acecook

Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử

Thị trường
22/01/2025 14:59
Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử (TMĐT) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TMĐT; tạo điều kiện cho TMĐT phát triển bền vững.
aa
Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và thương mại điện tử để phát triển nền kinh tế
Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử
Tạo điều kiện cho TMĐT phát triển bền vững, có trật tự, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế số

Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử Việt Nam được các tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín đánh giá cao (xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á về quy mô năm 2024 và xếp thứ 5 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng năm 2022). Quy mô thị trường bán lẻ TMĐT B2C tăng trưởng nhanh chóng từ 2,97 tỷ USD năm 2014 đến 20,5 tỷ USD năm 2023, trung bình tăng trưởng 20-30% cả giai đoạn, đóng góp 8% tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2023.

Thị trường TMĐT là điểm đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài, giúp người tiêu dùng Việt Nam trở thành người tiêu dùng toàn cầu, có thể tiếp cận với cả các sản phẩm đa dạng và phong phú cả trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đã tận dụng được các nền tảng hiện đại để phát triển kênh phân phối hàng hóa, sản phẩm của mình.

Có được kết quả khả quan nêu trên là do các quy định pháp luật về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý tương đối rõ ràng, minh bạch cho hoạt động TMĐT. Cụ thể, hiện nay, lĩnh vực TMĐT đang được điều chỉnh tập trung, chủ yếu tại hai văn bản: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT (Nghị định 52), Nghị định 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 (Nghị định 85).

Một số tồn tại, hạn chế

Tuy nhiên, do hai văn bản trên ở cấp Nghị định nên chưa đủ để điều chỉnh các vấn đề quan trọng trong TMĐT. Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới, đa dạng về mặt chủ thể, phức tạp về mặt bản chất và từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT, dẫn đến các chính sách, quy định về TMĐT đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế:

TMĐT liên quan đến nhiều lĩnh vực như thương mại, giao dịch điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý thuế, bảo mật dữ liệu, chống gian lận thươngmại,... Vì vậy, quan hệ pháp luật trong lĩnh vực TMĐT hiện đang được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau, như Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật An toàn thông tin mạng, và Luật An ninh mạng. Mặc dù vậy, các quy định hiện hành trong các luật chung hiện nay không đủ chi tiết, cụ thể để xử lý các vấn đề đặc thù, phức tạp của TMĐT. Để điều chỉnh chi tiết và toàn diện các vấn đề này, cần thiết phải xây dựng văn bản ở cấp luật.

Ngoài ra, các Nghị định hiện hành chưa đồng bộ với các quy định pháp luật khác như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quản lý thuế, Luật Sở hữu trí tuệ,… Một số Luật liên quan đến lĩnh vực TMĐT đều mới được ban hành trong thời gian gần đây, theo đó, mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số khái niệm và quy định mới. Do vậy, việc xây dựng Luật TMĐT giúp tránh chồng chéo và mâu thuẫn pháp lý giữa các quy định.

Theo Bộ Công Thương, việc ban hành một Luật chuyên ngành TMĐT chuyên biệt sẽ không chỉ để giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn định hình tương lai của lĩnh vực TMĐT, đảm bảo sự phát triển cân bằng giữa quản lý nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng, và lợi ích doanh nghiệp.

Với sự xuất hiện của các công nghệ mới, nền tảng mới như dữ liệu lớn (BigData), trí tuệ nhân tạo (AI), thương mại qua mạng xã hội (Social Commerce), các mô hình TMĐT ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, nhưng hiện nay chưa có quy định pháp luật điều chỉnh riêng biệt.

Những vướng mắc và bất cập trong việc quản lý lĩnh vực TMĐT như trên đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống pháp luật, cần được nghiên cứu, sửa đổi và bổ sung theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới và đảm bảo theo kịp sự phát triển của các nền TMĐT trên thế giới.

Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng

Mục đích xây dựng Luật TMĐT nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc hoàn thiện thể chế về TMĐT; thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thống nhất hệ thống pháp luật về TMĐT trong mối tương quan với các luật khác, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc, các bất cập, hạn chế trong thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT trong thời gian vừa qua cũng như để phù hợp với xu thế đổi mới do công nghệ số đã làm thay đổi và định hình lại tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực TMĐT.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT theo hướng khuyến khích sáng tạo trong việc xây dựng và thực thi quy định, bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; tạo động lực cho cạnh tranh và phát triển sáng tạo của doanh nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các tổ chức xã hội, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TMĐT; tạo điều kiện cho TMĐT phát triển bền vững, có trật tự, làm động lực cho sự phát triển của nền kinh tế số.

Đề xuất 5 chính sách về thương mại điện tử

Theo Bộ Công Thương, trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành, xác định các nội dung cần thiết bổ sung hoàn thiện để hoạch định chính sách về TMĐT, Bộ Công Thương xác định 5 chính sách lớn khi xây dựng Luật TMĐT:

Chính sách 01: Bổ sung và thống nhất các khái niệm theo các quy định pháp luật hiện hành. Mục tiêu của chính sách nhằm quy định rõ khái niệm nền tảng số, nền tảng số trung gian và các khái niệm khác phù hợp với lĩnh vực TMĐT và đảm bảo hài hòa với các Luật khác hiện hành; bảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Chính sách 02: Quy định các hình thức hoạt động TMĐT, các chủ thể tham gia vào hoạt động TMĐT, quyền và nghĩa vụ liên quan với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót các mô hình hoạt động TMĐT và các chủ thể tham gia; đảm bảo minh bạch về thẩm quyền, rõ ràng về giới hạn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT.

Chính sách 03: Trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT nhằm tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật về TMĐT; tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu để các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ TMĐT ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các nền tảng TMĐT.

Chính sách 04: Quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại với mục tiêu đối xử công bằng đối với các loại hình cung cấp dịch vụ tin cậy; nhanh chóng phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng điện tử.

Chính sách 05: Quy định về xây dựng, phát triển TMĐT nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy phát triển TMĐT; thúc đẩy TMĐT phát triển xanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế hiệu quả, tạo giá trị cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội công bằng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

Mời bạn đọc xem toàn văn hồ sơ đề nghị và góp ý tại đây.

Theo Chinhphu.vn

trien-lam-quoc-te
Tin bài khác
Chiến lược cho các công ty fintech sử dụng AI trong an ninh mạng

Chiến lược cho các công ty fintech sử dụng AI trong an ninh mạng

Ngành công nghệ tài chính (fintech) của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự gia tăng của các hình thức thanh toán kỹ thuật số, ngân hàng kỹ thuật số và nền tảng cho vay trực tuyến. Theo Statista, thị trường thanh toán kỹ thuật số tại Việt Nam dự kiến sẽ đạt 101,5 tỷ USD vào năm 2025.
Khoảng 90% công ty công nghiệp nhận định chuỗi kỹ thuật số là yếu tố thiết yếu để thành công

Khoảng 90% công ty công nghiệp nhận định chuỗi kỹ thuật số là yếu tố thiết yếu để thành công

Nhận định này rút ra từ cuộc khảo sát “Tương lai của quản lý vòng đời sản phẩm và kỹ thuật số” mới đây nhất của Aras, thực hiện hồi tháng 1/2025, với sự tham gia của 656 giám đốc điều hành tại châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng

Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng

Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể theo từng trạng thái danh mục sẽ giúp nhà đầu tư tối ưu hiệu quả trong bối cảnh chỉ số đang tiến gần vùng cản kỹ thuật ngắn hạn.
Eximbank khẳng định hiệu quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc toàn diện

Eximbank khẳng định hiệu quả bước đầu của quá trình tái cấu trúc toàn diện

Trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ biến động kinh tế toàn cầu và áp lực chuyển đổi số, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã CK: EIB) đã ghi dấu ấn với những kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025, minh chứng cho hiệu quả bước đầu của chiến lược tái cấu trúc toàn diện.
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex

Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex

Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao tạm thời điều hành Tập đoàn. Thời gian có hiệu lực từ ngày 8/5.
Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu

Tuân thủ CBAM: Con đường hướng tới xuất khẩu xanh vào thị trường châu Âu

Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường EU, việc tuân thủ các quy định mới như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) là điều tất yếu. CBAM không chỉ yêu cầu minh bạch về lượng phát thải carbon trong quá trình sản xuất mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ sạch và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.
Thị trường chứng khoán ngày 8/5: VN Index tăng mạnh, dòng tiền tìm đến nhóm ngân hàng và chứng khoán

Thị trường chứng khoán ngày 8/5: VN Index tăng mạnh, dòng tiền tìm đến nhóm ngân hàng và chứng khoán

Phiên giao dịch ngày 8/5 khẳng định đà hồi phục bền vững của thị trường, với vai trò dẫn dắt rõ nét của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, cùng với sự tham gia tích cực từ cả dòng tiền nội và ngoại. Đây có thể là tiền đề cho một chuỗi tăng điểm tiếp theo nếu xu hướng tích cực tiếp tục được duy trì trong các phiên tới.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 9/5/2025: Tuổi Hợi khá vất vả, tuổi Thìn gặp nhiều may mắn

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 9/5/2025: Tuổi Hợi khá vất vả, tuổi Thìn gặp nhiều may mắn

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 9/5/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện 7 giải pháp, 6 nhiệm vụ tiên phong trong chuyển đổi số

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 216/TB-VPCP ngày 6/5/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị với doanh nghiệp nhà nước về tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Người dân ngày càng được trải nghiệm nhiều hơn với Robot dịch vụ

Robot dịch vụ đang hiện diện trong cuộc sống của chúng ta hàng ngày. Việc hiểu và thích nghi với sự phát triển này là một phần quan trọng đối với con người trong thời đại số.
siement
Quảng cáo
moxa