạo, không ghi rõ phương pháp đào tạo trên bằng, bằng được đóng dấu đỏ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chính là những ưu điểm giúp xóa đi không ít nghi ngại cho người học.
Mặt khác, hầu hết các trường đại học, các trung tâm đào tạo trực tuyến hiện đã ý thức rất rõ về những lợi thế trong đào tạo giáo dục trực tuyến, như không tốn mặt bằng, linh hoạt thời gian, giảm chi phí lương cố định, vì vậy, các đơn vị luôn sẵn sàng chiêu mộ các Giáo sư, Tiến sĩ, những nhà giáo nhiều kinh nghiệm, những kỹ sư giỏi để đứng lớp, giảng dạy trực tuyến.
PGS.TS Nguyễn Hữu Công – Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Giám đốc Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên: “Thời đại công nghệ 4.0, phát triển giáo dục đại học đặt ra yêu cầu lớn đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam”(Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Thêm vào đó, không ít trung tâm, trường đại học còn cam kết tạo cơ hội công việc mới, công việc chất lượng cho học viên sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo. Những ưu điểm cộng gộp đó trở thành tiêu chí thu hút học viên, giúp phương pháp giáo dục trực tuyến trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Có thể kể đến các đơn vị đào tạo đại học trực tuyến chất lượng, hiệu quả,: Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX (gọi tắt là FUNiX); Đại học Thái Nguyên; Đại học Kinh tế Quốc dân; Học viện Tài chính; Học viện Công nghệ Tài chính viễn thông; Trường Đại học Hà Nội; Trường Đại học Công nghệ thông tin – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh; Trường Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh…
Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên, 13 năm uy tín, điển hình
Thành lập từ năm 2012, 100% đào tạo trực tuyến, cùng với sự phát triển của công nghệ số, đơn vị đã và đang triển khai chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến (E-learning) đáp ứng xu hướng phát triển toàn cầu và tích cực ứng dụng công nghệ AI trong hoạt động quản lý và đào tạo.
Trung tâm Đào tạo từ xa nằm trong hệ sinh thái chung của Đại học Thái Nguyên, với bề dày hơn 50 năm kinh nghiệm đào tạo, đội ngũ hơn 4.000 cán bộ viên chức, trong đó có 3.000 giảng viên, gần 200 Giáo sư và Phó Giáo sư, hơn 1000 Tiến sĩ, 9 Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân và 98 Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú; nhiều nhà giáo có trình độ quốc tế.
Trung tâm Đào tạo từ xa – Đại học Thái Nguyên là một trong những đơn vị đào tạo đại học trực tuyến hiệu quả, uy tín tại Việt Nam... (Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Ngoài ra, Trung tâm Số Đại học Thái Nguyên là một trong những Trung tâm lớn nhất Đông Nam Á, có kho dữ liệu số và tài liệu tham khảo hết sức phong phú. Hiện, Đại học Thái Nguyên đang sở hữu một kho báu kiến thức khổng lồ, với hơn 10.000 công trình khoa học đã được công bố, hơn 1000 dề tài, dự án; và khoảng 350 chương trình đào tạo, thu hút 80.000 người học. Hiện, trường đang đào tạo 200 ngành, thuộc hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Thừa hưởng những thành tựu đáng tự hào đó, ngay từ khi ra đời, Trung tâm Đào tạo từ xa đã đặt mục tiêu hỗ trợ, xây dựng một xã hội học tập, cung cấp cơ hội học tập liên tục và suốt đời cho học viên, giúp người học mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ học vấn, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện tìm kiếm việc làm và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
… Trong 13 năm qua, Trung tâm luôn nâng cấp chất lượng quản lý, chất lượng đào tạo, đầu tư, đổi mới công nghệ để đảm bảo chất lượng đào tạo (Ảnh: TT.ĐTTX-ĐHTN) |
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 7.000 sinh viên tốt nghiệp và nhận bằng cử nhân do Giám đốc Đại học Thái Nguyên cấp, khoảng 97% học viên nhận được việc làm sau tốt nghiệp. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, trình độ Giáo sư, Tiến sĩ, cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống tài liệu học tập hoàn chỉnh, cùng với đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, Trung tâm luôn là lựa chọn đáng tin cậy cho học viên.
Trung tâm mở rộng các ngành đào tạo, bắt kịp xu thế của thời đại mới. Các chương trình đào tạo đều được kiểm định theo các tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng học tập trực tuyến cho sinh viên.
Hiện, Trung tâm đang tập trung đào tạo trực tuyến các ngành Quản trị kinh doanh (gồm các môn Quản trị học, Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Marketing); ngành Luật với các môn như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Kinh tế, và Luật Dân sự; ngành Kế toán, tập trung vào môn kế toán, kiểm toán, tài chính doanh nghiệp; ngành Công nghệ thông tin, cung cấp nguồn nhân lực IT chất lượng cho nông thôn, miền núi và đô thị, bao gồm các môn học về lập trình, phát triển phần mềm, mạng máy tính và bảo mật...; ngành Ngôn ngữ Anh, bao gồm các môn học về ngôn ngữ, văn hóa Anh-Mỹ, Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, Dịch thuật, và Phương pháp giảng dạy tiếng Anh.
Cùng với việc triển khai hiệu quả nhiệm vụ đào tạo, Trung tâm luôn chú trọng phát huy vai trò của mình trong việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp khối lượng công việc được giảm tải đáng kể, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức tài chính cho cả giảng viên và sinh viên.
Với chiến lược phát triển “lấy người dạy, người học làm trọng tâm” và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác quản lý, đặc biệt là giảng dạy, học tập, Trung tâm đã phát triển bền vững, uy tín trong 13 năm qua.
Trung tâm Đào tạo Đại học từ xa - Đại học Thái Nguyên, đã thu hút được gần 50.000 học viên, khai giảng gần 200 khóa học, tạo cơ hội việc làm sau tốt nghiệp cho học viên đạt 98%.
Tudonghoangaynay.vn