Hoạt động chuyển giao công nghệ tại địa phương: Cần cơ chế sát thực hơn từ Bộ KH và CN

Diễn đàn
30/11/2019 14:36
Khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vị thế và đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh...
aa

Khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vị thế và đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở địa phương. Đến nay, việc thực hiện tự chủ về KH&CN trong quá trình chuyển giao tại các địa phương đã tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Từ Nghị định số: 54/2016/NĐ-CP của Chính phủ về “Quy định cơ chế tự chủ của tổ chức Khoa học và Công nghệ công lập” có nêu rõ: Đối với nhiệm vụ KH&CN và dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, tổ chức KH&CN công lập tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi việc thực hiện; đối với nhiệm vụ KH&CN, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, dịch vụ sự nghiệp công và nhiệm vụ khác sử dụng ngân sách nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ công lập xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.

Theo đó, Chính phủ đã coi KH&CN, đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo là khâu đột phá để phát triển mô hình tăng trưởng. Năm 2019, các địa phương đã nỗ lực nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống; thúc đẩy ứng dụng tiến bộ công nghệ vào phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Từ Nghị định, các Trung tâm thực hiện chức năng ứng dụng, CGCN địa phương đã áp dụng quy định của Chính phủ theo Điểm b, khoản 2, điều 3 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định về “ Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên” gồm: An Giang, Gia Lai, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Bình, Sóc Trăng,…

Còn theo Điểm C, khoản 2, điều 3 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP quy định về “Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên” được các Trung tâm ứng dụng CGCN gồm: Bạc Liêu, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bến Tre, Hà Nội, Hòa Bình, Kiên Giang, Lai Châu,…

Theo thống kê của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, trong giai đoạn 2018 – 2019, có 210 đề tài, các trung tâm đã làm chủ được 211 công nghệ gồm: Công nghệ sinh học; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ thông tin; Xử lí môi trường; Nông nghiệp; Tiết kiệm năng lượng; Y được; Công nghiệp; Vật liệu; Xây dựng,…

Cụ thể, các công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn gồm: Công nghệ ủ men vi sinh tạo phân hữu cơ tạo ra giống vi sinh có ích của tỉnh Tuyên Quang; Công nghệ nhân giống cây Gừng núi đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào của tỉnh Lạng Sơn; Quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế và quy trình công nghệ xử lý nước cấp của tỉnh Thanh Hóa; Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón tại tỉnh Hà Tĩnh; Quy trình sản xuất một số chủng loại rau an toàn theo hướng VIETGAP tại Thái Bình; Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa gạo chất lượng tại tỉnh Hà Nam; Hệ thống tưới tiết kiệm ứng dụng trong trồng trọt và máy bóc tách các loại đậu thông dụng tại Khánh Hòa;…

hoat dong chuyen giao cong nghe tai dia phuong can co che sat thuc hon tu bo kh va cn
Lãnh đạo cùng thảo luận với đại diện các Trung tâm ứng dụng trong “Hội nghị về hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2019” tại tỉnh Gia Lai

Cũng ngay tại tỉnh Gia Lai, Trung tâm là tổ chức KH&CN công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, không tự đảm bảo chi đầu tư theo Điểm b, khoản 2, điều 3 của Nghị định 54/2016/NĐ-CP đã thực hiện thành công dự án “Xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê và cây hồ tiêu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai” với tổng kinh phí triển khai 4,0 tỷ đồng.

Theo nhận định của các Trung tâm, việc ban hành chuyển đổi cơ chế hoạt động chuyển giao công nghệ CGCN sẽ góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tại các tỉnh.

hoat dong chuyen giao cong nghe tai dia phuong can co che sat thuc hon tu bo kh va cn
Mô hình trồng nấm của hợp tác xã Hoàng Hải (xã Tam Quang, Núi Thành)

Tuy nhiên, theo Bộ KH&CN: Hiện nay, nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn – miền núi còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu. Kinh phí hỗ trợ chỉ đủ để cấp cho 61% số dự án các địa phương đề xuất. Cơ chế hiện tại cũng chưa tạo điều kiện cho các đơn vị chủ trì nhập dây chuyền sản xuất, công nghệ tiên tiến của các nước phát triển vào ứng dụng sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, do trình độ dân trí ở khu vực này còn thấp nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu các tiến bộ KH&CN, đòi hỏi việc bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật mới cho người dân tốn nhiều thời gian và công sức.

Theo đó, tại “Diễn đàn đối thoại về chính sách, xu hướng công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp” diễn ra vào ngày 25/11/2019, trong khuôn khổ “Sự kiện Trình diễn, kết nối cung – cầu công nghệ (Techdemo 2019)”, đại diện các Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tại các địa phương cũng nêu lên khó khăn mà địa phương đang gặp phải trong quá trình (CGCN).

Bà Đặng Thị Thủy – Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên chia sẻ: Với đặc thù trung tâm hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu ứng dụng và triển khai chuyển giao công nghệ đa ngành nên năng lực, kỹ năng chuyển giao công nghệ bị hạn chế; Thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triển thương mại, thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu và mô hình kinh doanh; Thiếu nguồn tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn thu của trung tâm chỉ đủ trong việc chi trả tiền lương nhưng không tích lũy được các quỹ;…

Theo đó, bà Đặng Thị Thủy cũng đưa ra một số đề xuất đối với Bộ KH&CN: Bộ cần tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho các địa phương đầu tư tăng cường tiềm lực cho trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Hỗ trợ về cơ chế chính sách để các trung tâm được tiếp cận và tham gia thực hiện các chương trình KH&CN cấp quốc gia; Tạo điều kiện về đào tạo tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức các cuộc tham quan khảo sát về hoạt động liên quan đến triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước;…

PGS.TS. Phạm Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Phần lớn các tổ chức KH&CN công lập chưa tự chủ được tài chính nên gặp khó khăn trong đầu tư nghiên cứu liên doanh liên kết và phát triển công nghệ; Đội ngũ cán bộ hoạt động KH&CN có số lượng ít, lĩnh vực hoạt động rộng nên khó tập trung nguồn lực cho lĩnh vực chuyên môn sâu; Cơ chế phối hợp giữa các trung tâm ứng dụng và CGCN địa phương chưa phát huy có hiệu quả;…

“Bộ cần quan tâm và ưu tiên các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước có tính cấp thiết của địa phương và giao cơ quan chủ trì là Trung tâm ứng dụng và CGCN (hoặc trực tiếp doanh nghiệp có đủ điều kiện năng lực), phối hợp với các viện hoặc trường có chuyên môn và năng lực phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu và CGCN giữa các tổ chức KH&CN từ trung ương đến địa phương”, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn đưa ra kiến nghị với Bộ KH&CN.

Đại diện Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Gia Lai cũng nêu ra một số khó khăn đang gặp phải: Nguồn lực đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho trung tâm còn hạn chế, nguồn thu của trung tâm chủ yếu thông qua một số hợp đồng dịch vụ kỹ thuật; Việc thực hiện các đề tài dự án từ nguồn kinh phí của địa phương và phần hỗ trợ của Trung ương chỉ được phép chi trả công lao động nên không thể hợp đồng dài hạn và tuyển dụng cán bộ kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động của trung tâm;…

Có thể thấy, phần lớn các địa phương sau khi thực hiện cơ chế tự chủ trong CGCN đều gặp khó khăn lớn nhất về tài chính và cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện trong việc kết nối cung – cầu để có thể hoàn thiện bộ máy chính sách kinh tế tại địa phương. Sau diễn đàn này, nghe những trăn trở mà các địa phương gặp phải, hi vọng Bộ KH&CN sẽ có những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy hơn nữa quá trình CGCN tại các địa phương.

Thu Trang

mtvh
Tin bài khác
Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Việt Nam tăng 15 bậc chỉ số Chính phủ điện tử

Theo bảng xếp hạng chỉ số Chính phủ điện tử (EGDI), Việt Nam tăng 15 bậc so với báo cáo năm 2022 và tiệm cận mục tiêu top 50 vào năm 2025.
Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 20/9: Hướng về mốc 1.280 điểm

Phiên ngày 19/9 chứng kiến nỗ lực phục hồi bền bỉ của VN Index khi chinh phục thành công mốc kháng cự 1.270 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn cho thấy xu hướng tích cực, dự báo chỉ số sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9, hướng tới mốc 1.280 điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong các nhóm ngành đang thu hút dòng tiền mạnh.
Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Giá trị của cuộc sống.....không thay đổi!

Trong một cuộc hội thảo, một diễn thuyết gia nổi tiếng chậm rãi bước lên bục, rút trong túi ra một tờ 20USD.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.