acecook

Cầu Long Biên - Cây cầu tuổi thơ của tôi

Văn hoá giải trí
06/02/2025 04:04
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị.
aa
Quê hương là chùm khế ngọt

Vì thế, Văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Cầu Long Biên - cây cầu tuổi thơ của tôi", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.

Long Biên - cây cầu tuổi thơ của tôi
Cây cầu tuổi thơ của tôi - Ảnh minh họa

Theo bố vượt cầu

Hè năm ấy, trời nóng như đổ lửa. Hà Nội hầm hập như trong nồi hơi. Nước mất, phải vét từng giọt, điện cúp cả ngày lẫn đêm. Nóng hơn cả là tin từ mặt trận Điện Biên. Cả ngõ tôi kháo nhau: “Ra đầu cầu hay lên nhà thương Đồn Thủy mà xem lính Tây bị thương ở Điện Biên thảm hại lắm.” Bố tôi chở tôi, đạp xe ra đầu cầu. Lần đầu tiên tôi được đến chân cầu. Cảm giác đầu đời của tôi về cây cầu sắt này là choáng ngợp. Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy cây cầu nào to như thế. (Ở Hà Nội tôi mới chỉ biết cầu Thê Húc bằng gỗ sơn đỏ bắc vào đền Ngọc Sơn.) Cây cầu sắt thật hùng vĩ ngợp tầm mắt của tôi, đứa trẻ mới lên sáu, lên bảy. Quanh cầu còn chăng dầy đặc dây thép gai. Lính lê dương mặt mũi đen sì, răng trắng nhởn, đầu đội mũ sắt, súng ống đầy người, tay lăm lăm dùi cui. Bố tôi dắt xe đạp đưa tôi lên cầu thì bị đám lính Tây chặn lại. Chúng cấm không cho ai qua lại vì cây cầu lúc này chỉ dành để chở lính Tây sang sân bay, lên Điện Biên nhảy dù tiếp viện và chở lính bị thương từ Điện Biên về điều trị. Thế là tôi mất một cơ hội được vượt cầu. Lúc ấy, tôi mong mỏi lắm có ngày được đứng giữa cầu, để xem cái cầu nó lớn ra làm sao. Phải mấy năm sau khi thủ đô được giải phóng, tôi mới thỏa mong ước.

Năm ấy, ra Tết, trời mưa phùn và lạnh. Bố tôi cho hai chị em tôi đạp xe cùng bố sang Gia Lâm, tới Bắc Ninh xem hát quan họ. Tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì được đi chơi xa nhưng lo vì tôi chỉ mới biết đi xe đạp, ra đường còn chập choạng.

Hôm khởi hành, mẹ tôi dậy sớm làm cơm nắm kèm chút muối vừng cho ba bố con ăn trên đường. Đến đầu cầu, tôi gò lưng đẩy xe lên dốc và cố gắng bám sát bố tôi. Đường trên cầu thì trơn, thỉnh thoảng lại gặp những tấm ván gập gềnh, phải gắng hết sức để không bị trượt. Đến những điểm lòng đường được mở rộng cho xe tránh nhau, bố tôi lại cho hai chị em dừng lại nghỉ chân, ngắm cảnh Hà Nội từ giữa sông Hồng. Tôi sung sướng khi nhìn thấy từ xa xa cái tháp của nhà máy nước đá, cái nóc nhà Bác Cổ và cả những cánh buồm nâu tít dưới mạn Phà Đen…

Sang Từ Sơn, Bắc Ninh xem hội, lần đầu tiên tôi được ăn cái bánh khúc bọc lá rất lạ miệng, được xem cảnh trai gái đánh đu, rồi cảnh các anh các chị, các bà các cụ hát đối...

Chiều về, lại một lần nữa qua cầu, nhưng lần này tôi đã mạnh dạn hơn, đạp phăng phăng, chẳng mấy chốc đã về tới nhà. Tôi sung sướng vì mình đã vượt được cầu sông Hồng sang tận Bắc Ninh. Hôm sau đến lớp, tôi khoe thành tích. Lũ bạn mở to mắt nghe chuyện, khối đứa ganh tỵ.

Những chuyến thám hiểm

Mỗi dịp hè về, lũ bạn tôi lại được bố mẹ cho về quê thăm ông bà, họ hàng. Từ quê ra, chúng nó khoe nào là đi thả diều, cưỡi trâu, nào là bẻ ngô, đào khoai nướng ngay ngoài đồng, rồi thì ôm thân chuối tắm sông thỏa thích... Tôi thèm lắm!

Quê tôi ở ngay nội thành Hà Nội. Hà Nội thì chỉ có phố, có nhà và đường nhựa. Làm gì có đồng ruộng mà chăn trâu. Tắm sông Hồng thì bố tôi nghiêm cấm. Vả lại tôi thấy dòng sông đỏ ngầu chảy cuồn cuộn cũng đủ khiếp rồi, chẳng dám mon men lội xuống.

Long Biên - cây cầu tuổi thơ của tôi
Giữa sông Hồng thì là nơi lũ nhóc chúng tôi đã thỏa thuê thám hiểm! Ảnh tư liệu

Thế nhưng bãi giữa sông Hồng thì là nơi lũ nhóc chúng tôi đã thỏa thuê thám hiểm, chơi đùa trong suốt những kỳ nghỉ hè của thời thơ ấu. Chúng tôi thường rủ nhau ra đê Bác Cổ, trèo lên cái khẩu đại bác cũ nhưng vẫn còn quay tròn được, đứa leo lên ghế, đứa đu lên nòng, thay nhau đẩy quay tròn như những pháo thủ thực thụ, vui đáo để. Đu chán, chúng tôi rủ nhau theo đê lên đầu cầu rồi sang bãi nổi ở giữa sông. Trên cái bãi nổi này, hồi ấy, có một làng nhỏ với những nếp nhà tranh, có hàng rào trồng cây chua me, có nhiều bụi tre xanh mát chạy dọc đường làng cát mịn thơm mùi hoa bưởi mỗi độ hè về. Quanh bãi là những cánh đồng ngô xanh mướt. Sang đấy, chúng tôi bỏ guốc dép, chân đất mát lạnh, băng băng qua làng rồi chạy dọc theo bãi cát hướng đầu nguồn. Đi mãi đi mãi mà chẳng thấy hết bãi. Chúng tôi lại chạy ra chỗ mép sông, nước lặng, những hạt cát óng ánh hắt lên, bên dưới nước trong vắt, có lũ nòng nọc tung tăng. Chẳng biết lớn lên chúng là ếch, là nhái hay là cóc nữa? Cả lũ nằm dài ngắm mây trắng bay trên bầu trời xanh lồng lộng rồi kéo nhau đi moi những củ khoai lang dưới những đám khoai mọc hoang, vỏ tím hồng, bé tí tẹo, đem rửa qua nước sông rồi ăn sống.

Ra mép sông, có thằng bé trạc tuổi bọn tôi, mình trần trùng trục, lưng đen bóng, tay cầm cái cần câu bé tí, ngang lưng buộc sợi dây để giữ cái ống nứa. Thằng bé lấy lưỡi câu nhỏ xíu, cầm cái que móc thứ gì sền sệt trong ống nứa ra, quệt vào lưỡi câu rồi thả theo dòng nước. Chốc chốc lại thấy giật tanh tách, xâu cá cứ ngày càng dài thêm. Tôi xin câu thử nhưng chờ mãi chẳng được con nào. Hỏi mới biết, hóa ra mồi câu chính là phân tươi.

Sau này, sinh hoạt Đội thiếu nhi, chúng tôi thỉnh thoảng cũng tổ chức đi bộ qua cầu, ra bãi giữa vừa để tập cắm trại vừa để họp Đội luôn thể. Còn nhớ lần ấy, cậu Kiên cùng phân Đội với tôi, khi đi trên cầu đã vô tình nhổ bãi nước bọt xuống đám ruộng ngô ở bãi giữa. Thế là trong buổi sinh hoạt Đội hôm ấy, Kiên bị cả Đội lôi ra kiểm điểm về hành vi thiếu văn hóa. Ngày đó, chỉ nhổ bãi nước bọt không đúng chỗ cũng đã bị lôi ra “cạo” ác liệt lắm. Có ai dám vứt rác, thậm chí còn phóng uế bừa bãi cả trên lẫn dưới cầu như bây giờ đâu!

Đất nước chiến tranh, lớn lên, lũ chúng tôi mỗi người một ngả, ở nơi xa xôi, nghe tin giặc Mỹ ném bom gẫy cầu Long Biên mà lòng đau như xát muối. Ôi cây cầu tuổi thơ của tôi!

Thời gian ấy, bom đạn dội xuống cầu Long Biên bất kể giờ giấc. Mẹ tôi, chị tôi làm trong ngành giao thông, túc trực bên đầu cầu phao sông Hồng. Bố tôi, anh em chúng tôi thì mỗi người một nơi. Tối đến nghe tin chiến sự, cứ thấy tin giặc Mỹ ném bom cầu Long Biên là tim thót lại, cả đêm trằn trọc lo âu, nhớ mẹ thương chị…

----------------------

Khi con tôi lên bảy, nhớ lại chuyện xưa, tôi cho nó theo bố qua cầu Long Biên như bố đưa chị em tôi lần đầu tiên đạp xe vượt cầu ngày này. Cây cầu mới được sửa lại sau chiến tranh nên đường cũng gập ghềnh hơn. Thằng bé thích thú lắm nhưng nó thích thú như được đi chơi công viên vậy thôi, chứ không có niềm vui của đứa trẻ được say sưa khám phá cây cầu khổng lồ như tôi và đám bạn thuở trước.

Tôi nay đã có cháu nội. Sinh nhật cháu lên bảy, tôi tặng nó cái xe đạp. Xe mới, để cả năm trời mà con bé cũng chưa biết đi. Tôi giận bố mẹ nó, phàn nàn: “Sao các con không cho cháu tập đi xe đi?” Mẹ nó bảo: “Cháu còn phải học Anh văn, phải học thêm... Nghỉ hè mà con bé chẳng được đi đâu. Cháu tôi vẫn chưa biết cầu Long Biên là thế nào. Có chăng chỉ thấy trên ti vi.

Hà Nội, ngày 21/7/2010

Tác giả Vũ Thế Long

tudonghoangaynay.vn

chao-mung-ngay-bao-chi
Tin bài khác
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm

Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần tiệm cận vùng kháng cự mạnh 1.380 điểm, nhà đầu tư cần thận trọng hơn với các quyết định giải ngân mới, đặc biệt trong bối cảnh sự phân hóa ngành ngày càng rõ nét và tâm lý thị trường đang ở vùng hưng phấn.
AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

AI đang thay đổi cuộc chơi: Đội ngũ bảo trì của bạn đã sẵng sàng?

Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo, đội ngũ bảo trì không còn chỉ là bộ phận "hậu cần" âm thầm. Họ đang dần trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành bại trong chiến lược AI của doanh nghiệp sản xuất. Không phải vì công tác bảo trì đột ngột trở nên quan trọng hơn mà bởi AI đã đưa vai trò đó lên một tầm chiến lược mới.
Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ tới tất cả các cơ quan để chính quyền địa phương 02 cấp không gián đoạn

Chuyển đổi số liên thông, đồng bộ tới tất cả các cơ quan để chính quyền địa phương 02 cấp không gián đoạn

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 329/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tại cuộc họp ngày 27/6/2025 về rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị thực hiện mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 01/7/2025.
Đến gần hơn mục tiêu Net Zero với động cơ tốc độ thay thế

Đến gần hơn mục tiêu Net Zero với động cơ tốc độ thay thế

ABB vừa giới thiệu một giải pháp mới cho ngành công nghiệp với động cơ tốc độ thay đổi LV Titanium, tích hợp sẵn bộ truyền động tốc độ thay đổi (VSD) và động cơ nam châm vĩnh cửu hiệu suất cao trong một thiết kế nhỏ gọn, plug-and-play. Sản phẩm mới này mang lại hiệu suất đạt chuẩn IE5 cấp hiệu suất cao nhất hiện nay, đồng thời được thiết kế để thay thế trực tiếp cho các động cơ cảm ứng DOL (Direct-On-Line) cũ kỹ, không hiệu quả.
Thị trường chứng khoán ngày 30/6: Dòng tiền chuyển hướng đến nhóm vốn hóa vừa

Thị trường chứng khoán ngày 30/6: Dòng tiền chuyển hướng đến nhóm vốn hóa vừa

Thị trường khép lại tháng 6 với phiên tăng điểm nhẹ, tiếp tục củng cố xu hướng phục hồi ngắn hạn. Dù biên độ dao động hẹp và thanh khoản chưa có sự cải thiện rõ rệt, sắc xanh vẫn lan tỏa trên diện rộng, đặc biệt tại nhóm midcap và cổ phiếu ngành bất động sản, vận tải.
Robot công nghiệp - Giải pháp cho bài toán năng suất

Robot công nghiệp - Giải pháp cho bài toán năng suất

ABB Robotics vừa công bố ba mẫu robot công nghiệp hạng nặng mới với khả năng xử lý tải trọng lên đến 350kg, được đánh giá là hàng đầu trong ngành hiện nay. Đây là bước tiến mới trong chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm của ABB, nâng tổng số dòng robot công nghiệp của hãng lên 11 họ và 60 biến thể, tạo thành hệ sinh thái robot toàn diện nhất trên thị trường hiện nay.
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng

Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng

Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực nhờ sự phục hồi của nhiều nhóm cổ phiếu, nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn giữ sự thận trọng chờ đợi những thông tin về kết quả đàm phán thương mại Mỹ–Việt. Trong bối cảnh đó, nhà đầu tư nên ưu tiên bảo toàn lợi nhuận, hạn chế mua đuổi và chờ nhịp điều chỉnh để giải ngân.
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn

Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn

Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu trúc toàn diện, mạnh dạn đặt cược vào hai lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế số.
Những con "sâu máy" thông minh đang giúp nông dân dẹp cỏ dại

Những con "sâu máy" thông minh đang giúp nông dân dẹp cỏ dại

Giữa lúc nông dân đau đầu vì chi phí nhân công nhổ cỏ tăng cao và thiếu giải pháp thân thiện với môi trường, những con robot mang hình hài như côn trùng khổng lồ đang lặng lẽ mở ra một hướng đi mới. Phát triển từ nghiên cứu khoa học, “sâu máy” không chỉ thông minh mà còn cực kỳ hiệu quả trên những cánh đồng dốc, gồ ghề - nơi máy móc thông thường phải bó tay.
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên

Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên

Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển đội bay, đồng thời thể hiện rõ năng lực tài chính và quyết tâm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp này.
siement
Quảng cáo
moxa