Công nghiệp hỗ trợ: Sẵn thị trường, chúng ta làm được hay không

Diễn đàn
18/06/2019 15:19
Trước nhu cầu phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ năm 2007 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước...
aa

Trước nhu cầu phát triển lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (CNHT), từ năm 2007 đến nay, các cơ quan quản lý nhà nước đã phê duyệt các đề án, ban hành nhiều nghị định, thông tư để thực hiện cơ chế, chính sách thúc đẩy cho CNHT phát triển. Đặc biệt, đầu năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ 2016 đến 2025 với mục tiêu chung đến năm 2020, sản phẩm CNHT đáp ứng khoảng 45% nhu cầu cho sản xuất nội địa, đến 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng được 65% nhu cầu cho sản xuất nội địa.

Đến nay, bên cạnh một số lĩnh vực cụ thể đã tăng tỷ lệ nội địa hóa đáng kể như điện tử, dệt may, sản xuất kim loại thì còn nhiều ngành tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm CNHT vẫn còn rất thấp. Mục tiêu chung chỉ mới đạt được từ 10 -15%. Hiệp hội doanh nghiệp CNHT cho biết, hiện Việt Nam mới chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp là đủ mạnh để tham gia được vào thị trường CNHT.

Một thực tế khác là ở Việt Nam doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% số doanh nghiệp trong cả nước, và chỉ có 21% số doanh nghiệp này liên kết được với chuỗi cung ứng nước ngoài. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (30%), Malaysia (46%).

cong nghiep ho tro san thi truong chung ta lam duoc hay khong

Diễn đàn CNHT Việt Nam 2019 thu hút rất nhiều doanh nghiệp trong ngành tham gia cũng là tín hiệu vui cho CNHT trong thời gian tới – Ảnh Trà Giang

Theo bà Trương Thị Chí Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là không đáp ứng được giá theo yêu cầu do chi phí đầu vào cao; không đáp ứng được đơn hàng theo yêu cầu; thiếu tiêu chuẩn quản lý phù hợp, ví dụ các yêu cầu về bắt buộc dán nhãn an toàn. Nhãn này không khó nhưng lại đắt đỏ. Hay là nhãn 169-49 quy định bắt buộc cho các sản phẩm xuất khẩu. Theo bà Bình, nhãn 169-49 mang lại giá trị cho doanh nghiệp rất lớn, có được nhãn này coi như “có hộ chiếu toàn cầu”, cũng đắt đỏ nhưng đáng để doanh nghiệp theo đuổi. Ngoài ra là các tiêu chuẩn ISO 9001, 2000, 5000,…

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp cao, thiếu doanh nghiệp cung cấp mặt hàng công nghiệp hỗ trợ, dẫn đến phải nhập khẩu, đội giá lên chính là nguyên nhân dẫn đến giá thành sản phẩm không cạnh tranh được. Chính phủ có kêu gọi quốc gia khởi nghiệp, tuy nhiên, trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo lại hầu như không có người tham gia do vốn lớn mà mức hộ trợ chưa đủ mạnh. Ngoài ra, thuế phí không chính thức đối với doanh nghiệp sản xuất CNHT hiện vẫn còn là gánh nặng.

Bà Bình cũng cho biết, Hiệp hội đã giúp doanh nghiệp Việt Nam kết nối rất nhiều, sau kết nối các doanh nghiệp đã nhận được nhiều khách hàng tìm hiểu nhưng thường sau khi nhận được báo giá là không quay trở lại do báo giá của doanh nghiệp Việt Nam thường cao, tối thiểu cũng phải cao hơn 12% so với các doanh nghiệp Thái Lan, Indonexia, thậm chí cao hơn 40%.

“Do đó không phải doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất được cái ốc vít đảm bảo chất lượng mà là không sản xuất được với giá cả cạnh tranh”, bà Bình nhấn mạnh.

Cũng từ chia sẻ của bà Bình tại Diễn đàn công nghiệp hỗ trợ 2019 do Công ty Reed Tradex tổ chức thấy rõ thị trường CNHT rộng lớn nhưng yêu cầu ngày càng cao. Đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử, với ngành ô tô còn cao hơn nữa. Nhà cung cấp không chỉ yêu cầu chất lượng mà còn môi trường sản xuất, tài chính, công nghệ, trách nhiệm xã hội, độ minh bạch rõ ràng mới tham gia được vào mạng lưới toàn cầu.

JETRO cho biết, năm 2018, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 630 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ. Theo kết quả khảo sát năm 2018, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động trong thời gian từ 1 đến 2 năm tới, có gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản đã và đang đầu tư vào Việt Nam trả lời rằng “muốn mở rộng hoạt động kinh doanh”. Con số này tính trong phạm vi các nước ASEAN cũng thuộc top đầu. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện còn thấp.

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội nhấn mạnh: “Tỷ lệ nội địa hóa nguyên liệu, vật tư, linh kiện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 36.3%. Tuy có tăng hằng năm nhưng vẫn còn thấp so với tỷ lệ của Trung Quốc 66%, tỷ lệ của Thái Lan 57%. Vì vậy, doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu từ các nước xung quanh như Thái Lan, Trung Quốc. Đây là nguyên nhân dẫn đến gia tăng chi phí và rủi ro lớn cho doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực chế tạo tại Việt Nam, đồng thời cũng là nguyên nhân gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất trung và dài hạn tại Việt Nam”.

Trả lời cầu hỏi làm thế nào để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu và phụ tùng cho doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hironobu Kitagawa khẳng định: “Trong lĩnh vực nào yếu tố đầu tiên cũng là con người. Cần đào tạo con người để chia sẻ công nghệ. Nếu doanh nghiệp hai bên tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin sẽ sẽ nâng cao được năng lực. Doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, để tập trung nguồn lực nâng cao năng lực. Cần có thông tin cập nhật, tìm đối tác tin cậy trong cùng lĩnh vực để nâng cao năng lực nội địa hóa của mình”.

cong nghiep ho tro san thi truong chung ta lam duoc hay khong

Ông Hironobu Kitagawa – Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội trao đổi với báo chí bên lề diễn đàn – Ảnh Trà Giang

Trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phần lớn do doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm nhận. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là một trong những vấn đề còn tồn đọng. “Nếu giải quyết được những vấn đề nêu trên sẽ có ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chú ý, quan tâm đến ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam. Và hơn nữa, có khả năng Việt Nam sẽ được thế giới công nhận là có kỹ thuật sản xuất, chế tạo cao”. Ông Hironobu Kitagawa nhấn mạnh

Ngoài ra, Chính phủ cần có chính sách rõ ràng hơn, muốn tập trung phát triển lĩnh vực nào, ô tô, điện tử,… vì mỗi lĩnh vực có nguyên vật liệu và phụ tùng khác nhau.

Ở góc độ của doanh nghiệp, một đại diện đến từ doanh nghiệp Việt Nam, là đối tác cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho Công ty Toyota Việt Nam chia sẻ: Để cởi trói cho doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực CNHT hiện nay, các cấp quản lý cần tạo chính sách mang lại cho doanh nghiệp cần câu chứ không phải là con cá. Vị đại diện này cho rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhiều mà cứ đầu tư máy móc mới thì không cạnh tranh được. Trong khi có những dây chuyển tuy tuổi thọ đã 10 hay 15 năm nhưng mà vẫn sử dụng được 20 – 30 năm nữa, không gây ô nhiễm môi trường nhưng doanh nghiệp của chúng ta không ai dám đứng ra nhập vì không biết hải quan có cho thông quan không, đi rất nhiều nơi để xin giấy xác nhận,… Trong khi đó, các nước Thái Lan, Ấn Độ, Indonexia họ chỉ mua các dây chuyền đó trong vòng một tuần là xong. Như vậy sẽ mất cơ hội mua cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vậy thì để cho công nghiệp của chúng ta phát triển thì cũng cần có cơ chế làm rõ loại máy công cụ nào được nhập khẩu và tạo điều kiện về mặt thời gian.

Tuy còn nhiều vấn đề hạn chế, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm CNHT còn chậm so với nhu cầu của thị trường nhưng cũng đã có nhiều tín hiệu vui từ sau khi có Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2016 – 2025 và nhiều chính sách được ban hành. “Khi Samsung mới đặt nhà máy sản xuất tại Việt Nam có thể nội địa hóa tại Việt Nam là 0%. Chúng ta thường hay nói Việt Nam đến những con ốc vít nhỏ còn chưa sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Nhưng đến nay đã đạt trên 30% sản phẩm hỗ trợ trong điện thoại của hãng. Không riêng gì Samsung mà các công ty nước ngoài khác có đầu tư sản xuất tại Việt Nam cũng đã tăng tỷ lệ nội địa hóa lên rất là nhiều như Mitsubishi, LG,…”, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết.

Trong 2 năm trở lại đây, năng lực chế tạo cũng như năng lực thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam tiến bộ rất nhiều. Và bà Trương Thị Chí Bình cũng nhấn mạnh: Bây giờ chúng ta không phải đi tìm kiếm thị trường, thị trường rất là sẵn, chỉ có điều chúng ta có làm được hay không.

Trà Giang

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.