acecook

Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam

Diễn đàn
12/06/2025 11:33
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Pháp như Airbus, EDF, TotalEnergies, và Sanofi. Các tập đoàn này bày tỏ mong muốn hợp tác sâu rộng với Việt Nam, đặc biệt trong việc chuyển giao công nghệ tiên tiến và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
aa
Thúc đẩy hợp tác với Pháp trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hàng không Việt Nam - Pháp: Đẩy mạnh hợp tác công nghệ cao, từ AI đến hàng không vũ trụ

Chiều 11/6 theo giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Pháp tổ chức tại Paris. Diễn đàn do Bộ Tài chính Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp (MEDEF) tổ chức. Tham dự Diễn đàn có ông Laurent Saint-Martin, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương, Bộ Ngoại giao Pháp; lãnh đạo các bộ, ngành Việt Nam; cùng đông đảo đại diện doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước.

Nghiệp đoàn Giới chủ Pháp là tổ chức đại diện cho khoảng 750.000 doanh nghiệp Pháp, trong đó có 80% là các tập đoàn lớn như TotalEnergies, EDF, L'Oréal, BNP Paribas, Danone, Airbus, Saffran, Thales,… cùng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các lĩnh vực trọng yếu. MEDEF International là đại diện quốc tế của tổ chức này, đại diện cho 180.000 công ty trên toàn cầu.

Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Ông Laurent Saint-Martin, Bộ trưởng đặc trách ngoại thương, Bộ Ngoại giao Pháp chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Pháp. Ảnh: VGP

Tầm nhìn cho quan hệ song phương

Ông François Corbin, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Pháp - Việt thuộc MEDEF International bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tốc độ tăng trưởng ấn tượng của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua, đồng thời kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. Ông nhấn mạnh hai đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp Pháp: cam kết chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực tại chỗ, cũng như sự thấu hiểu và đồng hành cùng quyết tâm tự chủ công nghệ của Việt Nam.

Ông Corbin cho rằng quan hệ hai nước có nền tảng vững chắc từ các lĩnh vực hợp tác lâu dài như văn hóa, giáo dục, y tế, cùng với mối quan hệ chính trị - ngoại giao tốt đẹp. Ông kỳ vọng chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo ra đột phá mới về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng thời thúc đẩy vai trò đầu cầu của Pháp và Việt Nam trong hợp tác giữa ASEAN và EU.

Bộ trưởng Laurent Saint-Martin đánh giá cao sự quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác song phương. Ông cam kết Pháp sẽ hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng, giao thông, kinh tế số, khoa học công nghệ, cũng như đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo các ý kiến tại Diễn đàn, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Pháp đã có nhiều bước phát triển tích cực, trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương. Pháp là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong EU về thương mại, đầu tư và viện trợ phát triển.

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2023. Tính đến 30/4/2025, Pháp đứng thứ hai trong EU về đầu tư tại Việt Nam (sau Hà Lan), với tổng vốn đăng ký khoảng 3,96 tỷ USD, đồng thời dẫn đầu EU về vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn thứ hai của Pháp trong ASEAN, sau Singapore. Dù vậy, hai nước vẫn còn nhiều dư địa để tăng cường hợp tác, đặc biệt là tận dụng hiệu quả các lợi ích từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA).

Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Ông Laurent Saint-Martin, Bộ trưởng đặc trách ngoại thương, Bộ Ngoại giao Pháp đánh giá cao sự quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác song phương. Ảnh: VGP

Tại Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp tiêu biểu như Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam, Viettel, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Dược Việt Nam, Artelia, Semmaris, Bel,… đã giới thiệu tiềm năng, môi trường đầu tư và các kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.

Ông Benoît Clocheret, CEO Tập đoàn Artelia - một trong 10 tập đoàn kỹ thuật hàng đầu châu Âu - khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng, đồng thời nhấn mạnh hoạt động đào tạo kỹ sư là trọng tâm trong hợp tác song phương.

Ông Stephane Layani, Chủ tịch Rungis International Market kiêm CEO Tập đoàn Semmaris, chia sẻ kế hoạch xây dựng một trung tâm lớn tại Việt Nam về truy xuất nguồn gốc nông sản, an toàn thực phẩm, logistics,... qua đó thể hiện quyết tâm đồng hành lâu dài với Việt Nam.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Pháp là “mối lương duyên” bền chặt, trải dài qua hàng thế kỷ với nhiều dấu mốc quan trọng. Ông nhắc đến nhiều công trình tiêu biểu mang dấu ấn Pháp như đường sắt Bắc - Nam, cầu Long Biên, Nhà hát Lớn Hà Nội, ba Viện Pasteur tại Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang,...

Để đạt mục tiêu phát triển đến năm 2030 và 2045, Thủ tướng cho biết Việt Nam cần duy trì tăng trưởng từ 8% trong năm nay và tăng hai con số trong những năm tiếp theo. Việt Nam đang triển khai ba đột phá chiến lược: xây dựng thể chế thông thoáng, phát triển hạ tầng đồng bộ, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Thủ tướng chia sẻ những định hướng chuyển đổi lớn như xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ đi đôi với hội nhập quốc tế sâu rộng; tinh gọn bộ máy, đổi mới quản trị; phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số; phát triển kinh tế tư nhân; cải cách thủ tục hành chính, hướng đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vị trí người Việt trong trái tim người Pháp và ngược lại là nền tảng quan trọng để hai nước không ngừng phát triển. Ảnh: VGP

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của hai Chính phủ trong việc tạo khung khổ pháp lý, môi trường thuận lợi để doanh nghiệp triển khai hợp tác.

Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, công nghệ thông tin, hạ tầng giao thông, logistics, đường sắt, ứng phó biến đổi khí hậu, nông nghiệp xanh - sạch, chuyển đổi năng lượng, bất động sản, hạ tầng du lịch - văn hóa, khai thác không gian biển, vũ trụ và không gian ngầm,…

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đổi mới cách làm, tiết kiệm thời gian, coi trọng trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm trong triển khai các dự án. Ông kêu gọi đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và sử dụng nguyên vật liệu tại chỗ.

Hợp tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, gồm:

Biên bản ghi nhớ giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Safran Electronics & Defense về thuê hệ thống phân tích dữ liệu bay giai đoạn 2026 - 2030.

Biên bản ghi nhớ giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn ING LLC về tài trợ vốn cho dự án máy bay thân hẹp.

Biên bản ghi nhớ giữa FPT và Tập đoàn Airbus về hợp tác chuyển đổi số.

Thỏa thuận giữa Tổng công ty Dược Việt Nam và Tập đoàn Opella về tăng tỉ lệ sở hữu tại Sanofi Việt Nam từ 15% lên 30%.

Biên bản ghi nhớ giữa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Tập đoàn HDF Energy SA về hợp tác phát triển nhiên liệu Hydrogen và pin nhiên liệu trong ngành hàng hải.

Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Wealth Power Việt Nam và HDF Energy SA về nghiên cứu phát triển nhà máy sản xuất Hydrogen.

Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Thủ tướng chứng kiến lễ trao MOU giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn ING LLC về Thỏa thuận tài trợ vốn cho dự án tàu bay thân hẹp. Ảnh: VGP
Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Thủ tướng chứng kiến lễ trao MOU giữa FPT và Tập đoàn AIRBUS về hợp tác về chuyển đổi số. Ảnh: VGP
Các tập đoàn lớn của Pháp sẵn sàng chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực cho Việt Nam
Thủ tướng chứng kiến lễ trao thỏa thuận giữa Tổng công ty Dược Việt Nam và Tập đoàn Opella về Thỏa thuận tăng tăng tỉ lệ sở hữu của Vinapharm tại Công ty CP Sanofi Việt Nam từ 15% lên 30%. Ảnh: VGP

Theo Baochinhphu.vn

mca
Tin bài khác
100 Giáo sư, Phó giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội

100 Giáo sư, Phó giáo sư được mời thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày 3/7, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQG Hà Nội) đã ký quyết định về việc ban hành thí điểm chương trình giáo sư thỉnh giảng, mời và công nhận khoảng 100 nhà khoa học xuất sắc, chuyên gia, học giả uy tín trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao tri thức tại ĐHQG Hà Nội giai đoạn 2025-2035.
Trí tuệ nhân tạo dẫn đầu cuộc cách mạng nhà máy thông minh

Trí tuệ nhân tạo dẫn đầu cuộc cách mạng nhà máy thông minh

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là một xu hướng công nghệ, mà đã trở thành yếu tố cốt lõi định hình lại ngành sản xuất toàn cầu. Mặc dù hơn 70% các dự án AI công nghiệp bị dừng lại sau giai đoạn thử nghiệm - theo một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - những ví dụ thành công cho thấy AI có thể tích hợp hiệu quả và mang lại giá trị rõ ràng trong các nhà máy hiện đại.
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi

Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi

Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt. Trong khi lực bán gia tăng mạnh, khối ngoại lại bất ngờ mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ đồng – tín hiệu trái chiều đáng chú ý. Trước những dấu hiệu chưa rõ ràng, trong phiên 4/7, nhà đầu tư nên tập trung cơ cấu danh mục và tránh mua đuổi.
Quỹ KH-CN Quốc gia chuyển mình kiến tạo, hướng tới đạt top 3 ASEAN về công bố quốc tế

Quỹ KH-CN Quốc gia chuyển mình kiến tạo, hướng tới đạt top 3 ASEAN về công bố quốc tế

Đại hội Đảng bộ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia nhiệm kỳ 2025-2030 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của đơn vị trong tư duy lãnh đạo, từ vai trò giám sát sang kiến tạo phát triển. Với tầm nhìn đổi mới toàn diện, Quỹ đặt mục tiêu trở thành thiết chế tài chính công minh bạch, hiệu quả, giữ vai trò trung tâm trong tài trợ KH&CN và đổi mới sáng tạo quốc gia.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại

Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 4/7/2025: Tuổi Tuất tận hưởng niềm vui, tuổi Sửu chú ý sức khỏe

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 4/7/2025: Tuổi Tuất tận hưởng niềm vui, tuổi Sửu chú ý sức khỏe

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 4/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Thị trường chứng khoán ngày 03/7: Phiên phân phối hay cú giành hàng chiến lược?

Phiên ngày 3/7 khép lại với sắc đỏ nhẹ nhưng để lại nhiều dư âm về tính chất dòng tiền và tâm lý thị trường. VN Index giảm điểm giữa lúc thanh khoản bùng nổ, gợi mở khả năng về một phiên phân phối quy mô lớn. Tuy nhiên, việc khối ngoại mua ròng gần 2,3 nghìn tỷ đồng lại đặt ra nghi vấn liệu đây có phải là động thái giành hàng chiến lược giữa lúc áp lực chốt lời gia tăng.
Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Ra mắt hệ thống giám sát Nghị quyết 57 về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức lễ ra mắt các nền tảng số nhằm giám sát và triển khai Nghị quyết 57. Việc đưa vào vận hành hệ thống giám sát trực tuyến có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước tiến trong đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành trên nền tảng số, bảo đảm tính minh bạch, đồng bộ và hiệu quả trong theo dõi, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trên phạm vi toàn quốc.
Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Chính sách ưu đãi vượt trội cho dự án hợp tác công tư lĩnh vực KHCN, đổi mới sáng tạo

Theo Nghị định số 180/2025/NĐ-CP ngày 1/7/2025, hợp tác công tư không chỉ được khuyến khích thực hiện theo các hình thức truyền thống quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) mà còn được mở rộng áp dụng đối với tất cả các hình thức hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư phù hợp các mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công, lãnh đạo công - quản trị tư.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch

Bất chấp thị trường dầu mỏ thế giới tiếp tục bất ổn bởi xung đột địa chính trị diễn ra trên nhiều nơi, tác động tiêu cực chính sách thuế của Mỹ, giá dầu thô biến động mạnh và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Quảng cáo
moxa