Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái

Văn hoá giải trí
21/08/2024 04:04
Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất của người Mông, là nơi thực hành và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của tộc người ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái qua nhiều thế hệ. Mới đây, nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình Lễ hội truyền thống là niềm tự hào và mở ra nhiều cơ hội,đặc biệt trong phát triển du lịch của người Mông Yên Bái.
aa
Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Lễ hội Gầu Tào được huyện Trạm Tấu tổ chức vào những ngày đầu xuân Giáp Thìn năm 2024.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có trên 107.000 người Mông (chiếm 13,03% dân số toàn tỉnh), tập trung đông nhất ở huyện Mù Cang Chải (chiếm hơn 91% dân số) và huyện Trạm Tấu (chiếm 77% dân số ).

Với bản tính lạc quan yêu đời, dân tộc Mông có nền văn hoá dân gian vô cùng phong phú, trong đó, "Gầu tào" là một lễ hội truyền thống điển hình, quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của tộc người, mang những giá trị văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, thể hiện giá trị tinh thần tích cực của tộc người, đang được cộng đồng lưu giữ và tiếp tục phát huy.

Lễ hội được tổ chức nhằm hai mục đích là cầu phúc và cầu mệnh. Đây là dịp để tạ ơn thần linh đã ban phúc, ban lộc cho mọi nhà, cầu cho bản làng được mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Bên cạnh đó, theo tập quán, lễ hội "Gầu tào” còn là dịp để các gia đình không có con, ít con cầu phúc, hay có người ốm đau cầu mệnh hoặc làm ăn không tốt… khấn xin thần linh ban cho con cái, cầu xin sức khỏe hay làm ăn thuận lợi.

Dẫu vậy, Lễ hội cũng từng có một khoảng thời gian bị mai một (từ năm 1958 đến năm 2004) do những lý do khách quan. Đến năm 2005, lần đầu tiên, lễ hội được phục dựng lại và tổ chức ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu; xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải; xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn và mở rộng từ quy mô gia đình, dòng họ lên cấp xã, cấp huyện. Đến nay, lễ hội đã có sự biến đổi, nâng tầm thành lễ hội của cộng đồng cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thời gian tổ chức cũng có sự điều chỉnh, từ việc không có thời gian cố định, lễ hội đã được tổ chức từ 1 đến 3 ngày và được tổ chức hàng năm để bà con trong vùng có điều kiện tham gia vui hội trong những ngày đầu năm mới.

Thầy cúng Giàng A Su ở khu phố 1, thị trấn Trạm Tấu là người đã làm chủ lễ cho lễ hội "Gầu tào” nhiều năm nay ở huyện Trạm Tấu cho biết: "Lễ hội "Gầu tào” (tiếng Mông là Tsang hâur tox) nghĩa là: chơi ngoài trời, chơi núi, chơi đồi ngày đầu xuân. Để bảo tồn và chuẩn hóa lễ hội như hôm nay đòi hỏi những người thực hiện phải am hiểu và dành nhiều tâm huyết đối với giá trị tâm linh, văn hóa truyền thống của người dân địa phương”.

Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Nghệ nhân Giàng A Su thực hiện nghi lễ cúng tại Lễ hội "Gầu tào" .

Ông Vàng A Giao, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn cũng là người am hiểu về văn hóa truyền thống của tộc người Mông nói chung, đặc biệt là loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng, chữ viết, lễ hội truyền thống. Khi biết Lễ hội truyền thống của dân tộc mình được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ông Giao vô cùng vui mừng: "Lễ hội "Gầu tào” giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Mông. Các nghệ nhân, thầy cúng, những người am hiểu và toàn thể cộng đồng người Mông đều hiểu và thực hành được các quy trình diễn ra lễ hội, cộng đồng tự trao truyền và kế tục qua các đời. Nay Lễ hội được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần quan trọng khẳng định giá trị di sản, đồng thời để mỗi người dân chúng tôi thêm tự hào và ý thức hơn trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản bền vững.

Lễ hội tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị đã được tiến hành từ cuối tháng Chạp năm trước. Để tổ chức thành công lễ hội "Gầu tào” thì phải có chủ lễ và những người giúp việc chuẩn bị các lễ vật. Những người được lựa chọn phải là những người có gia cảnh yên ấm, cuộc sống hạnh phúc, con cháu đủ đầy, kinh tế khá giả.

Trong lễ hội "Gầu tào”, cây nêu là một biểu tượng quan trọng nhất. Đây được xem như một biểu tượng "thông quan” giữa con người với thần linh, giữa con người với các thế lực siêu nhiên. Cây nêu được dựng lên trên một khoảng đất thoáng rộng, trang trí với màu sắc sặc sỡ, tượng trưng cho sự tươi đẹp của đất trời, thiên nhiên, hoa trái… Bà con gần xa đi chợ tết, vui chơi nhìn thấy cây nêu là biết sắp có lễ hội, chuẩn bị váy áo tham gia vui tết, đón xuân, dự hội.

Lễ hội "Gầu tào” được thực hành rất chu đáo từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn ra nghi lễ. Phần lễ trịnh trọng, trang nghiêm với các nghi thức cúng truyền thống cầu mong cho gia đình, cộng đồng năm mới bình an, mạnh khỏe, ấm no, đủ đầy.

Tiếp đến là phần hội diễn ra rất sôi nổi với nhiều trò chơi dân gian như: đua ngựa, bắn nỏ, đánh quay, ném pao, đánh cầu lông gà, kéo co, đẩy gậy, thi trình diễn các điệu khèn, thi giã bánh dày, thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải...

Người Mông coi việc thực hành các trò chơi, các hoạt động nghệ thuật trình diễn này không chỉ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng hiện tại mà đó còn là những hình thức thể hiện tài năng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống để dâng lên các vị thần, để các vị thần chứng giám cuộc sống thực tế của cộng đồng, vui niềm vui chung của cộng đồng. Những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong lễ hội đã thực sự trở thành một chất keo kết dính mỗi cá nhân vào cộng đồng, cùng hướng về cội nguồn và nuôi dưỡng ý thức gắn kết cộng đồng, quê hương, quốc gia - dân tộc.

Có thể khẳng định, Lễ hội "Gầu tào” của người Mông ở tỉnh Yên Bái là một thành tố văn hóa dân gian đặc trưng của tộc người, là sự sáng tạo, tích luỹ, trao truyền trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển của tộc người. Lễ hội này là sản phẩm độc đáo của cộng đồng, hội tụ nhiều giá trị văn hóa dân gian đặc trưng, được kiểm nghiệm và thẩm định qua chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian văn hóa. Bởi thế, nó thể hiện nhiều giá trị độc đáo, riêng biệt. Tất cả đều toát lên tính nhân văn sâu sắc, triết lý sâu xa, thể hiện nguyện vọng chân chính của cộng đồng tộc người luôn mong muốn vươn tới các giá trị chân - thiện - mỹ.

Lễ hội “Gầu tào”   niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Lễ hội “Gầu tào”   niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Trạm Tấu và đông đảo nhân dân, du khách thưởng thức màn múa khèn tại Lễ hội "Gầu tào".

Tỉnh Yên Bái đã xác định Lễ hội "Gầu tào” là một sản phẩm du lịch trong tương lai, bởi vậy, để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, đưa di sản trở thành một trong những sản phẩm du lịch tiêu biểu, biến di sản thành tài sản phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương, Lễ hội "Gầu tào” đã được đưa vào nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển của tỉnh, giúp di sản được bảo tồn và phát huy hiệu quả, bền vững nhất.

Cùng với đó, tại các trường học trên địa bàn tỉnh đều phổ biến tài liệu Giáo dục địa phương, trong đó có giới thiệu về lễ hội "Gầu tào”, coi đó là di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng người Mông cư trú ở tỉnh Yên Bái. Đặc biệt, trong định hướng phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn đến năm 2030 đều đưa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch vào nhiệm vụ trọng tâm, mà trong đó văn hóa Mông được coi là điểm nhấn, lễ hội "Gầu tào” là một trong những di sản đó.

Đến hôm nay, lễ hội "Gầu tào” chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thêm một lần nữa khẳng định lễ hội là giá trị bản sắc, là tâm hồn, là niềm tự hào lớn lao của cộng đồng người Mông Yên Bái. Đây sẽ là động lực quan trọng để cộng đồng người Mông tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác gìn giữ và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc gắn với phát triển du lịch, văn hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Thanh Chi/Baoyenbai

Nguồn: Lễ hội “Gầu tào” - niềm tự hào và cơ hội của người Mông Yên Bái

baoyenbai.com.vn
Bài liên quan
mtvh
Tin bài khác
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 20/9/2024: Tuổi Dậu tình duyên khởi sắc, tuổi Tý hết sức thận trọng

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 20/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ  tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng sau bão số 3

Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, sự thống nhất của chủ tịch HĐTV PVN và Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam sẽ đảm nhận việc tái thiết khu dân cư thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai.
Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Thị trường chứng khoán ngày 19/9: VN Index vượt mốc 1.270 điểm dù dòng tiền chậm lại

Do ảnh hưởng của thị trường phái sinh, phiên ngày 19/9 chứng kiến dòng tiền thận trọng hơn. Tuy nhiên, thị trường vẫn có phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp và VN Index đã vượt ngưỡng cản 1.270 điểm. Khối ngoại cũng đóng góp tích cực khi mua ròng hơn 470 tỷ đồng, tập trung vào nhóm chứng khoán.
Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Doanh nghiệp dầu khí sử dụng công nghệ tự động hóa để kiểm soát việc đốt khí thải

Các công nghệ như Giải pháp Giám sát Đốt khí thải (Flare Monitoring Solution) giúp cung cấp dữ liệu chính xác và phản ứng tự động hiệu quả, từ đó giảm lượng khí nhà kính xuống mức tối thiểu cần thiết để đảm bảo quá trình vận hành thành công.
Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng OCB thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

Ngân hàng TMCP Phương Đông (ngân hàng OCB) thành lập Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản trong bối cảnh nợ xấu tiếp tục tăng mạnh qua các năm, hiện tỷ lệ nợ xấu vượt 3%.
Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Dịch vụ xe tự hành phục vụ bệnh nhân tại Mỹ

Contra Costa Transportation Authority (CCTA) và May Mobility, một công ty chuyên về công nghệ lái xe tự động, đã ra mắt Presto, một dịch vụ xe tự hành chung cho người dân tại Martinez, California và các bệnh nhân của Trung tâm Y tế Khu vực Contra Costa (Bệnh viện Quận).
Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Nhận định chứng khoán ngày 19/9: Tiếp tục đà tăng, hướng về mốc 1.270 điểm

Sau phiên giao dịch sôi động và tích cực ngày 18/9, thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trong phiên ngày 19/9. Dòng tiền chủ động tham gia, thanh khoản cải thiện cùng tín hiệu kỹ thuật khả quan cho thấy VN Index có thể chinh phục mốc 1.270 điểm.
Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Chạm đến trái tim, qua câu chuyện "Tình người không có hóa đơn"

Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Tử vi vòng quay công nghệ ngày 19/9/2024: Tuổi Dần dễ gặp rạn nứt, tuổi Hợi thuận lợi

Những bí ẩn của khoa học đời sống là "món ăn" tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tử vi vòng quay công nghệ xem tử vi 12 con giáp ngày 19/9/2024 cho tất cả các tuổi nhằm dự đoán vận hạn về công danh, tiền bạc, tình duyên, sức khỏe...
Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Thị trường chứng khoán ngày 18/9: Thanh khoản tăng vọt, VN Index duy trì đà tăng

Sau phiên tăng mạnh trước, thị trường chứng khoán ngày 18/9 đã khởi sắc ngay từ đầu phiên nhờ tâm lý nhà đầu tư được cải thiện. Thanh khoản thị trường cũng tăng vọt khi dòng tiền lớn ồ ạt nhập cuộc. Tuy nhiên, áp lực bán vào cuối phiên đã khiến đà tăng bị thu hẹp đáng kể.