Còn phát triển điện than là đi ngược xu hướng thế giới và khó khả thi

Diễn đàn
04/06/2021 10:44
Ngày 31/5/2021, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) đã gửi đến Chính phủ Thư kiến nghị góp ý cho Dự thảo Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII). Thư kiến nghị nhấn mạnh: kiên quyết loại bỏ ra khỏi quy hoạch các dự án điện than không được địa phương ủng hộ, tính khả thi thấp, và rủi ro cao.
aa

Ngày 31/5/2021, đồng thời với việc tổ chức tọa đàm trực tuyến “Quy hoạch điện VIII: Những đột phá kì vọng”, Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) đã gửi đến Chính phủ Thư kiến nghị góp ý cho Dự thảo Quy hoạch điện Quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (QHĐ VIII).

Đầu xuân bàn về bước tiến mới trong việc chế ngự nguồn năng lượng sạch, vô tận
Quy hoạch Điện VIII được thông qua, ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo

• Thủ tướng chỉ đạo rà soát kỹ nội dung của Quy hoạch điện VIII

Đáng chú ý trong thư kiến nghị, VSEA nhấn mạnh: “VSEA kiến nghị Chính phủ chỉ đạo QHĐ VIII ưu tiên thực hiện ngay các giải pháp cải cách ngành điện để giải phóng vốn đầu tư tư nhân vào năng lượng sạch, đồng thời kiên quyết loại bỏ ra khỏi quy hoạch các dự án điện than không được địa phương ủng hộ, tính khả thi thấp, và rủi ro cao”.

Điện than: chuyển rủi ro cho tương lai

Thông qua các hoạt động nghiên cứu độc lập, tọa đàm khoa học, VSEA cho rằng kiến nghị được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích các điểm nghẽn cần đột phá như sau:

Tiếp tục phát triển các dự án điện than mới đến 2045 là trái với xu thế mới của khu vực và toàn cầu, rất khó khả khi vì nguồn tài chính quốc tế cho điện than ngày càng khó hơn, điện than ngày càng đắt đỏ hơn, các địa phương và người dân không ủng hộ. VSEA dẫn chứng xu hướng thế giới ngày nay là cắt giảm ngay và chấm dứt nhiệt điện than. Tại nhiều diễn đàn quốc tế của Liên hợp quốc, đặc biệt Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu 2021 – COP26, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội nghị COP26 đã kêu gọi ngừng sử dụng nhiệt điện than, đa số các quốc gia đã hưởng ứng và cam kết thực hiện việc thay thế nhiệt điện than bằng các nguồn năng lượng tái tạo.

Tại Việt Nam, mặc dù đã được hưởng cơ chế đặc thù, nhưng 16/34 dự án điện than vẫn không đi vào vận hành đúng tiến độ, và tiếp tục bị đẩy lùi thêm nhiều năm nữa trong dự thảo QHĐ VIII. Thực tế cho thấy trong giai đoạn qua hệ thống vẫn đảm bảo cung ứng điện năng nhờ linh hoạt bổ sung nguồn năng lượng tái tạo. “Điều này đặt dấu hỏi lớn về tiêu chí lựa chọn công trình được ưu tiên trong QHĐ VIII, và tính phù hợp của nguyên tắc kế thừa”. VSEA nhấn mạnh.

Việc tiếp cận tài chính của các dự án điện than đã khó nay càng khó hơn. Ngoài việc khó tiếp cận nguồn tài chính quốc tế (do các nước đã từng cấp vốn cho dự án điện than tuyên bố dừng cấp cho dự án mới) thì tại tọa đàm trực tuyến “Quy hoạch điện VIII: Những đột phá kì vọng”, Ths. Phạm Xuân Hòe – Nguyên Phó Viện trưởng Viện chiến lược ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước còn chỉ ra rằng: “Những dự án nhiệt điện than dang dở chậm tiến độ chủ yếu là do không thu xếp được nguồn vốn. Việc các ngân hàng thương mại cho vay các dự án nhiệt điện than sẽ vượt xa mức cho vay 15% vốn tự có cho một khách hàng hoặc 25% cho một nhóm khách hàng. Điều này sẽ mang đến nhiều rủi ro cho các ngân hàng thương mại”.

Ngoài ra, Ths. Phạm Xuân Hòe cũng cho rằng, Sáng kiến “phát triển ngân hàng bền vững“ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu ra tại hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc các nước ASEAN, khẳng định: quản trị Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp trách nhiệm xã hội hơn. Việc phải tuân thủ thông lệ quốc tế đạt chuẩn ESG, buộc các ngân hàng thương mại sẽ không dám đầu tư cho vay các dự án đầu tư nhiệt điện than. “Tiếp tục phát triển nhiệt điện than là sự vay mượn của các thế hệ tương lai, chuyển rủi ro cho tương lai”, Ths. Phạm Xuân Hòe nhấn mạnh.

Điện than và hệ lụy với xã hội, nền kinh tế

Minh chứng cho việc điện than tăng thêm gánh nặng bệnh tật cho người dân và áp lực cho hệ thống y tế, VSEA đưa ra một nghiên cứu mẫu nhỏ tại vùng ven Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư, tai biến và đột quỵ ở khu vực gần trung tâm này tăng lên rất nhanh từ khi trung tâm này đi vào vận hành (chiếm 33% năm 2010, tăng lên 64,6% năm 2015 và 69,6% năm 2020 trên tổng số tử vong toàn xã). Tình trạng này càng đáng báo động hơn khi ô nhiễm không khí có mối liên quan mật thiết tới gia tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân mắc Covid-19.

Điện than sẽ ngày càng đắt đỏ với các chính sách tăng cường bảo vệ môi trường đang được xây dựng và sắp được ban hành như Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn phát thải thắt chặt hơn.

Do đó, điện than gây bất lợi về năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt như EU, Mỹ, Nhật Bản và ngay cả Trung Quốc khi các nước trên đều đồng thuận đánh thuế các bon lên hàng hóa của các nước sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch.Đây là vấn đề có tính chiến lược mà các bộ ngành quản lý, trong đó có Bộ Công Thương có trách nhiệm tính toán và tham mưu cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”, VSEA kiến nghị.

Ngoài ra điện than còn tạo ra xung đột với ngành nuôi trồng thủy hải sản và du lịch vì hầu hết các dự án điện than được xây dựng ở gần biển hoặc sông lớn với đặc thù sử dụng một lượng nước làm mát rất lớn và tuần hoàn ngược lại ở nhiệt độ cao.

Thế giới xóa bỏ, Việt Nam vẫn quy hoạch đến 2045

Thế giới hiện đang theo đuổi mục tiêu đạt mức chất thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này, bên cạnh đó là thực hiện cam kết đối với “Thỏa thuận Paris” năm 2015 nhằm hạn chế việc nhiệt độ Trái Đất tăng gần 1,50C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Để theo đuổi mục tiêu này, đầu tháng 5/2021, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định sẽ không đầu tư cho các hoạt động khai thác than, dầu, hay khí tự nhiên; trong đó có các dự án nhiệt điện than mới.

con phat trien dien than la di nguoc xu huong the gioi va kho kha thi
Điện than luôn đặt ra thách thức về môi trường. Ảnh minh họa

Ngược lại ADB sẽ hỗ trợ các nước đang phát triển giảm thiểu tối đa các tác động tới sức khỏe và môi trường của các nhà máy điện than đang hoạt động và đầu tư cho các công nghệ kiểm soát khí thải. Đồng thời hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc lên kế hoạch đóng cửa sớm các nhà máy điện than đang hoạt động và hỗ trợ chuyển đổi sang các hoạt động kinh tế mới, bao gồm thu gom chất độc hại, hồi phục đất đai và nguồn nước, xây dựng lại các công trình, nâng cấp cơ sở hạ tầng và tạo việc làm với các cộng đồng địa phương.

Trong khi đó, ngày 21/5 vừa qua, 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đồng ý ngừng tài trợ quốc tế cho các dự án than phát thải carbon vào cuối năm nay và loại bỏ hỗ trợ tương tự cho tất cả các nhiên liệu hóa thạch, để đáp ứng các mục tiêu về biến đổi khí hậu đã được thống nhất trên toàn cầu.

Nhóm các nước G7 gồm: Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản – cùng với Liên minh châu Âu cũng đã có động thái mạnh mẽ rằng “các khoản đầu tư quốc tế vào than đá phải dừng lại ngay lập tức”.

Song song với tuyên bố của mình, Nhật Bản cũng đã đề ra các chính sách chặt chẽ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cũng như tạo điều kiện phát triển cho Năng lượng tái tạo. Cuối tháng 4/2021, Liên doanh Kansai Electric Power Co. và Marubeni Corp đã tuyên bố không tiếp tục với dự án điện than 1,3 gigawatt ở tỉnh Akita (dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2024), đánh dấu dự án điện than cuối cùng tại Nhật bản được hủy bỏ.

Đối với khoản đầu tư quốc tế, hưởng ứng cam kết trong nhóm các nước G7, đầu tháng 1/2021, Chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố tạm dừng trên nguyên tắc cấp vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than mới ở nước ngoài nhằm đóng góp cho nỗ lực giảm phát thải khí CO2 của cộng đồng quốc tế. Thay vào đó, Chính phủ Nhật sẽ thông qua việc chuyển vốn ODA sang hỗ trợ cho các dự án phát triển năng lượng tái sinh thân thiện với môi trường.

Trong khu vực Đông Nam Á, mới đây Indonesia đã có kế hoạch ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2023 hướng tới việc khử cacbon trong nền kinh tế của đất nước, vốn vẫn phụ thuộc nhiều vào than bẩn.

Việt Nam chúng đã sớm bị ảnh hưởng bởi chủ trương xóa bỏ điện than của cộng đồng thế giới. Ngày 22/4/2021, tại Hội nghị Thượng đỉnh các nhà Lãnh đạo về khí hậu, Tổng thống Moon Jae-in đã tuyên bố Hàn Quốc dừng đầu tư vào điện than ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Hàn Quốc là một trong nhưng quốc gia ở Đông Nam Á đầu tư nhiều vào các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam.

Với tuyên bố này của Tống thống Moon Jae-In, ông Sejong Youn, Giám đốc Tài chính Khí hậu của tổ chức phi chính phủ Giải pháp cho Khí hậu có trụ sở tại Hàn Quốc cho rằng: “Tuyên bố chấm dứt đầu tư vào điện than ở nước ngoài của Hàn Quốc là tín hiệu cho thấy nguồn tài chính giá rẻ cho điện than ở châu Á sắp kết thúc. Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc xem xét lại kế hoạch phát triển điện than bởi các dự án điện than ngày càng kém khả thi về tài chính. Riêng với dự án nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án này hiện mới đang ở giai đoạn sơ khởi, vì vậy chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam nên cùng bắt tay để chuyển đổi dự án này sang dự án năng lượng tái tạo. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia trong việc đạt được các mục tiêu khí hậu.”

Có thể thấy, khi nhìn vào động thái của các tổ chức quốc tế, sự rút lui của các quốc gia từng là nhà đầu tư điện than lớn tại Việt Nam và sự phản đối của nhiều địa phương có dự án điện than thì một số dự án điện than của Việt Nam đang mắc kẹt. Do đó, theo VSEA, nếu Quy hoạch điện VIII vẫn dự kiến tăng điện than mới cho tới năm 2045 là khó khả thi.

Trà Giang

QHĐ VIII từng được trình Chính phủ nhiệm kỳ cũ hồi cuối tháng 3 sau khi Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua nội dung quy hoạch. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của bản quy hoạch này, lãnh đạo Chính phủ khi đó chưa xem xét, phê duyệt.

Cuối tháng 4/2021, Bộ Công thương đã được Chính phủ yêu cầu tiến hành rà soát lại Đề án Quy hoạch Điện VIII và trình lại vào tháng 6 tới. “Quy hoạch điện VIII phải đảm bảo phát triển ngành điện bền vững, nâng cao khả năng tự chủ về năng lượng đất nước. Trong đó, xác định quy mô phát triển hợp lý hệ thống điện quốc gia qua từng thời kỳ để có giá bán điện hợp lý nhất”, văn bản kết luận nêu.

mtvh
Tin bài khác
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.
Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.