acecook

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Công nghiệp năng lượng
31/05/2025 14:41
Ngày 30/5/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1509/QĐ-BCT, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 điều chỉnh (gọi tắt là Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh).
aa
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh có đi ngược quan điểm ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo? Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Kế hoạch được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ; hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế, xã hội theo từng thời kỳ, bảo đảm phát triển điện lực đi trước một bước.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Kế hoạch, đến năm 2030, tổng công suất nhiệt điện LNG 22.524 MW, nhiệt điện khí nội địa 14.930 MW, nhiệt điện than 31.055 MW, thủy điện 33.294 - 34.667 MW, điện mặt trời 46.459 - 73.416 MW và điện gió trên bờ từ 26.066 - 38.029 MW.

Điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đặt mục tiêu đạt 6.000 MW vào năm 2030 và tăng lên 17.032 MW vào năm 2035.

Với hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, mỗi nhà máy dự kiến công suất từ 2.000 đến 3.200 MW, dự kiến vận hành trong giai đoạn 2030 - 2035.

Riêng điện sinh khối, rác thải, nhiệt dư từ các quy trình công nghiệp,... cũng được khuyến khích khai thác với tổng công suất điện sinh khối 1.523 - 2.699 MW; điện sản xuất từ rác, chất thải rắn là 1.441 - 2.137 MW.

Đến năm 2030, tổng công suất pin lưu trữ dự kiến đạt khoảng 10.000 - 16.300 MW. Phát triển điện mặt trời tập trung phải kết hợp với lắp đặt pin lưu trữ với tỷ lệ tối thiểu 10% công suất và tích trong 2 giờ.

Đẩy mạnh xuất nhập khẩu điện

Bên cạnh việc phát triển mạnh mẽ các nguồn điện trong nước, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh cũng xác định rõ các định hướng chiến lược liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu điện trong khu vực ASEAN và tiểu vùng Mekong mở rộng.

Theo đó, Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn. Dự kiến đến năm 2030, tổng công suất nhập khẩu từ Lào đạt khoảng 9.360 - 12.100 MW, căn cứ theo các hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa hai Chính phủ; và tận dụng khả năng nhập khẩu phù hợp với điều kiện đấu nối từ Trung Quốc với quy mô hợp lý. Nếu điều kiện thuận lợi, giá thành hợp lý, có thể tăng thêm quy mô tối đa hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu điện cũng được xác định là một mũi nhọn mới trong hợp tác kinh tế khu vực. Đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu tăng quy mô xuất khẩu điện sang Campuchia lên khoảng 400 MW.

Đến năm 2035, công suất xuất khẩu điện sang các thị trường tiềm năng như Singapore, Malaysia và một số đối tác khác trong khu vực có thể đạt từ 5.000 - 10.000 MW và duy trì quy mô tối thiểu 10.000 MW đến năm 2050. Mức xuất khẩu này có thể điều chỉnh cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của bên nhập khẩu trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế, an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng.

Để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu điện và sản xuất năng lượng mới, Bộ Công Thương đã xác định rõ các khu vực tiềm năng gồm miền Trung và miền Nam, quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW.

Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 15.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi).

Bộ sẽ trình các cấp có thẩm quyền xem xét chủ trương xuất khẩu điện theo từng dự án cụ thể, bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.

Thực hiện đầu tư lưới điện và điện tại những vùng khó khăn

Theo Kế hoạch, khoảng 911.400 hộ dân tại 14.676 thôn, bản thuộc 3.099 xã trên toàn quốc sẽ được cấp điện qua lưới điện quốc gia hoặc các nguồn năng lượng tái tạo.

Trong đó, khoảng 160.000 hộ dân chưa có điện, 751.400 hộ dân cần cải tạo) của 14.676 thôn bản trên địa bàn 3.099 xã, trong đó, số xã khu vực biên giới và đặc biệt khó khăn là 1.075 xã (43 tỉnh) thuộc các tỉnh, thành phố Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Nghệ An, TP. Huế, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau; khu vực còn lại là 2.024 xã;

Ngoài phục vụ sinh hoạt, chương trình cũng đặt mục tiêu cấp điện 2.478 trạm bơm quy mô vừa và nhỏ (13 tỉnh) khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh, thành phố Bến Tre, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cà Mau, kết hợp cấp điện cho nhân dân

Cấp điện lưới quốc gia hoặc các nguồn điện năng lượng tái tạo cho các đảo còn lại: Đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Đảo Thổ Châu, An Sơn - Nam Du tỉnh Kiên Giang; Huyện đảo Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đề xuất xây dựng trung tâm công nghiệp năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương đề xuất xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Theo đó, trung tâm phía Bắc sẽ được đặt tại các địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, với khả năng mở rộng ra các khu vực lân cận trong tương lai. Trung tâm này sẽ bao gồm các nhà máy chế tạo thiết bị phục vụ điện gió, điện mặt trời, các dịch vụ hậu cần, cảng biển chuyên dụng hỗ trợ thi công, vận hành, bảo trì các dự án năng lượng tái tạo.

Bên cạnh đó là các khu công nghiệp xanh, phát thải các-bon thấp và các cơ sở nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Tương tự, trung tâm phía Nam dự kiến đặt tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh, nơi có tiềm năng vượt trội về điện gió, điện mặt trời và hạ tầng cảng biển.

Mô hình phát triển tại đây tương đồng với trung tâm phía Bắc, hướng đến việc xây dựng chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho ngành năng lượng tái tạo tại miền Nam.

Các tập đoàn năng lượng sẽ được giao nhiệm vụ trong yếu trong việc tổ chức, triển khai cụ thể: Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng chính sách giá điện theo cơ chế thị trường và các cơ chế tài chính, khuyến khích phù hợp nhằm hỗ trợ quá trình thực hiện quy hoạch.

Các bộ, ngành liên quan chủ động đề xuất chính sách, tháo gỡ vướng mắc. UBND các tỉnh, thành cập nhật quy hoạch, bố trí đất, giải phóng mặt bằng và giám sát tiến độ dự án điện.

Về phía các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Công Thương, thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các dự án nguồn và lưới điện, đề xuất giải pháp đối với các dự án chậm tiến độ; theo dõi chặt chẽ tình hình cung ứng nhiên liệu, đặc biệt là khí và than cho sản xuất điện, đồng thời đôn đốc tiến độ xây dựng hạ tầng tiếp nhận LNG; chú trọng tuyên truyền tiết kiệm điện và chuẩn bị dự thảo sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ở khối doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giữ vai trò nòng cốt trong bảo đảm cung cấp điện an toàn, ổn định. EVN chịu trách nhiệm triển khai các dự án nguồn và lưới truyền tải được giao, rà soát cân đối cung cầu điện toàn hệ thống, cũng như phối hợp chặt với địa phương tháo gỡ vướng mắc về mặt bằng, đấu nối. âng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và đẩy mạnh đổi mới quản trị để giảm giá thành điện. Tập đoàn phải chịu trách nhiệm nếu các dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến an ninh cung cấp điện.

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam sẽ tập trung tìm kiếm, khai thác các mỏ khí mới như Lô B, Cá Voi Xanh, Kèn Bầu,… cũng như xây dựng hạ tầng kho cảng, hệ thống khí phục vụ nhập khẩu LNG. Đồng thời, có vai trò đầu mối trong triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi khi có điều kiện.

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Đông Bắc có trách nhiệm chủ lực trong đảm bảo nguồn cung than cho sản xuất điện. Cùng với việc nâng cao năng lực sản xuất trong nước, triển khai các dự án điện theo phân công.

tudonghoangaynay.vn
chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Thị trường chứng khoán 20/6: Cổ phiếu phòng thủ chịu áp lực, nhóm đầu cơ dẫn sóng phiên cuối tuần

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 20/6 khép lại với sắc đỏ nhẹ trên chỉ số VN Index nhưng lại mở ra nhiều tín hiệu tích cực ở chiều sâu thị trường. Dòng tiền không còn mặn mà với nhóm vốn hóa lớn, mà đang tìm cơ hội ở midcap và các nhóm ngành hưởng lợi từ đầu cơ và câu chuyện riêng. Mặc dù chỉ số giảm nhẹ, xu hướng tăng trung hạn vẫn chưa bị phá vỡ.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 21/6/2025: Tuổi Thân tin vui tài lộc, tuổi Tuất gặp khó khăn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 21/6/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Câu chuyện thu phí từ độc giả vẫn là “giấc mơ xa” nhưng không thể không làm

Đó là ý kiến của không ít nhà báo trong phiên thảo luận về nguồn thu báo chí, tại Diễn đàn báo chí toàn quốc lần thứ II, trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2025, sáng 20/5.
Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Toà soạn số: Hành trình chuyển mình của báo chí hiện đại

Chuyển đổi số trong báo chí đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về xây dựng mô hình tòa soạn số hiện đại, linh hoạt và thích ứng với môi trường truyền thông số đa nền tảng.
Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí cách mạng Việt Nam: Ngọn cờ tư tưởng, động lực to lớn góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỉ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), Tạp chí Tự động hoá Ngày nay trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.
Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Ứng dụng AI giải quyết hiệu quả thủ tục hành chính khi triển khai sáp nhập

Trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, không thể tránh khỏi những phát sinh trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính. Để giải quyết hiệu quả các thách thức này, Tập đoàn VNPT đã đề xuất lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét, ưu tiên triển khai mạnh mẽ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Chỉ có sự xác tín và sản phẩm báo chí chất lượng mới thắng được mạng xã hội và AI

Báo chí thời kỷ nguyên số phải đối mặt với thông tin giả, độc giả trẻ rời bỏ, giảm nguồn thu, cùng với sự cạnh tranh khốc liệt từ mạng xã hội và công nghệ AI. Để giữ chân độc giả, không còn cách nào khác là phải quay lại vấn đề cốt lõi: làm báo chất lượng và xây dựng sự xác tín.
Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Tạp chí khoa học: Lực lượng quan trọng trong phát triển KH và CN

Trong chặng đường 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam, khối tạp chí khoa học mặc dù ra đời muộn hơn nhưng đến nay chiếm số lượng khá lớn trong tổng số các đầu báo, tạp chí của nước ta, đồng thời đã có nhiều đóng góp lớn trong phát triển khoa học, công nghệ (KH, CN) của nước nhà.
Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Nhận định phiên giao dịch ngày 20/6: Thị trường chờ "cú hích" của phiên ETF

Thị trường ngày 19/6 ghi nhận thêm một phiên giao dịch đi ngang với cây nến Doji xanh. Dù không có biến động lớn trong ngày đáo hạn phái sinh, thị trường tiếp tục tích lũy tại vùng đỉnh với thanh khoản sụt giảm và sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Dự báo phiên cuối tuần sẽ có nhiều biến động do hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF.
BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

BSR và mô hình tăng trưởng công nghiệp thế hệ mới

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất không chỉ tối ưu vận hành nhà máy lọc dầu, mà đang kiến tạo mô hình công nghiệp tích hợp, nơi công nghệ số và chiến lược kinh tế hội tụ vì sự phát triển bền vững.
siement
Quảng cáo
moxa