acecook

Cam kết COP26: Cơ hội cho điện gió Việt Nam

Đổi mới công nghệ
17/12/2021 16:38
Từ trước đến nay, Việt Nam tập trung vào các nhà máy điện gió trên bờ và gần bờ; tuy nhiên, tiềm năng lớn hơn nằm ở điện gió ngoài khơi vẫn chưa được khai thác đúng mức. Vì thế, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp hơn để phát triển, quy hoạch điện gió ngoài khơi.
aa

Hiện nay, năng lượng gió là một trong những ngành có sức cạnh tranh lớn, đồng thời cũng có tiềm năng trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế. Ngoài những lợi ích kinh tế trực tiếp như tạo việc làm và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, năng lượng gió còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, phát thải khí nhà kính (GHG) và biến đổi khí hậu.

• Điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam sớm đạt mục tiêu cam kết tại COP 26
• Mua bán điện mặt trời, điện gió không qua EVN – cơ hội cho năng lượng tái tạo

cam ket cop26 co hoi cho dien gio viet nam

Với chiều dài 3.260km đường bờ biển, diện tích biển khoảng 1 triệu km2 và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió. Năm 2021 là một năm mang tính bước ngoặt đối với ngành năng lượng gió Việt Nam. Tổng công suất lắp đặt của điện gió trên bờ đã chạm mốc phát triển mới với gần 4GW vào cuối tháng 10. Con số này cho thấy Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm và có những chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng gió và năng lượng tái tạo.

Phát biểu tại Hội nghị năng lượng gió Việt Nam 2021 (diễn ra ngày 2/12), bà Trần Thị Hồng Lan – Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng nêu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, với mục tiêu nâng tỷ trọng trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt ít nhất 20% vào năm 2030 và 30% vào năm 2045.

Ông Ben Backwell, Giám đốc điều hành Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC), chia sẻ: “Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có những cam kết Net Zero mạnh mẽ tại COP26 ở Glasgow. Đây là những tín hiệu tuyệt vời cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, những người đang tìm kiếm thời điểm thích hợp để đầu tư vào lĩnh vực năng lượng gió tại Việt Nam.”

Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng và đã và đang cho thế giới thấy những thành tựu ấn tượng của mình. Chính phủ mới đây đã đặt ra mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Quá trình chuyển dịch năng lượng, điện gió nói chung và điện gió ngoài khơi nói riêng là chìa khóa để Việt Nam thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, tiềm năng khai thác và phát triển năng lượng gió tại Việt Nam còn rất lớn, vẫn còn rất nhiều cơ hội để nguồn tài nguyên này phát huy hết công suất nhằm đảm bảo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của đất nước.

Vì vậy, công việc cần thiết lúc này không chỉ dừng ở cơ chế, chính sách mà còn ở công nghệ, như: lắp đặt, vận hành, giám sát, bảo trì, xử lý tái chế, nhân lực, tạo ra những mô hình mới trong ngành năng lượng nói riêng và các ngành khác nói chung. Do đó, các chính sách cần phải hỗ trợ và tạo điều kiện thúc đẩy các dự án.

Từ trước đến nay, Việt Nam tập trung vào các nhà máy điện gió trên bờ và gần bờ; tuy nhiên, tiềm năng lớn hơn nằm ở điện gió ngoài khơi vẫn chưa được khai thác đúng mức. Vì thế, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp hơn để phát triển, quy hoạch điện gió ngoài khơi.

Về góc độ đầu tư, khả năng vay vốn của các hợp đồng mua bán điện (PPA) là rất quan trọng. Việt Nam đã hết cơ chế giá Feed-in Tariffs (FIT) nên nếu theo cơ chế hiện nay thì tương đối khó, bởi nếu vay vốn ngân hàng để đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi thì sẽ phải cân đối rất nhiều yếu tố. Do vậy, PPA phải được sớm chuẩn hoá, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư và được các tổ chức tài chính chấp nhận.

Khi mức công suất lắp đặt ngày càng tăng, việc dự báo năng lượng gió cần được lập kế hoạch một cách có hệ thống để đảm bảo sự phát triển bền vững và sự ổn định của các trang trại điện gió. Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng gió vẫn còn rất nhiều yếu tố để phát triển, không chỉ về các công nghệ tuabin gió hiện tại mà còn về công nghệ lưu trữ, vốn là yếu tố cần thiết để tăng tốc độ chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Bình An

Tin bài khác
Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Việt Nam nghiêm túc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện nghiêm túc Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), coi đây là một phần quan trọng trong quá trình bảo đảm quyền con người và hội nhập quốc tế. Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong xây dựng pháp luật, thực thi chính sách và đối thoại quốc tế đã thể hiện rõ cam kết mạnh mẽ và nhất quán của Việt Nam đối với Công ước này.
Thị trường chứng khoán ngày 02/7: Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm chứng khoán, VN Index tiến sát mốc 1.385 điểm

Thị trường chứng khoán ngày 02/7: Dòng tiền đổ mạnh vào nhóm chứng khoán, VN Index tiến sát mốc 1.385 điểm

Thị trường bất ngờ chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ về tâm lý nhà đầu tư khi dòng tiền đột ngột tăng tốc trong phiên chiều, tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu chứng khoán. Sự bứt phá đồng loạt tại các mã đầu ngành đã tạo hiệu ứng lan tỏa rõ nét, giúp VN Index tăng gần 7 điểm và áp sát vùng kháng cự mới quanh mốc 1.385 điểm.
Trường THCS Giảng Võ: Dấu ấn năm học đầu tiên sau chia tách

Trường THCS Giảng Võ: Dấu ấn năm học đầu tiên sau chia tách

Năm học 2024-2025 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng của Trường THCS Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) khi chính thức vận hành với mô hình mới sau chia tách. Dưới sự dẫn dắt của Hiệu trưởng Tô Thị Hải Yến, nhà trường không chỉ hoàn thành xuất sắc các mục tiêu giáo dục, mà còn để lại những dấu ấn đặc biệt với môi trường học tập hiện đại, nhân văn và giàu cảm hứng.
BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

BIDV đồng hành cùng Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 01/7/2025, tại Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu quốc gia (TTDLQG) - Bộ Công an đã tổ chức Lễ phát động Triển khai Luật Dữ liệu cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các đơn vị nghiệp vụ liên quan, các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 3/7/2025: Tuổi Dần trăm việc đều tốt, tuổi Mão xung đột ý kiến

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 3/7/2025: Tuổi Dần trăm việc đều tốt, tuổi Mão xung đột ý kiến

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 3/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết về thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW

Sáng 2/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương, chủ trì hội nghị.
Công nghệ đang tái định hình ngành quản lý sự kiện như thế nào?

Công nghệ đang tái định hình ngành quản lý sự kiện như thế nào?

Trong kỷ nguyên số, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống và làm việc mà còn cách chúng ta tổ chức và tham dự các sự kiện. Ngành quản lý sự kiện từng phụ thuộc nặng vào các bảng tính thủ công, email và điện thoại, giờ đây đang chuyển mình mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các công cụ công nghệ hiện đại. Từ lập kế hoạch, cá nhân hóa trải nghiệm đến tăng cường tương tác và thúc đẩy tính bền vững, công nghệ đang biến các sự kiện trở nên thông minh, hiệu quả và hấp dẫn hơn bao giờ hết.
PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

Bộ trưởng GD-ĐT đã có quyết định công nhận PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương giữ chức hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ 2020-2025.
Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng và biện pháp phòng ngừa

Cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng và biện pháp phòng ngừa

Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) đã đưa ra cảnh báo về một số thủ đoạn lừa đảo mới trên không gian mạng, cùng với khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa.
VCCA 2026 chọn chủ đề "Tự động hóa thông minh - Công nghệ chiến lược của Kỷ nguyên số”

VCCA 2026 chọn chủ đề "Tự động hóa thông minh - Công nghệ chiến lược của Kỷ nguyên số”

Dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5/2026 tại tỉnh Gia Lai, VCCA 2026 là sự kiện trọng điểm do Hội Tự động hóa Việt Nam (VAA) chủ trì phối hợp cùng Đại học Quy Nhơn, UBND tỉnh Gia Lai và Sở KHCN tỉnh Gia Lai tổ chức.
Quảng cáo
moxa