acecook

Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68

Doanh nghiệp, Doanh nhân
10/05/2025 04:04
Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.
aa
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng Thông điệp của Tổng Bí thư về phát triển kinh tế tư nhân: Tư duy và tầm nhìn chiến lược Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khẩn thiết cần những động lực mới để phục hồi và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời được đánh giá là cú hích chính sách quan trọng, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Giờ đây, lực lượng doanh nhân đã được đặt vào trung tâm của chiến lược phát triển quốc gia, như những người dẫn đường cho khát vọng hưng thịnh.

Trên tinh thần đó, Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập đã có cuộc trò chuyện sâu sắc với ông Đinh Văn Hiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam, nhằm cùng nhìn lại vai trò then chốt của đội ngũ doanh nhân và những cơ hội mà Nghị quyết số 68 mang đến cho khu vực tư nhân, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và chuyển đổi sâu rộng.

Doanh nhân Việt hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68
Ông Đinh Văn Hiến, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam

Nghị quyết số 68-NQ/TW xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế

Phóng viên (PV): Thưa ông, một điểm rất đặc biệt là Nghị quyết số 68-NQ/TW đã đề cao vai trò người doanh nhân như "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế". Vậy, cần làm gì để nuôi dưỡng thế hệ doanh nhân có trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức kinh doanh trong thời đại toàn cầu hóa?

Ông Đinh Văn Hiến: Nghị quyết số 68-NQ/TW ra đời rất đúng thời điểm, hòa nhịp cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của dân tộc. Phải nói rằng, đồng chí Tổng Bí thư đã rất quyết liệt trong việc khẳng định vai trò của đội ngũ doanh nhân - những “chiến sĩ thời bình” kiên cường trên mặt trận kinh tế.

Điểm đặc biệt trong Nghị quyết số 68 là sự đề cao vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân, khi lần đầu tiên doanh nghiệp tư nhân được nhìn nhận bình đẳng với doanh nghiệp nhà nước, điều trước đây chưa từng có. Chính vì vậy, việc “nâng tầm” doanh nhân trong thời đại mới - thời đại của kỷ nguyên khai sáng toàn cầu - cần được chuẩn bị bài bản, nhằm gia tăng sức cạnh tranh cũng như khơi dậy nguồn năng lượng mới cho đội ngũ doanh nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng.

Muốn phát huy hiệu quả vai trò của doanh nhân trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ doanh nhân và đội ngũ quản lý nhà nước. Đồng thời, phải phát huy tinh thần “3 trong 1”: nhà quản lý - nhà khoa học - doanh nhân.

Trong Nghị quyết 57 trước đây của Bộ Chính trị, ba trụ cột quan trọng đã được xác định gồm: đột phá về khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây là nền tảng định hướng cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong kỷ nguyên số.

Trên cơ sở đó, đội ngũ doanh nhân cần chủ động tiếp thu tinh thần của Nghị quyết 57, phát huy tư duy đổi mới sáng tạo, liên tục nâng cao năng lực để thích ứng với bối cảnh phát triển mới. Đặc biệt, với Nghị quyết 68 vừa được ban hành, vai trò và vị thế của doanh nhân Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, thể hiện qua sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Trước những chuyển biến lớn của thời đại và yêu cầu phát triển đất nước, có ba nhiệm vụ trọng tâm mà đội ngũ doanh nhân cần tập trung thực hiện:

Thứ nhất, phát huy truyền thống học tập không ngừng. Doanh nhân không chỉ cần nâng cao năng lực quản trị thông qua đào tạo nội bộ, mà còn phải học hỏi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, đồng thời hợp tác với các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp để từng bước đưa doanh nghiệp hội nhập toàn cầu.

Thứ hai, tăng cường kết nối, chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp. Đây là yếu tố then chốt để phát huy giá trị riêng của từng doanh nghiệp, từ đó xây dựng một hệ sinh thái phát triển hài hòa, đồng bộ và bền vững.

Thứ ba, đồng hành cùng Nhà nước trong thực hiện sứ mệnh phát triển kinh tế đất nước. Doanh nhân không chỉ là lực lượng sản xuất, mà còn là nhân tố kiến tạo, góp phần xây dựng một quốc gia hùng cường trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng xã hội 5.0 đang ngày càng lan rộng.

PV: Tôn vinh và cổ vũ doanh nhân là điều được nhắc đến rất rõ trong Nghị quyết số 68-NQ/TW. Ông đánh giá thế nào về việc thiết lập một hệ sinh thái doanh nhân thực chất, không hình thức, gắn với giá trị cống hiến xã hội thay vì chỉ chạy theo lợi nhuận?

Ông Đinh Văn Hiến: Chúng ta có thể thấy rõ một điều, khi lượng đổi thì chất cũng đổi. Khi khu vực doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp tới 50% vào nền kinh tế quốc dân, mới thực sự thấy rằng vị trí của khu vực này lâu nay chưa được đặt đúng tầm và chưa được phát huy đầy đủ. Nghị quyết số 68 ra đời như một luồng gió mới, thổi bùng nguồn năng lượng tích cực, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của đội ngũ doanh nhân khu vực tư nhân. Đây cũng là động lực thúc đẩy sự bứt phá mạnh mẽ, đồng thời tạo lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Dường như, doanh nhân Việt đang hun đúc niềm tin và khát vọng vào Nghị quyết số 68.

Trong thời đại ngày nay, doanh nhân buộc phải hành động với tốc độ nhanh, nhưng điều quan trọng hơn cả là phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, thượng tôn pháp luật và giữ gìn văn hóa doanh nghiệp. Chỉ khi đó, tinh thần cống hiến của doanh nhân và toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp mới thực sự được phát huy.

Là doanh nhân thời đại mới, mang tinh thần của Nghị quyết số 68, chúng ta cần xác định rõ: làm thế nào để phát huy danh hiệu “doanh nhân quốc gia” một cách hiệu quả và tràn đầy năng lượng? Theo tôi, mỗi doanh nhân cần thực hiện thật tốt 5 chữ T sau đây:

Thứ nhất là Tâm: Doanh nhân phải có tâm, tức có đạo đức nghề nghiệp, có lòng tri ân với Tổ quốc, dân tộc, tổ tiên, ông bà, gia đình và tất cả những người đã và đang đồng hành cùng mình, từ khách hàng, nhà cung cấp, đối tác cho đến từng nhân viên trong doanh nghiệp.

Thứ hai là Tài: Doanh nhân nhất thiết phải có tài và điều này không thể thiếu. Phải học tập suốt đời, học từ thực tiễn, học lẫn nhau, cùng nhau đồng hành trong một hệ sinh thái doanh nhân vững mạnh. Tham gia các hiệp hội, hội nghề nghiệp cũng là cách để phát huy năng lực và cùng nhau tiến xa hơn.

Thứ ba là Tầm: Khi đã có tâm và tài, doanh nhân cần có tầm, tức tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, định hướng cho doanh nghiệp không chỉ vì lợi ích cá nhân mà vì sự phát triển chung của quốc gia, dân tộc. Mỗi doanh nhân cần gắn bó với sứ mệnh phát triển doanh nghiệp song song với việc lan tỏa các giá trị nhân văn, tham gia các hoạt động thiện nguyện, góp phần vào phát triển bền vững.

Thứ tư là Trí: Doanh nhân cần có trí, tức là sự thông tuệ, khôn ngoan trong cách điều hành và dẫn dắt doanh nghiệp. Phải biết lắng nghe, thấu hiểu, kết nối và hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước để tạo ra hệ sinh thái hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra lợi thế bền vững.

Cuối cùng là Tín: Chữ tín là cốt lõi. Doanh nhân có thể mất nhiều thứ nhưng nếu đánh mất chữ tín thì không thể gây dựng lại. Uy tín là niềm tin, là nền tảng để xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và văn hóa nội bộ xuyên suốt từ lãnh đạo đến từng nhân viên.

Nếu mỗi doanh nhân Việt Nam nuôi dưỡng và phát huy trọn vẹn 5 chữ T - Tâm, Tài, Tầm, Trí, Tín - thì chắc chắn sẽ trở thành lực lượng tiên phong, xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng mà Tổng Bí thư, Đảng và nhân dân gửi gắm trên hành trình xây dựng một Việt Nam hùng cường.

Năm 2025, đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sẽ là một cột mốc quan trọng, một bước ngoặt chói sáng để doanh nghiệp tư nhân và đội ngũ doanh nhân phát huy tối đa vai trò của mình. Tôi tin rằng đây sẽ là bước tiến đột phá mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang khẩn thiết cần những động lực mới để phục hồi và phát triển bền vững, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời được đánh giá là cú hích chính sách quan trọng, đặc biệt đối với khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết số 68-NQ/TW đã nêu rõ xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân Việt Nam; tôn trọng doanh nghiệp, doanh nhân, xác định doanh nhân là người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế. Giờ đây, lực lượng doanh nhân đã được đặt vào trung tâm của chiến lược phát triển quốc gia, như những người dẫn đường cho khát vọng hưng thịnh.

PV: Một điểm nhấn khác trong Nghị quyết số 68-NQ/TW là việc khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững. Vậy theo ông, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt và yêu cầu ngày càng cao về tiêu chuẩn xanh, tuần hoàn, bền vững, ông nhìn nhận thế nào về cơ hội và thách thức đang đặt ra cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam nói chung và doanh nhân nói riêng.

Ông Đinh Văn Hiến: Nhà nước và Chính phủ đã xác định một mục tiêu quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam là phấn đấu đến năm 2045, đất nước trở thành một quốc gia hùng cường đạt net zero vào năm 2050. Trong bối cảnh đó, các yếu tố như xu hướng giảm phát thải carbon, chống biến đổi khí hậu, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng xanh và kinh tế tuần hoàn đang trở thành những động lực chủ chốt góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.

Đáng chú ý, những lĩnh vực mới mẻ và đầy tiềm năng này lại đang phát triển mạnh ở khu vực kinh tế tư nhân, nơi doanh nhân tư nhân đóng vai trò rất quan trọng. Với số lượng đông đảo hơn nhiều so với doanh nghiệp nhà nước, khu vực tư nhân cần được hỗ trợ, đồng hành và khơi dậy năng lực phát triển một cách bài bản, năng động và bền vững hơn. Đây cũng chính là lý do các nghị quyết như Nghị quyết 57 và Nghị quyết 68 ra đời, tạo động lực lớn để thúc đẩy khu vực tư nhân triển khai các sáng kiến xanh và đổi mới sáng tạo.

Ví dụ, trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển điện mặt trời, điện gió, và đang hướng tới các nguồn năng lượng mới như sinh khối, thủy triều, thậm chí là điện hạt nhân. Tất cả nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiệt điện - loại hình sản xuất gây phát thải khí nhà kính lớn. Việc chuyển dần sang sử dụng năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo nên chuỗi cung ứng năng lượng xanh, thân thiện và bền vững.

Kinh tế tuần hoàn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Trước đây, mô hình kinh tế tuyến tính khiến nước thải và chất thải bị loại bỏ hoàn toàn, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm. Ngày nay, chất thải sẽ được xử lý để trở thành đầu vào cho các chu trình sản xuất mới. Nhờ đó, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tiết kiệm chi phí, mở ra cơ hội phát triển cho nhiều doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực xử lý nước, tái chế, năng lượng sinh học,…

Bên cạnh đó, nền kinh tế số và chuyển đổi số đang trở thành xu thế bắt buộc. Chính phủ đã đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số quốc gia trong ba năm qua với tốc độ rất nhanh. Đây là nền tảng để các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể tiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế.

Thực tế cho thấy, khu vực tư nhân hiện chiếm khoảng 70 - 80% số lượng doanh nghiệp và đóng góp gần 50% GDP quốc gia. Điều này chứng minh sự lớn mạnh và vai trò không thể thiếu của khu vực này trong nền kinh tế. Việc xây dựng đội ngũ doanh nhân có tầm vóc, đủ sức cạnh tranh quốc gia và vươn tầm quốc tế là điều cần thiết. Nhiều tập đoàn tư nhân như Vingroup, Vietjet, Sun Group đã phát triển rất mạnh, không thua kém bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào.

Chính vì vậy, giai đoạn hiện nay cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, hướng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế. Tránh tình trạng phân biệt đối xử, thiên lệch hay thiếu cơ chế hỗ trợ phù hợp giữa các thành phần kinh tế. Nghị quyết số 68 được kỳ vọng sẽ sớm đi vào cuộc sống, giúp củng cố lòng tin, khơi dậy khát vọng và tinh thần cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng này một cách bền vững và hiệu quả, rất cần xây dựng các hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó cần xác định rõ những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của thời đại. Đó là năm hệ sinh thái mới gồm: hệ sinh thái kinh tế số, hệ sinh thái kinh tế năng lượng, hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn, hệ sinh thái kinh tế xanh và hệ sinh thái kinh tế chia sẻ.

Một tín hiệu tích cực là 80 doanh nghiệp đã được công nhận đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam năm 2024. Dự kiến, Hiệp hội Phát triển doanh nghiệp Việt Nam sẽ thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân - Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh quốc gia. Câu lạc bộ này sẽ hoạt động như một “đầu tàu” dẫn dắt, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp.

Nếu phát huy được vai trò của các doanh nhân lớn có tâm, có tầm, chúng ta sẽ tạo ra được những xu thế phát triển mới, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Từ đó, không chỉ giúp nền kinh tế Việt Nam vươn tầm khu vực mà còn định vị vị thế trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Theo Bảo Bảo (TC Doanh nghiệp và Hội nhập)

Tudonghoangaynay.vn
mca
Tin bài khác
Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Cách mạng bảo mật OT: Khi hạ tầng công nghiệp không còn đứng một mình​​​​​​​

Trong bối cảnh làn sóng chuyển đổi số đang ngày càng xóa mờ ranh giới giữa hệ thống công nghệ hoạt động (OT) và công nghệ thông tin (CNTT), ngành công nghiệp toàn cầu đang đối mặt với một thách thức mới: Làm sao để bảo vệ các hệ thống OT trước những mối đe dọa mạng ngày càng tinh vi, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong vận hành.
F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 lập “cú hat-trick” giải thưởng tại Asian Banking & Finance 2025

F88 tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực tài chính thay thế khi đồng thời giành ba giải thưởng quan trọng tại Asian Banking & Finance Awards 2025 và ABF Fintech Awards 2025.
Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Việt Nam tái khẳng định cam kết với Công ước ICCPR tại phiên họp Liên Hợp Quốc

Tham gia phiên đối thoại định kỳ này, Việt Nam khẳng định nỗ lực bền bỉ và thành tựu toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị, đồng thời thể hiện tinh thần nghiêm túc, chủ động trong thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Chiến lược công nghệ để nâng tầm sản xuất hiện đại

Trong thời đại sản xuất thông minh, hệ thống Thực hiện Sản xuất (MES - Manufacturing Execution System) đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả vận hành, kiểm soát chất lượng và khả năng thích ứng với thị trường. Tuy nhiên, để tối ưu hóa giá trị mà MES mang lại, việc triển khai cần nhiều hơn là chỉ cài đặt phần mềm đó là cả một quá trình chiến lược, tích hợp, đào tạo và thích ứng toàn diện.
Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Nhận định phiên giao dịch ngày 09/7: Cơ hội và rủi ro đang song hành

Sau chuỗi phiên tăng liên tiếp, thị trường đang tiệm cận vùng hưng phấn cao với thanh khoản dồi dào và độ rộng tích cực. VN Index vượt ngưỡng kháng cự tâm lý 1.400 điểm, lập đỉnh cao nhất trong 3 năm qua, mở ra kỳ vọng tiếp tục tăng trong phiên 9/7. Tuy nhiên, khi đà tăng mạnh đã kéo dài, việc điều chỉnh kỹ thuật là điều nhà đầu tư cần tính đến.
iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

iPhone 17 Pro Max vượt trội hơn iphone 17 Pro nhờ tính năng pin khủng

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng iPhone 17 vào tháng 9, và năm nay có thể sẽ có điểm khác biệt lớn giữa mẫu iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max.
ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

ACIYLS 2025: Công bố đề bài và tổ chức chuỗi định hướng chuyên sâu cho thí sinh trên toàn quốc

Cuộc thi ASEAN - China - India Youth Leadership Summit (ACIYLS) 2025 tại Việt Nam chính thức công bố đề bài vòng quốc gia với chủ đề “Cultivating Climate and Positive Cities” - hướng đến xây dựng giải pháp gắn liền với hai Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc: SDG 11 (Thành phố và cộng đồng bền vững) và SDG 13 (Hành động vì khí hậu).
Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Camp Blast 2025 - Miền Nắng Hạ: Sân chơi mùa hè lành mạnh dành cho các em nhỏ Thủ đô

Đầu tháng 7 vừa qua, tại điểm trường Liên cấp Sentia School, Trại hè Camp Blast 2025: Miền Nắng Hạ đã diễn ra thành công với nhiều hoạt động bổ ích và lý thú dành cho các em nhỏ từ 7 - 13 tuổi.
Thị trường chứng khoán ngày 08/7: Dòng tiền tỷ đô tiếp tục đổ vào thị trường, VN Index lập đỉnh 3 năm

Thị trường chứng khoán ngày 08/7: Dòng tiền tỷ đô tiếp tục đổ vào thị trường, VN Index lập đỉnh 3 năm

Thị trường tiếp tục bùng nổ trong phiên giao dịch ngày 8/7 khi VN Index vượt mốc 1.415 điểm, thiết lập đỉnh cao mới trong 3 năm. Sự lan tỏa mạnh mẽ từ các nhóm cổ phiếu trụ như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán và thép cùng với lực mua ròng quyết liệt từ khối ngoại đã góp phần duy trì tâm lý tích cực trên toàn thị trường.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 9/7/2025: Tuổi Sửu tin vui về tình duyên, tuổi Mùi hành xử nóng vội

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 9/7/2025: Tuổi Sửu tin vui về tình duyên, tuổi Mùi hành xử nóng vội

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 9/7/2025 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Quảng cáo
moxa