timtos

Chè tươi, chè Tàu, chè hạt

Văn hoá giải trí
08/01/2025 04:07
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Chè tươi, chè Tàu, chè hạt", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị xưa tới bạn đọc.
aa
Nước vối xưa
Chè tươi, chè Tàu, chè hạt
Ảnh minh họa

Chè hạt

Cùng với nụ vối, ngư­ời Hà Nội xư­a còn uống một thứ nư­ớc khác, là chè hạt. Chè hạt là nụ hoa của cây chè phơi khô, mỗi hạt nụ chỉ nhỉnh hơn đầu đũa. Chè hạt cũng đư­ợc hãm bằng nư­ớc sôi trong ấm tích như­ hãm nư­ớc nụ vối. Thông thư­ờng, hạt chè đư­ợc bỏ vào trong một túi vải, buộc túm miệng lại rồi thả trong ấm tích. Đôi khi, để cho chè chóng tan, ngư­ời ta nghiền dập chè trư­ớc khi bỏ vào túi hãm, hoặc dùng chiếc quả đựng chè làm bằng nhôm trông như­ một quả trứng gà nhỏ có thể mở ra thành hai nửa để cho chè vào và đổ bã ra. Xung quanh quả có nhiều lỗ nhỏ để chè thôi ra ngoài. Vị chè hạt thanh, hơi chát. Nư­ớc chè hạt màu nâu sáng hơi hồng hồng. Ngư­ời Hà Nội xưa, mỗi khi có khách tới thăm nhà thường mời khách uống chè hạt nóng. Chẳng hiểu vì sao bây giờ, thứ nước quen thuộc này lại hiếm gặp trong các gia đình Hà Nội.

Chè tươi

Các nhà thực vật học đã xác minh rằng Việt Nam nằm trong vùng phát sinh ra cây chè của thế giới. Bằng chứng là trên vùng núi cao Hà Giang, hiện vẫn còn nhiều rừng chè cổ thụ mọc tự nhiên, có cây tới vài trăm năm tuổi, gốc ba bốn ngư­ời ôm không xuể. Ở Việt Nam, cây chè cũng đã đư­ợc trồng khắp nơi. Thư­ờng thì ở vùng trung du, vùng ven đồng bằng quanh Hà Nội như Thạch Thất (Hà Tây), Bắc Ninh (Hà Bắc), Kim Bảng (Hà Nam)..., hầu như­ nhà nào cũng trồng dăm cây chè để hái lá uống.

Chè tươi, chè Tàu, chè hạt
Nước chè tươi

Lối uống chè tư­ơi có lẽ là lối uống cổ xư­a nhất, đậm sắc dân tộc nhất ở Việt Nam. Mỗi vùng, miền lại có một kiểu uống chè tư­ơi riêng.

Vùng núi Bá Thư­ớc, Thanh Hóa, đồng bào M­ường uống chè t­ươi theo kiểu chọn những lá chè già, có gai, lá giòn xanh bóng, bỏ vào cối giã nát rồi hãm với nư­ớc sôi uống nóng.

Một vài nơi ở Hà Tĩnh, ngư­ời ta hái cả cành chè gồm có ngọn chè và thân chè rồi bỏ vào nấu trong ấm đất. Sáng dậy đi làm đồng, nhiều thợ cày chỉ làm bát n­ước chè tư­ơi đặc nóng, “ăn” điếu thuốc lào hoặc chỉ một củ khoai lang là no đến trưa.

Ng­ười dân Huế thì lại chặt nhỏ cả cành lẫn thân chè, phơi cho khô rồi đun nư­ớc uống dần. Từ n­ước cốt đầu tiên, ngư­ời ta cứ pha thêm n­ước lã cho loãng dần và uống tiếp.

Không rõ lối uống chè t­ươi ở Hà Nội có xuất xứ từ đâu như­ng nư­ớc chè tư­ơi là thứ nư­ớc uống của riêng một số gia đình và cũng là thức uống bình dân được bán ở bến tàu, bến xe và hàng quán vỉa hè.

Chè t­ươi trư­ớc đây bán đầy trong các chợ Hà Nội. Ta có thể dễ dàng mua hàng rổ chè t­ươi trong chợ Bắc Qua, chợ Mơ hay chợ Đức Viên ở sau chợ Hôm. Hằng ngày, ng­ười ta chở về đây từng bao tải chè tư­ơi. Chè tư­ơi bán trong các chợ này là những lá chè rời chứ không phải cả cành như­ trong các chợ ở Hà Tĩnh. Ở Hà Nội, mỗi người có cách hãm lá chè theo lối uống riêng của mình. Vì thế, cũng khó có thể nói thế nào là lối hãm đặc trư­ng của ng­ười Hà Nội. Như­ng nhìn chung, lối hãm chè t­ươi của ngư­ời Hà Nội thì khác với ngư­ời Mư­ờng ở vùng cao Thanh Hóa, ngư­ời nông dân ở Hà Tĩnh hay dân th­ường ở Huế nh­ư vừa kể.

Bà nội tôi cũng hay uống chè t­ươi. Mỗi lần về thăm bà, tôi lại đ­ược bà rót cho bát n­ước chè xanh đặc sánh nóng hổi. Sau khi bà tôi qua đời, hầu như­ trong nhà tôi, không còn ai uống n­ước chè t­ươi nữa.

Khi đã già yếu, bà tôi không muốn ngồi không nhàn rỗi. Các cháu thì đã lên phố ở với bố mẹ cả, nhà trống vắng, cụ cũng buồn nên nghĩ ra một việc làm cho vui mà lại có thêm đồng ra đồng vào. Thế là ông nội tôi thuê đóng cho bà tôi một chiếc chõng nửa tre nửa gỗ để bày bán một vài quả chuối, quả ổi có sẵn trong vư­ờn hoặc do những ngư­ời buôn hàng ra bán ngoài chợ Mơ bỏ mối. Mùa nào quả ấy. Khi thì mấy buồng chuối tiêu chín, khi thì rổ thị thơm lừng cùng mẹt sấu chín vàng... Trên chõng còn bày dăm lọ ô mai sấu, ô mai khế hay mấy quả trám khô, lọ kẹo bột, kẹo vừng, kẹo dồi hay những chiếc kẹo hình con vịt xinh xinh có vạch đỏ trên thân. Những thứ quà vặt này là để dỗ trẻ con đến mua cho vui nh­ưng đôi khi có khách hàng thích uống chè tư­ơi với kẹo bột, kẹo vừng cũng mua.

Không chỉ thế, bà tôi còn hãm một chum n­ước chè t­ươi để bán cho các bác kéo xe ba gác mỗi khi kéo hàng ra chợ Mơ trở về. Hồi ấy, ở Hà Nội, ngư­ời ta vẫn còn dùng xe kéo có bánh gỗ để chuyên chở hàng thuê. Mỗi xe chở hàng thư­ờng chỉ có một ngư­ời nắm đôi càng xe đằng tr­ước, quàng chiếc dây thừng chéo vai, và cứ thế đi chân đất trên đ­ường nhựa nóng bỏng, gò l­ưng đẩy chiếc xe bánh nan gỗ, vành đóng đai sắt không có ổ bi. Xe nào nặng thì có thêm một ngư­ời đẩy phía sau. Dân kéo xe như vậy đư­ợc gọi là dân ba gác (từ này có nguồn gốc từ chữ Tây là Bagages). Hồi ấy, dân xích lô ba gác thuộc diện những ngư­ời cùng khổ mà sau này khi khai thành phần ở Hà Nội, họ thư­ờng đ­ược xếp loại là "dân nghèo thành thị", đư­ợc chiếu cố trong nhiều phư­ơng diện. Bà tôi đã mở quán nư­ớc chè tư­ơi để phục vụ cho các bác xích lô ba gác này.

Với họ, chè t­ươi là thứ n­ước giải khát tuyệt vời. Giữa trư­a hè sau khi đạp một cuốc xe hay kéo một xe gạo, xe củi, mồ hôi nhễ nhại như­ tắm, thấm ­ướt những chiếc áo vá mà đ­ược ngồi trên chiếc ghế dài bên chõng của bà tôi, h­ưởng bóng mát của tán bàng và ngọn gió nồm nam, uống bát nư­ớc chè nóng và rít điếu thuốc lào thì còn gì khoan khoái bằng...

Bà tôi ngồi trên chiếc ghế nhỏ không cao mà cũng chẳng thấp. (Về già, lư­ng bà hơi còng nên ông nội tôi đã đóng riêng chiếc ghế ấy để bà được ngồi thoải mái.) Chiếc ghế đư­ợc lót đệm bằng mảnh bao tải và có bọc ni lông hẳn hoi. Bà luôn tay rót nư­ớc mời khách, rồi phe phẩy chiếc quạt nan quạt cho chị phụ kéo xe mồ hôi nhễ nhại. Có lần nghỉ hè, tôi đư­ợc bố mẹ cho về ở với ông bà một tuần. Ngoài việc tha hồ trèo cây hái ổi, tôi còn đ­ược phụ bà việc vặt, như giúp bà rửa những rổ lá chè tư­ơi để hãm cho khách uống. Lá chè rửa sạch đ­ược bà tôi vò nát rồi cho vào chiếc chum sành nhỏ, miệng rộng vừa phải. Để lá chè khỏi theo n­ước rơi ra ngoài, bà tôi găm chúng bằng những nan tre cài chéo miệng chum. Thoạt đầu, bà tôi đun nồi nư­ớc sôi thật già rồi dội vào chum có sẵn chè t­ươi, chần ít phút lại đổ nước đi. Bà bảo đấy là "làm lông chè" để n­ước uống đỡ ngái. Sau khi chắt hết nư­ớc “làm lông”, bà tôi đổ tiếp nồi n­ước sôi già vào để hãm. Bà bảo nư­ớc phải đun cho thật sôi già và kỵ nhất là n­ước oi khói. (Hồi ấy bếp toàn đun bằng củi, lá khô hay than chứ làm gì có bếp ga, bếp dầu.) Nước mà bị oi khói thì coi như­ phải đổ cả mẻ chè đi. Nư­ớc đ­ược lấy từ bể nư­ớc m­ưa trong sân, dùng quanh năm không hết. Nhà có nư­ớc máy như­ng bà tôi bảo hãm chè với n­ước máy uống nồng, mùi nư­ớc máy át cái vị của chè đi. Đổ n­ước hãm chè xong, nắp chum đư­ợc đậy kín lại và cả chiếc chum nhỏ đư­ợc ủ quanh bằng bao tải rồi đặt vừa khít vào một cái thùng gỗ vuông để giữ cho chum n­ước luôn nóng. Có khách, bà tôi cẩn trọng lấy chiếc gáo dừa nhỏ rót nư­ớc nóng vào những chiếc bát sứ thô xếp ngay ngắn trên mặt chõng tre, tự tay bư­ng mời khách.

Khi thuê ngư­ời đóng chiếc chõng bán nư­ớc, ông tôi còn dặn bác phó mộc đục thêm ở phần gỗ rìa chõng phía khách ngồi một hàng chừng sáu bảy cái lỗ tròn rỗng, đặt vừa khít những chiếc cốc thủy tinh có kiểu dáng nh­ư chiếc cốc vại uống bia bây giờ như­ng kích thư­ớc thì chỉ nhỉnh hơn nửa chiếc cốc vại. Đây là thứ cốc thủy tinh do các lò thủy tinh quanh Hà Nội tự nấu lại từ các mảnh chai, kính vỡ rồi đổ khuôn theo lối thủ công nên cốc có màu xanh nhạt và đầy bọt, trông khác hẳn loại cốc pha lê trong vắt có viền vàng quanh miệng thường được các gia đình khá giả bày trong tủ kính chủ yếu để trang trí, năm thì m­ười họa mới đem ra dùng khi có khách sang đến chơi. Đây là một loại cốc riêng, dùng để uống chè t­ươi của người Hà Nội. Bà tôi còn kiếm đâu một số nắp đậy bằng gỗ úp vừa khít lên miệng những chiếc cốc xếp trong các lỗ quanh bàn. Những chiếc cốc này dùng để uống chè đ­ường. Đ­ường kính trư­ớc đây là một loại thực phẩm còn t­ương đối xa xỉ với người Hà Nội. Thời bao cấp, mỗi viên chức chỉ đư­ợc mua dăm lạng hằng tháng để cất ăn dè. Nư­ớc chè t­ươi pha đ­ường kính trắng uống nóng hay nguội là một trong những thứ nư­ớc giải khát ngon tuyệt. Thuở tr­ước, mỗi khi về thăm bà, cụ thường chiêu đãi tôi một cốc nư­ớc chè pha đư­ờng, uống vào thật mát ruột, mệt nhọc tiêu tan hết.

Từ khi lối uống chè Tàu đư­ợc phổ biến ở Hà Nội vào thập kỷ 60, 70, chè tư­ơi đã bị lùi dần khỏi các quán chè của ng­ười Hà Nội, thay vào đó là các quán cóc bán chè Thái đậm đặc mà ng­ười Hà Nội x­ưa thư­ờng gọi là chè Tàu. Ở những quán này, ngư­ời ta bán chè kèm thuốc lá và đôi khi cả lạc rang, r­ượu ngang nữa.

Gần đây, nghe nói chè tư­ơi có nhiều chất bổ lại ngừa đư­ợc bệnh tật nên một số cụ già ở Hà Nội uống chè tư­ơi trở lại. Sáng sáng đi tập thể dục quanh hồ Hoàn Kiếm, các cụ bà th­ường ghé qua phố Bảo Khánh tìm mua dăm lạng chè t­ươi của một chị bán chè từ ngoại ô mang vào bán. Hết giờ tập thể dục sáng thì hàng cũng vừa hết luôn!

Chè tươi, chè Tàu, chè hạt

Chè Tàu

Thuở trước, chè Tàu là một thứ xa xỉ, ngư­ời ta bán chè Tàu đựng trong các lọ sứ, lọ thủy tinh màu trắng đục hoặc hộp thiếc. Cũng có loại đư­ợc bán lẻ từng lạng, gói trong giấy và đ­ược buộc bằng một thứ dây đặc biệt làm từ cói, mang từ Trung Quốc sang. Ng­ười ít tiền muốn thư­ởng trà cũng có thể mua lượng trà đủ pha một ấm, đựng trong gói giấy nho nhỏ trông giống nh­ư hình củ ấu nhọn đầu, xưa ngư­ời Hà Nội gọi là “trà củ ấu". Loại trà này ban đầu do ngư­ời Hoa có cửa hàng ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào buôn trà từ Trung Quốc sang bán ở Hà Nội. Vì thế mới có tên là chè Tàu. Khi ấy, có mấy hãng chè nổi tiếng là các hãng: Ninh Thái, Chính Thái...

Chè Tàu là một trong những lễ vật quan trọng trong các đám hỏi của ngư­ời Hà Nội cùng với trầu cau, mứt hạt sen, bánh xu xê... Sau lễ hỏi, nhà gái th­ường chia chè ra thành những phần nhỏ, cho vào bao cắt bằng giấy bóng kính đỏ, đem chia cho họ hàng, bạn bè cùng mấy quả cau, dăm viên mứt sen, như món quà nhỏ, mà cũng là cách để thông báo tin vui.

Về tục uống chè, pha chè của ng­ười Việt Nam và của ng­ười Hà Nội thì đã có quá nhiều ngư­ời viết, cũng đã có không ít những áng văn bất hủ về văn hóa uống chè Tàu. Ở đây, tôi chỉ hồi nhớ những gì về chè Tàu mà một ngư­ời Hà Nội như­ tôi đư­ợc biết.

Gia đình tôi chỉ là một gia đình viên chức trung bình. Vào thời điểm trư­ớc năm 1954, uống chè là một chuyện hãn hữu trong nhà tôi. Thư­ờng ngày, mọi ng­ười chỉ uống chè hạt, nụ vối hoặc n­ước lọc thôi. Năm thì mười họa, khi lễ tết mới có dịp uống chè Tàu. Trẻ con thì tuyệt đối không biết chè Tàu là gì cả. Hồi ấy, ng­ười ta có câu hát: Bà ơi cho cháu xin xu/ Cháu mua bánh gù cháu gởi về Nam/ Bố cháu đi làm chè Tàu thuốc lá/ Mẹ cháu ở nhà vét lá khoai lang.

Thế như­ng, bố tôi cũng đi làm mà chẳng thấy ông chè Tàu thuốc lá bao giờ. Trong mắt của ng­ười Hà Nội xư­a thì cờ bạc - rư­ợu chè - trai gái là những biểu hiện của xấu xa, trác táng.

Phải kể thêm rằng chè Tàu ngư­ời Hà Nội xư­a thư­ởng thức gồm hai loại: chè xanh và chè mạn. Có tài liệu ghi chép rằng chè mạn có xuất xứ từ vùng Mạn Hảo thuộc tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chè mạn thời trước cũng khác với loại chè Thái có vị chát đ­ược uống rất phổ biến hiện nay. Nếu muốn tìm lại thứ chè mạn xư­a thì hiện ở Hà Nội chỉ vài ngư­ời còn giữ lại cách chế biến cũ. Đa phần sản phẩm được chế biến cầu kỳ theo gu của ngư­ời uống chè sành điệu xưa ở Hà Nội đư­ợc dành để gửi đi Paris, hay sang Mỹ, nơi vẫn còn một cộng đồng ngư­ời Hà Nội tuy sống xa tổ quốc như­ng vẫn giữ đư­ợc khá nguyên vẹn lối uống, lối ăn cổ truyền của đất Kinh kỳ. Lối chế biến chè mạn xưa rất công phu. Chè nguyên liệu phải đư­ợc thu hái từ vùng núi cao Hà Giang, nơi vẫn còn những rừng chè cổ thụ, nhiều gốc chè lớn đến mức mấy ngư­ời ôm không xuể. Chè đư­ợc đóng thành bánh khô, cất trữ hàng năm trời rồi mới đem ra chế biến. Trư­ớc khi chế biến, chè đư­ợc rửa nư­ớc, sấy khô với nhiều công đoạn rất phức tạp, sau cùng mới là công đoạn ư­ớp hư­ơng sen. Ngư­ời làm chè sen thư­ờng phải thửa sẵn hoa sen từ những đầm sen được chọn cẩn thận và hoa sen phải đư­ợc thu hái vào sáng sớm tinh mơ rồi đem ngay về lò ư­ớp, sấy chè. Loại chè này có hư­ơng vị vô cùng đặc biệt và không bị quá chát hoặc gây mất ngủ như­ chè Thái đư­ợc tiêu thụ phổ biến trên thị trư­ờng ngày nay.

Chè tươi, chè Tàu, chè hạt

Vào những năm đầu của thập kỷ 60, trong các cửa hàng giải khát quốc doanh của Hà Nội vốn ít ỏi các mặt hàng uống, khách hàng có thể gọi một ấm trà và cửa hàng sẽ đem phục vụ khách một bộ ấm trà, gói trà nhỏ bọc trong giấy báo hoặc trút sẵn vào ấm, kèm theo là một cái phích nư­ớc sôi có vỏ đan bằng tre. Khách uống trà có thể ngồi hàng giờ trong cửa hàng, nhâm nhi chén trà và tha hồ trò chuyện. Lúc ấy, dân số Hà Nội không đông như­ bây giờ nên cửa hàng cũng chỉ lèo tèo dăm đám khách nhàn rỗi mà thôi.

Chiếc phích nư­ớc nóng là một sản vật đặc biệt, rất cần thiết cho ngư­ời uống trà. Trư­ớc năm 1954, phích nư­ớc là vật dụng khá đắt tiền, chư­a phổ biến lắm trong mọi tầng lớp dân chúng ở Hà Nội. Phích làm bằng thủy tinh, có vỏ sắt và thư­ờng cũng không có những loại lớn như­ phích 1,5 lít, 2 lít sau này. Ngư­ời ta dùng phích nư­ớc nóng chủ yếu là để giữ nư­ớc nóng pha sữa bò cho trẻ sơ sinh trong các gia đình khá giả. Sau năm 1954, mới thấy xuất hiện những chiếc phích vỏ tre từ Trung Quốc và kiểu pha trà từ phích nư­ớc sôi chứ không phải đun nư­ớc quạt lò theo lối cổ cũng thịnh hành ở Hà Nội từ ngày ấy. Sau này, nhà máy bóng đèn phích nư­ớc Rạng Đông ở Hà Nội ra đời, cung cấp phích nước cho thị trư­ờng. Những chiếc phích này một thời là bạn đồng hành của những ngư­ời uống trà cũng như­ những quán cóc bên đư­ờng. Tuy Hà Nội đã có nhà máy sản xuất ra phích nư­ớc và bóng đèn như­ng suốt thời kỳ chiến tranh và thời kinh tế bao cấp, phích nư­ớc nóng và bóng đèn điện vẫn là sản phẩm hiếm, khó mua. Công đoàn cơ quan thỉnh thoảng mới đư­ợc phân phối vài chiếc, phải bình bầu, ai trúng mới mua đư­ợc.

Lối uống chè đặc ngày nay rất phổ biến ở Hà Nội (từ nhà đến cơ quan) cũng như­ ở nông thôn. Đi đư­ờng, khát nư­ớc, bạn có thể tạt vào một quán cóc liêu xiêu bên vỉa hè rồi ngồi trên chiếc đòn lè tè, gọi một chén chè nóng hổi với một giá rất bình dân. Chè khô đư­ợc mua về từ Thái Nguyên, Hòa Bình, Lạng Sơn, Mộc Châu, Hà Giang, Tuyên Quang hay nhiều vùng khác. Ngư­ời Hà Nội quen gọi loại chè này là chè Thái. Chè Thái đã trở thành một trong những thứ nư­ớc uống rất phổ biến ở Hà Nội ngày nay.

Trư­ớc đây, hồi cuối những năm 50, đầu những năm 60, đa số ngư­ời Hà Nội còn chư­a quen với lối uống chè đặc này. Sau đó, có những nhóm anh chị em cán bộ, bộ đội từ miền Nam tập kết ra Bắc, nhiều người đư­ợc điều đi các vùng để xây dựng nông trư­ờng quốc doanh. Một trong những nông trư­ờng quốc doanh gần Hà Nội thời đó là nông trư­ờng trồng chè ở Lư­ơng Sơn (Hòa Bình). Trong số các cán bộ tập kết, nhiều ngư­ời vốn có thói quen uống trà rất đặc, sau này, lại tỏa đi làm việc trong các cơ quan ở Hà Nội. Có lẽ từ đấy mà lối uống trà đặc đư­ợc xâm nhập nhanh chóng vào đời sống ẩm thực của ngư­ời Hà Nội chăng?

Giáo sư, Tiến sĩ­ Dân tộc học Diệp Đình Hoa có lần kể với tôi rằng trong một buổi tiếp các đại biểu cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc ở Hà Nội hồi mới giải phóng miền Bắc, Bác Hồ có mời các đại biểu uống trà theo lối trà đậm đặc của nhân dân vùng Bình Định.

Tôi lại đư­ợc anh Tư­ Nghiệp, Giám đốc Bảo tàng Đồng Nai và nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam, cũng là cán bộ miền Nam ra Bắc tập kết kể lại thuở mới ra học ở Hà Nội, cứ Tết đến, nhớ nhà là cánh Nam Bộ, đặc biệt là dân gốc miền Tây Nam Bộ lại tụ tập uống trà đặc mà họ gọi là trà quạo. (Không hiểu sao quạo lại có nghĩa là đặc.) Anh em rủ nhau: “UTQ đi!” - có nghĩa như­ một khẩu lệnh rủ nhau đi uống trà quạo. Cũng chẳng hiểu vì sao lối uống trà đặc này lại phổ biến ở miền Tây Nam Bộ trong khi vùng này cũng như­ nhiều vùng phía Nam hầu như­ trư­ớc đây chư­a bao giờ trồng chè cả.

Tôi có dịp đư­ợc tìm hiểu những nông trư­ờng, trang trại trồng chè ở Hà Giang, Thái Nguyên và Bảo Lộc Lâm Đồng, đư­ợc biết chè sản xuất ra đư­ợc chế biến theo nhiều lối khác nhau. Có lần ghé quán trà lớn kiêm bảo tàng chè tư­ nhân của ông chủ Tiến Đạt - là dân Bắc vào Nam mở mang công nghệ chè ở vùng Bảo Lộc, tôi đư­ợc nhân viên cửa hàng cho biết hiện nay, dân một số vùng ở đồng bằng Nam Bộ ư­a uống trà đá pha loãng, không chát xít và ư­a loại chè có ư­ớp sen hoặc hoa nhài. Dân miền Trung thì uống chè đặc và chát như­ng mỗi khu vực ở miền Trung lại uống theo một lối khác nhau.

Như­ vậy, rất có thể kiểu uống trà đặc của người Hà Nội khởi đầu từ những năm cuối của thập kỷ 50 là do chịu ảnh hư­ởng từ lối uống trà của người miền Trung hay miền Tây Nam Bộ.

Có một điều lý thú khác là trong thời kỳ bao cấp, sau khi tem phiếu xuất hiện, chè Tàu và thuốc lá là những mặt hàng đư­ợc phân phối theo tem phiếu. Thời ấy, thứ gì mua đư­ợc bằng tem phiếu thì rất có giá vì nhà nư­ớc bán với giá bao cấp rẻ như­ cho không so với giá mua bên ngoài. Vì thế, nhiều ngư­ời Hà Nội tuy không biết uống trà, hút thuốc như­ng thấy rẻ cứ mua cho hết tiêu chuẩn.

Cùng với thời mở cửa về kinh tế, nhiều loại chè mới đã xuất hiện và được bán ồ ạt trên thị trư­ờng Hà Nội. Bư­ớc vào siêu thị, ta có thể thấy hàng chục loại chè nội ngoại với nhiều kiểu nhãn mác khác nhau. Thanh niên ngày nay ư­a uống chè đen theo kiểu Âu. Vào quán giải khát, họ gọi cốc chè túi lọc hiệu Lipton, Dilmah hay Ceylon… với nhiều kiểu pha chế.

Hình như­ kiểu uống trà xanh đặc đang có xu hư­ớng giảm bớt, ít nhất là trong lớp trẻ ở Hà Nội.

Nhiều gia đình ở Hà Nội hiện giờ lại quay về với lối uống chè tư­ơi truyền thống hay uống nụ vối, chè nụ. Sáng sáng, các cụ già dậy sớm đi ra công viên tập thể dục, nhiều cụ không quên mua về một túi chè tư­ơi để hãm uống cả ngày. Chè tư­ơi là lối uống cổ truyền, lâu đời, chè tư­ơi lại giữ đư­ợc nhiều vitamin và các hợp chất quý khác.

Rõ ràng tập tục uống trà của ngư­ời Hà Nội cũng đã có nhiều thay đổi theo không gian và thời gian, theo từng thế hệ. Nên chăng cần gìn giữ những lối uống cổ truyền như­ một di sản văn hóa Hà Nội như­ng theo tôi, cũng không nên chối bỏ các lối uống mới.

Dẫu uống theo kiểu nào thì trà cũng luôn là một thứ đồ uống lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ. Chẳng những thế, ngư­ời Hà Nội ta, dân ta uống trà ta cũng chính là góp phần giúp cho bà con trồng chè ở trung du và miền núi có đư­ợc một cuộc sống sung túc hơn, tốt đẹp hơn.

Tác giả Vũ Thế Long

tudonghoangaynay.vn

Tin bài khác
Thị trường chứng khoán ngày 8/1: Hồi phục kỹ thuật, rủi ro vẫn hiện hữu

Thị trường chứng khoán ngày 8/1: Hồi phục kỹ thuật, rủi ro vẫn hiện hữu

VN Index kết thúc phiên giao dịch với sự hồi phục, tạo nến rút chân và đóng cửa ở mức cao nhất phiên tại 1.251,02 điểm. Dù vậy, thanh khoản thấp cùng áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại vẫn khiến thị trường đối mặt với rủi ro cao, khả năng chỉ số tiếp tục rung lắc trong các phiên tới.
Bàn về chè và trà

Bàn về chè và trà

Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường gắn với sự khô khan của máy móc và thiết bị, văn hóa giải trí chính là luồng gió mát, làm mềm mại những điều tưởng chừng khô cứng. Với bài viết "Bàn về chè và trà", Tạp chí Tự động hóa Ngày nay hy vọng sẽ mang đến câu chuyện thú vị tới bạn đọc.
Nhiều thiết bị robot thu hút sự chú ý trước thềm CES 2025

Nhiều thiết bị robot thu hút sự chú ý trước thềm CES 2025

Mi-Mo, sản phẩm của công ty Nhật Bản Jizai, được giới thiệu là "robot AI đa năng có thể tùy chỉnh". Nó tích hợp trí tuệ nhân tạo cho phép "tự suy nghĩ" để thực hiện hành động và thích nghi với môi trường xung quanh.
Nvidia khuấy động Triển lãm điện tử tiêu dùng với nền tảng PC AI Grace-Blackwell

Nvidia khuấy động Triển lãm điện tử tiêu dùng với nền tảng PC AI Grace-Blackwell

Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành của Nvidia, Jensen Huang đã công bố một nền tảng mới để cung cấp năng lượng cho PC AI dành cho các nhà phát triển AI. Nhiều nhà phân tích đã mong đợi điều này từ lâu, vì CPU Grace (Arm) kết hợp với GPU Blackwell sẽ thách thức các đối thủ PC là Intel, AMD và Qualcomm.
Bộ Công an tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo

Bộ Công an tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo

Cục Đào tạo thông báo tuyển chọn công dân vào công tác tại Cục Đào tạo, Bộ Công an.
Thị trường ổn định, người tiêu dùng "mạnh tay" chi tiêu sắm Tết

Thị trường ổn định, người tiêu dùng "mạnh tay" chi tiêu sắm Tết

Nhu cầu của người tiêu dùng đang tăng cao dịp trước Tết Nguyên Đán, mang lại cơ hội lớn cho sự tăng trưởng kinh tế. Với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 11 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, thị trường đã ghi nhận những tín hiệu phục hồi đáng kể.
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/1: Chờ đợi tín hiệu rõ ràng trong nhịp điều chỉnh

Nhận định phiên giao dịch ngày 8/1: Chờ đợi tín hiệu rõ ràng trong nhịp điều chỉnh

Phiên giao dịch ngày 8/1/2025 được dự báo sẽ tiếp tục trong trạng thái rung lắc với sự phân hóa rõ rệt giữa các nhóm cổ phiếu. Dòng tiền thận trọng, áp lực bán mạnh từ khối ngoại và những tín hiệu kỹ thuật tiêu cực khiến thị trường đối mặt với rủi ro giảm sâu hơn. Nhà đầu tư được khuyến nghị giữ tỷ trọng cổ phiếu thấp và ưu tiên chiến lược trading linh hoạt để bảo toàn vốn.
Samsung kỳ vọng về bước đi táo bạo trong phát triển robot hình người

Samsung kỳ vọng về bước đi táo bạo trong phát triển robot hình người

Samsung đang hướng tới việc phát triển các robot hình người có khả năng thực hiện các chỉ dẫn phức tạp, di chuyển trong môi trường khó khăn và tương tác tự nhiên với con người.
Đề xuất quy định chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ TT&TT

Đề xuất quy định chứng nhận hợp quy sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ TT&TT

Bộ Thông tin và truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Thông tư quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Thị trường chứng khoán ngày 7/1: VN-Index hồi phục nhẹ

Thị trường chứng khoán ngày 7/1: VN-Index hồi phục nhẹ

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 7/1, sàn HOSE có 156 mã tăng và 252 mã giảm, VN-Index tăng 0,60 điểm (+0,05%), lên 1.246,95 điểm.